Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Tứ giác - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Hãy chọn câu sai.

  • A.

    Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

  • B.

    Nếu hình thang có hai cạnh bên song song thì tất cả các cạnh của hình thang bằng nhau.

  • C.

    Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh bên song song

  • D.

     Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.

Câu 2 :

Hãy chọn câu đúng?

Cho tam giác \(ABC\) có chu vi là \(32\) cm. Gọi \(E,F,P\) là trung điểm của các cạnh \(AB,BC,CA\). Chu vi của tam giác \(EFP\) là

  • A.

    \(17\,cm\).

  • B.

    \(33\,cm\).

  • C.

    \(15\,cm\).

  • D.

    \(16\,cm\).

Câu 3 :

Hãy chọn câu sai

  • A.

    Độ dài đường trung bình của hình thang bằng nửa tổng hai đáy.

  • B.

    Độ dài đường trung bình của hình thang bằng nửa hiệu hai đáy.

  • C.

    Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy.

  • D.

    Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Câu 4 :

Cho tứ giác $ABCD$ có \(\widehat A = {50^0};\;\widehat C = {150^0};\;\widehat D = {45^0}\). Số đo góc ngoài tại đỉnh  $B$ bằng:

  • A.

    $65^\circ $.

  • B.

    $66^\circ $.

  • C.

    $130^\circ $.

  • D.

    $115^\circ $.

Câu 5 :

Hãy chọn câu đúng?

Cho \(\Delta ABC\), \(I,K\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(AC\). Biết \(BC = 8\,cm,AC = 7\,cm\). Ta có:

  • A.

    \(IK = 4\,cm\).

  • B.

    \(IK = 4,5\,cm\).

  • C.

    \(IK = 3,5\,cm\).

  • D.

    \(IK = 14\,cm\).

Câu 6 :

Cho hình thang cân $ABCD$ có đáy nhỏ$AB = 4\,cm$ , đường cao $AH = 6cm$ , và \(\widehat D = {45^ \circ }\). Độ dài đáy lớn $CD$ bằng

  • A.

    $12\,cm\;\;$

  • B.

    $16\,cm$        

  • C.

    $18\,cm$

  • D.

    $20\,cm$

Câu 7 :

Cho hình thang cân $MNPQ$ ($MN$ //$PQ$ ) có góc $\widehat {MQP} = {45^0}$ và hai đáy có độ dài$12cm$ ,$40cm$ . Diện tích của hình thang cân là:

  • A.

    $728\,c{m^2}$.

  • B.

    $346\,c{m^2}$.

  • C.

    $364\,c{m^2}$.

  • D.

    $362\,c{m^2}$.

Câu 8 :

Cho tam giác $ABC$, đường trung tuyến $AM$. Gọi $D$ là trung điểm của $AM,E$ là giao điểm của $BD$ và $AC,F$ là trung điểm của $EC$. Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A.

    \(AE = \dfrac{1}{2}EC\)

  • B.

    $AE = 2EC$

  • C.

    $FC = AF$

  • D.

    $MF = BE$

Câu 9 :

Cho tam giác $ABC$, các đường trung tuyến $BD$ và $CE$ cắt nhau ở $G$. Gọi $I,K$ theo thứ tự là trung điểm của $GB,GC$. Trong các câu sau câu nào đúng?

  • A.

    $DE//IK$       

  • B.

    $DE = IK$

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai.

Câu 10 :

Tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat C + \widehat D = 90^\circ .\) Chọn câu đúng.

  • A.

    \(A{C^2} + B{D^2} = A{B^2} - C{D^2}\)

  • B.

    \(A{C^2} + B{D^2} = A{B^2} + C{D^2}\)

  • C.

    \(A{C^2} + B{D^2} = 2A{B^2}\)

  • D.

    Cả A, B, C đều sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hãy chọn câu sai.

  • A.

    Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

  • B.

    Nếu hình thang có hai cạnh bên song song thì tất cả các cạnh của hình thang bằng nhau.

  • C.

    Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh bên song song

  • D.

     Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

+ Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song nên A đúng.

+ Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau nên B sai vì cạnh bên và cạnh đáy chưa chắc bằng nhau.

+ Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau nên C đúng.

+ Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông nên D đúng.

Câu 2 :

Hãy chọn câu đúng?

Cho tam giác \(ABC\) có chu vi là \(32\) cm. Gọi \(E,F,P\) là trung điểm của các cạnh \(AB,BC,CA\). Chu vi của tam giác \(EFP\) là

  • A.

    \(17\,cm\).

  • B.

    \(33\,cm\).

  • C.

    \(15\,cm\).

  • D.

    \(16\,cm\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ta sử dụng định lý đường trung bình của tam giác để tìm mối liên hệ giữa chu vi tam giác \(ABC\) và chu vi tam giác \(EFP\) .

Lời giải chi tiết :

Vì \(E,F,P\) là trung điểm của các cạnh \(AB,BC,CA\) nên \(EF;EP;FP\) là các đường trung bình của tam giác \(ABC\) .

Suy ra \(EF = \dfrac{1}{2}AC;\,FP = \dfrac{1}{2}AB;\,EP = \dfrac{1}{2}BC\) \( \Rightarrow EF + FP + EP = \dfrac{1}{2}AC + \dfrac{1}{2}AB + \dfrac{1}{2}BC\)

\( \Leftrightarrow EF + FP + EP = \dfrac{1}{2}\left( {AB + AC + BC} \right)\) hay chu vi tam giác \(EFP = \dfrac{1}{2}\) chu vi tam giác \(ABC\) .

Do đó chu vi tam giác \(EFP\) là \(32:2 = 16\) cm .

Câu 3 :

Hãy chọn câu sai

  • A.

    Độ dài đường trung bình của hình thang bằng nửa tổng hai đáy.

  • B.

    Độ dài đường trung bình của hình thang bằng nửa hiệu hai đáy.

  • C.

    Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy.

  • D.

    Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta sử dụng định lý đường trung bình và hình thang

Lời giải chi tiết :

+ Độ dài đường trung bình hình thang bằng nửa tổng hai đáy nên đáp án B sai.

Câu 4 :

Cho tứ giác $ABCD$ có \(\widehat A = {50^0};\;\widehat C = {150^0};\;\widehat D = {45^0}\). Số đo góc ngoài tại đỉnh  $B$ bằng:

  • A.

    $65^\circ $.

  • B.

    $66^\circ $.

  • C.

    $130^\circ $.

  • D.

    $115^\circ $.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Ta sử dụng định lý về tổng các góc trong tứ giác: Tổng các góc của một tứ giác bằng \(360^\circ \)  để tính góc \(B\)

+ Từ đó suy ra số đo góc ngoài tại \(B\) là \(180^\circ  - \widehat B\) .

Lời giải chi tiết :

Xét tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = 360^\circ \)(định lý)

Hay \(50^\circ  + \widehat B + 150^\circ  + 45^\circ  = 360^\circ  \Rightarrow \widehat B = 360^\circ  - 50^\circ  - 150^\circ  - 45^\circ \)\( \Leftrightarrow \widehat B = 115^\circ \)

Nên góc ngoài tại đỉnh $B$ có số đo là \(180^\circ  - \widehat B = 180^\circ  - 115^\circ  = 65^\circ \) .

Câu 5 :

Hãy chọn câu đúng?

Cho \(\Delta ABC\), \(I,K\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(AC\). Biết \(BC = 8\,cm,AC = 7\,cm\). Ta có:

  • A.

    \(IK = 4\,cm\).

  • B.

    \(IK = 4,5\,cm\).

  • C.

    \(IK = 3,5\,cm\).

  • D.

    \(IK = 14\,cm\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ta sử dụng định lý đường trung bình của tam giác để tính độ dài.

Lời giải chi tiết :

+ Vì \(I,K\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(AC\) nên \(IK\) là đường trung bình của tam giác \(ABC \)\(\Rightarrow IK = \dfrac{1}{2}BC = \dfrac{1}{2}.8 = 4\,cm\) .

Vậy \(IK = 4\,cm\) .

Câu 6 :

Cho hình thang cân $ABCD$ có đáy nhỏ$AB = 4\,cm$ , đường cao $AH = 6cm$ , và \(\widehat D = {45^ \circ }\). Độ dài đáy lớn $CD$ bằng

  • A.

    $12\,cm\;\;$

  • B.

    $16\,cm$        

  • C.

    $18\,cm$

  • D.

    $20\,cm$

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có tam giác $ADH$ vuông cân tại $H$ vì $\widehat D = {45^ \circ }$. Do đó $DH = AH = 6cm$

Mà $DH = $\(\dfrac{1}{2}\left( {CD - AB} \right)\) . Suy ra $CD = 2DH + AB = 12 + 4 = 16\left( {cm} \right)$

Vậy $CD = 16cm$ .

Câu 7 :

Cho hình thang cân $MNPQ$ ($MN$ //$PQ$ ) có góc $\widehat {MQP} = {45^0}$ và hai đáy có độ dài$12cm$ ,$40cm$ . Diện tích của hình thang cân là:

  • A.

    $728\,c{m^2}$.

  • B.

    $346\,c{m^2}$.

  • C.

    $364\,c{m^2}$.

  • D.

    $362\,c{m^2}$.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Kẻ các đường cao \(MH,\,NK\) . Sử dụng tính chất về cạnh của hình thang cân để tính chiều cao hình thang

Bước 2: Áp dụng công thức diện tích \({S_{MNPQ}} = \dfrac{{\left( {MN + PQ} \right).MH}}{2}\)

Lời giải chi tiết :

Kẻ \(MH \bot QP;\,NK \bot QP\) tại \(H,\,K \Rightarrow MH{\rm{//}}NK\)

Tứ giác \(MNHK\) có \(MN{\rm{//}}HK\)  nên \(MNHK\) là hình thang , lại có \(MH{\rm{//}}NK \Rightarrow MN = HK;\,MH = NK\) .

(Vì hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau và hai cạnh đáy bằng nhau)

Lại có \(MQ = NP\) (vì \(MNPQ\) là hình thang cân) suy ra \(\Delta MQH = \Delta NKP\,\left( {ch - cgv} \right)\)\( \Rightarrow QH = KP = \dfrac{{QP - HK}}{2}\)

Mà \(HK = MN = 12\,cm\) nên \(QH = KP = \dfrac{{40 - 12}}{2} = 14\,cm\).

Mà \(\widehat {MQP} = 45^\circ  \Rightarrow \Delta MHQ\) vuông cân tại \(H \Rightarrow MH = QH = 14\,cm\) .

Diện tích hình thang cân \(MNPQ\) là \({S_{MNPQ}} = \dfrac{{\left( {MN + PQ} \right).MH}}{2} = \dfrac{{\left( {12 + 40} \right).14}}{2} = 364\,c{m^2}\) .

Câu 8 :

Cho tam giác $ABC$, đường trung tuyến $AM$. Gọi $D$ là trung điểm của $AM,E$ là giao điểm của $BD$ và $AC,F$ là trung điểm của $EC$. Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A.

    \(AE = \dfrac{1}{2}EC\)

  • B.

    $AE = 2EC$

  • C.

    $FC = AF$

  • D.

    $MF = BE$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Sử dụng các dấu hiệu nhận biết đường trung bình để chứng minh các đoạn thẳng là đường trung bình của tam giác.

Bước 2: Từ đó rút ra các mối liện hệ giữa các đoạn thẳng.

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác $BEC$ có $BM = MC,EF = FC$ nên $MF$ là đường trung bình của tam giác $BEC$. Do đó $MF{\rm{//}}BE$.

Xét tam giác $AMF$ có $AD = DM,DE//MF$ nên $DE$ là đường trung bình của tam giác $AMF$. Do đó $AE = EF$.

Do đó $AE = EF = FC$ nên \(AE = \dfrac{1}{2}EC\).

Câu 9 :

Cho tam giác $ABC$, các đường trung tuyến $BD$ và $CE$ cắt nhau ở $G$. Gọi $I,K$ theo thứ tự là trung điểm của $GB,GC$. Trong các câu sau câu nào đúng?

  • A.

    $DE//IK$       

  • B.

    $DE = IK$

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Sử dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh các đường thẳng lần lượt là các đường trung bình của các tam giác tương ứng.

 Bước 2: Sau đó sử dụng định lý của các đường trung bình để suy ra các mỗi liên hệ giữa các đoạn thẳng.

Lời giải chi tiết :

Vì tam giác $ABC$ có $AE = EB,AD = DC$ nên $ED$ là đường trung bình, do đó \(ED{\rm{//}}BC,ED = \dfrac{1}{2}BC\).

Tương tự tam giác $GBC$ có $GI = IB,GK = KC$ nên $IK$ là đường trung bình, do đó $IK{\rm{//}}BC,IK = \dfrac{1}{2}BC$.

Suy ra $ED{\rm{//}}IK$ (cùng song song với $BC$); $ED = IK$ (cùng bằng $\dfrac{1}{2}BC$).

Câu 10 :

Tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat C + \widehat D = 90^\circ .\) Chọn câu đúng.

  • A.

    \(A{C^2} + B{D^2} = A{B^2} - C{D^2}\)

  • B.

    \(A{C^2} + B{D^2} = A{B^2} + C{D^2}\)

  • C.

    \(A{C^2} + B{D^2} = 2A{B^2}\)

  • D.

    Cả A, B, C đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Gọi giao điểm của \(AD\) và \(BC\) là \(K.\)

+ Sử dụng định lý Pytago.

Lời giải chi tiết :

Gọi \(K\) là giao điểm \(AD,BC\).

Vì \(\widehat C + \widehat D = 90^\circ \) nên \(\widehat K = 90^\circ \).

Xét \(\Delta KAC\) vuông tại \(K\) ta có: \(A{C^2} = K{C^2} + K{A^2}\).

Xét \(\Delta KBD\) vuông tại \(K\) có: \(B{D^2} = K{B^2} + K{D^2}\).

Xét \(\Delta KBA\) vuông tại \(K\) có: \(B{A^2} = K{A^2} + K{B^2}\).

Xét \(\Delta KCD\) vuông tại \(K\) có: \(C{D^2} = K{C^2} + K{D^2}\).

Từ đó \(B{D^2} + A{C^2} = K{C^2} + K{A^2} + K{B^2} + K{D^2}\)\( = \left( {K{B^2} + K{A^2}} \right) + \left( {K{D^2} + K{C^2}} \right) = A{B^2} + D{C^2}\)

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.