Tác động đa hiệu của gen


Lý thuyết khái niệm gen đa hiệu và ví dụ

TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

1. Gen đa hiệu

Là trường hợp một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

Gen đa hiệu là cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan: Khi một gen đa hiệu bị đột biến thì nó đồng thời kéo theo sự biến dị ở một số tính trạng mà nó chi phối.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

2. Ví dụ

- Trong các thí nghiệm trên đậu Hà Lan, Menđen đã nhận thấy:

  • Giống đậu hoa tím thì có hạt màu nâu, trong nách lá có một chấm đen.
  • Giống đậu hoa trắng thì hạt có màu nhạt, trong nách lá không có chấm đen.

- Khi nghiên cứu biến dị ở ruồi giấm, Moocgan cũng đã nhân thấy:

  • Ruồi có gen quy định cánh ngắn thì đốt thân cũng ngắn; lông cứng ra, sức đẻ kém đi, tuổi thọ ngắn lại.

- Ở người có một đột biến gen trội gây hội chứng Macphan (hội chứng người nhện): tay chân dài hơn đồng thời thủy tinh thể ở mắt bị hủy hoại.

- Gen HbS ở người quy định sự tổng hợp chuỗi β-hemoglobin bình thường gồm 146 axit amin. Gen đột biến HbS cũng quy định sự tổng hợp chuỗi β-hemoglobin bình thường gồm 146 axit amin, nhưng chỉ khác một axit amin ở vị trí số 6 (axit amin glutamic thay bằng valin). Gây hậu quả làm biến đổi hồng cầu hình đĩa lõm thành hình lưỡi liềm -> xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể.

Loigiaihay.com

Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.