Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân Sách giáo khoa Sinh học 12>
Lý thuyết Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân Sách giáo khoa Sinh học 12 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
I. NST GIỚI TÍNH VÀ CƠ CHẾ TẾ BÀO HỌC XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH BẰNG NST
- NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính (có thể chứa các gen quy định tính trạng thường).
- Trong thiên nhiên đã gặp 1 số kiểu NST giới tính như sau : XX, XY, XO …( XX là đồng giao tử, XY hoặc XO là dị giao tử). Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặp XY có vùng tương đồng, có vùng ko tương đồng, cặp XO không tương đồng.
II. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
1. Khái niệm: Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trên các NST giới tính.
1.1. Đối với các gen nằm trên đoạn tương đồng của NST giới tính thì di truyền tuân theo các quy luật của gen trên NST thường (sự di truyền giả NST thường).
1.2. Đối với các gen nằm trên vùng không tương đồng.
* Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X
- Di truyền theo quy luật chéo. Ví dụ: gen lặn trên NST giới tính X của bố được di truyền cho con gái, sau đó được biểu hiện ở cháu trai.
- Kết quả lai thuận nghịch là khác nhau, có lúc tỉ lệ đều ở 2 giới, có lúc khác nhau ở 2 giới.
* Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y
- Tính trạng do gen này quy định được di truyền theo quy luật di truyền thẳng. Tính trạng được di truyền trực tiếp cho 1 giới dị giao XY. Tính trạng được biểu hiện 100%.
Ví dụ: Ở người, tật dính ngón tay 2, 3; túm lông sau tai chỉ có ở nam giới.
2. Ý nghĩa
- Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được ứng dụng để phân biệt giới đực hoặc giới cái ở giai đoạn sớm phát triển của cá thể → điều chỉnh tỉ lệ đực, cái theo mục tiêu sản xuất.
- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính; dự đoán được xác suất xuất hiện các tính trạng, các tật bệnh di truyền liên kết với giới tính → đề xuất phương pháp trị liệu.
III. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN (DI TRUYỀN THEO DÒNG MẸ/ DI TRUYỀN TẾ BÀO CHẤT/ DI TRUYỀN NGOÀI NST)
- Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch là khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ do gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở ngoài nhân.
- Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng.
Đặc điểm của di truyền ngoài NST:
- Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ.
- Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định sẽ vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
- Các tính trạng di truyền không tuân theo quy luật di truyền của nhiễm sắc thể. Vì tế bào chất không được phân phối đồng đều tuyệt đối cho các tế bào con như đối với nhiễm sắc thể.
Sơ đồ tư duy Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân:
Loigiaihay.com
- Kết quả thí nghiệm trên khác gì so với kết quả thí nghiệm lai thuận nghịch của Menđen?
- Từ thí nghiệm trên ta có thể rút ra nhận xét gì?
- Bài 1 trang 53 SGK Sinh 12
- Bài 2 trang 53 SGK Sinh 12
- Bài 3 trang 53 SGK Sinh 12
>> Xem thêm