Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12


Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Đề bài

Câu 1: Quần thể sinh vật là gì?
A. Là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, vào một  thời gian nhất định, có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống .
B. Là nhóm cá thể của cùng một loài, tồn tại trong một thời gian nhất định, có khả năng sinh  ra thế hệ mới hữu thụ.
C. Là nhóm cá thể của các loài khác nhau, phân bố trong một khoảng khồng gian nhất định, có khả năng sinh sản ra thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính và trinh sản. 
D. Là nhóm cá thể của cùng một loài, tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, phân bố trong vùng phân bố của loài.

Câu 2: Trong bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi khoáng đãng, còn một loài thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong để :
A. tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp.
B. bổ sung thức ăn cho cá.
C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài.
D. làm giảm bớt sự ô nhiễm trong bể nuôi.

Câu 3: Cho các thông tin sau: 
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. 
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh. 
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường. 
(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể. 
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:
A. (1),(2),(3)                B. (1),(3),(4)

C. (1),(2),(4)                D. (2),(3),(4)

Câu 4: Một nhóm cá thể sinh vật cùng loài sống trong một khoảng không gian xác định được xem là quần thể sinh vật khi: 
A. các cá thể trong quần thể có thể giao phối với nhau sinh ra con cái hữu thụ. 
B. hình thành mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể và với môi trường. 
C. khi tồn tại qua một thời gian lịch sử nhất định. 
Dkhi có đầy đủ các đặc trưng cuả một quần thể sinh vật. 

Câu 5: Khi kích thước quần thể giảm dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong là do: 
A. nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu của các cá thể.
B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. 
C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với các cá thể cái nhiều hơn.

Dsố lượng cá thể quá ít nên thường xảy ra giao phối gần, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

Câu 6: Cho các ví dụ sau:
(1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa. 
(2) Các con cá sống trong cùng một ao. 
(3) Tập hợp các cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. 
(4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ. 
(5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh. 
Có bao nhiêu ví dụ minh họa về quần thể sinh vật? 

 A. 3         B. 5          C. 4            D. 2.

Câu 7: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cỏ ven bờ hồ. 
B. Cá rô đồng và cá săn sắt trong hồ. 
CẾch xanh và nòng nọc của nó trong hồ.
D. Cây trong vườn. 

Câu 8: Nếu kích thước quần thể vượt qua kích thước tối đa thì:
A. phần lớn cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt
B. quần thể bị phân chia thành 2
Cmột số cá thể di cư ra khỏi quần thể
D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh.

Câu 9: Quan hệ giữa nấm Penicinium với vi khuẩn thuộc quan hệ:
A. Ức chế cảm nhiễm       B. Cạnh tranh

C. Hội sinh                      D. Hợp tác

Câu 10: Điều nào sau đây không đúng với quan hệ hỗ trợ trong quần thể?
A. Khai thác được nhiều nguồn sống của môi trường.
B. Làm cho mật độ cá thể của quần thể không thay đổi.
C. Đảm bảo cá thể thích nghi tốt với điều kiện môi trường.
D. Phát triển khả năng sống của quần thể.

Câu 11: Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?

A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn.

B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn.

C. Tự vệ tốt hơn.

D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.

Câu 12: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:

A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.

B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.

C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.

D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.

Câu 13: Ăn thịt đồng loại xảy ra do:

A. tập tính của loài.

B. con non không được bố mẹ chăm sóc.

C. mật độ của quần thể tăng.

D. quá thiếu thức ăn.

Câu 14: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?

A. Quan hệ hỗ trợ.

B. Cạnh tranh khác loài.

C. Kí sinh cùng loài.

D. Cạnh tranh cùng loài.

Câu 15: Kích thước của một quần thể không phải là:

A.tổng số cá thể của nó.

B.tổng sinh khối của nó.

C.năng lượng tích luỹ trong nó.

D.kích thước nơi nó sống.

Câu 16: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:

A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.

B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.

D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trong quần thể.

Câu 17: Đặc trưng nào dưới đây không phải của quần thể?

A. Tỉ lệ giới tính   

B. Mật độ cá thể        

C, Thành phần nhóm tuổi 

D. Độ đa dạng về loài

Câu 18: cho các phát biểu sau:

1. Tuổi quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.

2. Tuổi loài là tuổi trung bình của các cá thể trong loài.

3. Tuổi sinh thái là khoảng thời gian sống của cá thể cho đến khi chết vì những nguyên nhân sinh thái.

4. Tuổi sinh lí là khoảng thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh cho đến khi chết vì già.

Số phát biểu đúng là?

A. 1        B. 2            C. 3          D. 4

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Thành phần nhóm tuổi trong quần thể bao gồm: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

B. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

C. Mật độ cá thể của quần thể luôn ổn định, không có sự thay đổi theo mùa, theo năm.

D. Có ba kiểu phân bố cá thể trong quần thể: phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên.

Câu 20: cho các phát biểu sau:

1. Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

2. Phân bố theo nhóm là kiểu phổ biến nhất, xảy ra khi điều kiện sống phân bố không đều trong môi trường.

3. Phân bố ngẫu nhiên giúp cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

4. Kiều phân bố đồng đều giúp làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

Các phát biểu đúng là?

A. 1            B. 2                C. 3             D. 4

Câu 21: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Sự thay đổi tỉ lệ giới tính không chịu ảnh hưởng của mật độ cá thể trong quần thể.

B. Tuổi thọ sinh thái là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.

C. Một quần thể có nguy cơ bị diệt vong nếu số lượng cá thể ở độ tuổi trước sinh sản giảm mạnh.

D. Thành phần nhóm tuổi luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.

Câu 22: Đặc điểm nào dưới đây là sai khi nói về kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể

A. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại với điều kiện bất lợi của môi trường.

B. Xuất hiện phổ biến trong tự nhiên.

C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

D. Xảy ra ở các quần thể cây cỏ lào, cây chôm chôm mọc ở ven rừng, giun đất sống đông đúc ở nơi đất có độ ẩm cao, đàn trâu rừng.

Câu 23: Cho các phát biểu sau:

  1. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
  2. B.  Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
  3. C. Mật độ cá thể của quần thể là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể.
  4. D.  Sự phân bố trong không gian của một loài sinh vật thay đổi theo độ tuổi.

Các phát biểu đúng là?

A. 1, 2, 3, 4                 B. 1, 2, 3   

C. 2, 3                         D. 1, 4

Câu 24: Cho các đặc điểm sau:

(1) Đáy tháp rộng, cạnh tháp thoai thoải 

(2) Đáy tháp rộng vừa phải, cạnh tháp xiên ít hoặc đứng

(3) Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử vong thấp

(4) Nhóm tuổi trước sinh sản cân bằng nhóm tuổi sinh sản.

(5) Thường gặp những nước dang phát trien

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với dạng tháp phát triển?
 A. 5          B. 1           C. 3             D. 2

Câu 25: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về kích thước của quần thể?

A. Sự thay đổi kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể.

B. Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng tích lũy) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

C. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

D. Kích thước của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người

Câu 26: Nếu kích thước giảm tới mức tổi thiểu thì?

A. Cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

B. Một số cá thể di cư khỏi quần thể.

C. Ô nhiễm, bệnh tật… tăng cao, mức tử vong cao.

D. Giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

Câu 27: Cho các yếu tố sau:

1. Số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ.

2. Tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể.

3.  Tỉ lệ đực cái của quần thể.

4.  Sự phân bố cá thể của quần thể.

Mức độ sinh sản của quần thể phụ thuộc vào những yếu tố nào

A. 1, 2, 3, 4                       B. 1, 2, 3   

C. 1,3, 4                            D. 2, 3, 4

Câu 28: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể từ quần thể này sang quần thể khác.

B. Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.

C. Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể mình sang nơi sống mới.

D. Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,...

Câu 29: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về đặc trưng tăng trưởng của quần thể

A. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đường cong hình chữ J.

B. Khi điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi, tiềm năng sinh học của các cá thể cao thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

C. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng có dạng chữ J.

D.  Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.

Câu 30: Cho các đặc điểm sau:

(1) Cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

(2) Giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

(3) Một số cá thể di cư khỏi quần thể.

(4)  Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít.

(5) Ô nhiễm, bệnh tật, … tăng cao, mức tử vong cao.

Nếu kích thước quần thể vượt mức tối đa thì?

A. (2), (3), (4).            B. (1), (3), (5). 

C. (2), (3), (5).            D. (3), (4), (5).

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
A C A D D
6 7 8 9 10
D C C A B
11 12 13 14 15
D D D D D
16 17 18 19 20
B D C C C
21 22 23 24 25
C C B C B
26 27 28 29 30
D B D C B

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.