Bài 4 trang 26 SGK Sinh 12>
Đề bài
Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc NST là có hại, thậm chí gây chết cho các thể đột biến?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
Đột biến cấu trúc NST làm rối loạn sự liên kết của các cặp NST tương đồng trong giảm phân làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử dẫn đến biến đổi kiểu gen và kiểu hình.
- Đột biến mất đoạn, lặp đoạn: làm mất cân bằng hệ gen của thể đột biến
+ Mất đoạn: làm giảm số lượng gen trên NST. Mất đoạn dài thường gây chết, hoặc giảm sức sống do mất cân bằng của hệ gen.Ở tế bào sinh dưỡng, nếu đoạn mất ngắn thì tế bài vẫn sống được và sinh ra các thế hệ tế bào tiếp theo cũng giống như vậy. Ở người mất đoạn vai ngắn NST số 5 gây nên hội chứng mèo kêu (chậm phát triển trí tuệ, bất thường về hình thái cơ thể). Mất đoạn vai dài NST số 22 gây ung thư máu ác tính.
+ Lặp đoạn: Làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.
- Chuyển đoạn, đảo đoạn làm ảnh hưởng tới sự kết cặp và phân ly của các NST trong phân bào, có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết
+ Đảo đoạn: Đảo đoạn nhỏ thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. Có khi hợp nhất NST với nhau làm giảm số lượng NST, hình thành loài mới.
+ Chuyển đoạn: Chết hoặc làm giảm khả năng sinh sản ở sinh vật. Chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật, thể có lợi cho sinh vật. VD: Bệnh đao có 3 NST 21, 1 chiếc chuyển vào NST 14 và số NST không đổi nhưng gây 1 số triệu chứng: sọ nhỏ, trán hẹp, khe mắt xếch, lưỡi dày, dị tật tim hoặc ống tiêu hoá, thiểu năng trí tuệ.
Nhìn chung các đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho thể đột biến.
Tuy nhiên, các dạng đột biến cấu trúc NST đóng một vai trò quan trọng nhất định trong chọn giống, tiến hóa và nghiên cứu khoa học.
Loigiaihay.com
- Bài 5 trang 26 SGK Sinh 12
- Bài 3 trang 26 SGK Sinh 12
- Bài 2 trang 26 SGK Sinh 12
- Bài 1 trang 26 SGK Sinh 12
- Vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các đột biến cấu trúc NST liệu có gây nên những hậu quả khác nhau cho thể đột biến hay không?
>> Xem thêm