Tư tưởng Tuân Tử


Tuân tử (298 - 238 tr. CN) tên là Huống, tự là Khanh, người nước Triệu, là nhà triết học duy vật kiệt xuất trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại. Vào cuối thời kỳ Chiến Quốc, trên cơ sở phát triển của khoa học tự nhiên (Thiên văn và Thổ nhưỡng),

 Tuân tử (298 - 238 tr. CN) tên là Huống, tự là Khanh, người nước Triệu, là nhà triết học duy vật kiệt xuất trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại.

 Vào cuối thời kỳ Chiến Quốc, trên cơ sở phát triển của khoa học tự nhiên (Thiên văn và Thổ nhưỡng), sự mở mang trên quy mô lớn các công trình thủy lợi, nền kinh tế nông nghiệp của các nước đã đạt đến đỉnh cao. Thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, thành thị cũng đạt tới đỉnh cao của sự phồn vinh. Giai cấp địa chủ phong kiến chiếm địa vị chi phối trong xã hội. Nước Tần trở thành quốc gia hùng mạnh đang từng bước thôn tính các nước khác, thống nhất đất nước. Tuân Huống là đại biểu của giai cấp địa chủ đang trên đà phát triển. Chính những thành tựu của khoa học tự nhiên và vai trò tiến bộ của giai cấp địa chủ phong kiến lúc bấy giờ đã là tiền đề nhận thức và xã hội quan trọng cho tư tưởng của Tuân Huống.

 Đứng trên lập trường cơ bản là duy vật, Tuân Huống đã tổng kết, kế thừa có phê phán tất cả các trào lưu tư tưởng trước đó trên tất cả các phương diện vũ trụ quan, biện chứng pháp, nhận thức luận, luân lý xã hội... xây dựng nên học thuyết của mình. Có thể nói ông là người tổng kết lịch sử tư tưởng triết học cổ đại Trung Quốc. Tuân Huống đề cập tới nhiều vấn đề, mỗi vấn đề đều được ông bàn rất sâu sắc, sau đây chúng ta chỉ điểm qua một số vấn đề chính trong hệ thống học thuyết của ông.

Về bản thể luận: Thời kỳ Chiến Quốc có một đặc điểm khá phổ biến là các khái niệm có tính duy vật trước kia đã bị xuyên tạc, giải thích sai đi, biến thành duy tâm (chẳng hạn khái niệm "Đạo" của Lão Tử có tính duy vật, bị Trang Tử biến thành duy tâm; quan niệm Ngũ hành ban đầu có tính duy vật, bị Trâu Diễn thần bí hóa, phục vụ cho chủ nghĩa duy tâm...). Nhưng Tuân Huống lại khác, về bản thể luận, ông đã kiên quyêt chống lại chủ nghĩa duy tâm, không dùng những khái niệm cũ (như Đạo, Âm - Dương, Ngũ hành,...) để xây dựng học thuyết của mình.

 "Trời và người có sự phân biệt" là mệnh đề quan trọng nhất trong tư tưởng triết học của Tuân Huống. Xuất phát từ mệnh đề trên, ông cho rằng tự nhiên vận hành có quy luật riêng, độc lập với xã hội loài người, không phụ thuộc vào xã hội, vào con người; xã hội con người dù tốt dù xấu cũng không cảm động được giới tự nhiên: "Trời vẫn làm như thế, không phải vì vua Nghiêu mà nó còn, không phải vì vua Kiệt mà nó mất". Như vậy thuyết "Thiên nhân cảm ứng" của Nho gia và Âm dương gia là hư cấu. Sự vận hành của giới tự nhiên không theo ý chí của con người mà chuyển dịch: 'Trời không vì người ta sợ rét mà bỏ mùa đông, đất không vì người sợ xa mà rút ngắn lại".

Ông cũng nói: ”Nước và lửa có khí nhưng vô sinh, cỏ cây có sinh (sinh mệnh) nhưng vô tri, cầm thú có trí nhưng vô nghĩa lề, con người có khí có sinh, cỏ trí lại có nghĩa lề, do vậy là giống quý nhất trong thiên hạ" (Thiên: Vương chế). Như vậy Tuân Huống đã phân chia thế giới vật chất thành các dạng và quá trình tiến hóa của nó: từ thể khí đến vật chất vô cơ (như lửa, nước) đến vật chất hữu cơ bậc thấp là cỏ cây có "sinh mệnh” nhưng không có "tri giác", đến loài cầm thú có tri giác nhưng không có khuôn phép đạo đức, và con người là bậc cao nhất có tổ chức xã hội, có khuôn phép đạo đức. Đây là một quan niệm duy vật, đã thừa nhận con người là một bộ phận, bộ phận cao nhất của giới tự nhiên. Trong khi khẳng định tính khách quan của quy luật tự nhiên (trời có việc của trời, người có việc của người), Tuân Huống vẫn đề cao vai trò tích cực chủ quan của con người trong hoạt động thực tiễn, lợi dụng quy luật của thiên nhiên (Tri Thiên mệnh nhi đụng chi) để chiến thắng thiên nhiên, ông nói: tôn thờ trời sao bằng cứ làm ra thật nhiều của cải mà dùng; cứ ca tụng trời sao bằng biết sử dụng thuận theo mệnh trời mà làm; chờ thời sao bằng thuận ứng theo thời mà làm (thiên "Bàn về trời").

Tuân Tử cũng thể hiện rõ quan điểm vô thần , phủ định quan niệm tôn giáo thần bí. Ông viết cả một thiên (thiên phi tướng) phê phán thuật xem tưởng người để đoán định lành dữ, phúc họa. Ông cho rằng có quỷ thần là do nguyên nhân tâm lý sợ hãi của con người mà ra chứ không có quỷ thần thật; những hiện tượng lạ trong thiên nhiên (như ”sao sa, gỗ kêu") là kết quả của bản thân sự vận hành trong tự nhiên chứ không liên quan gì đến con người, ta chỉ thấy lạ chứ không sợ hãi. Ông nói, sự lành dữ, phúc họa của con ngưòi đều là do kết quả hành vi của mình: ra sức làm và tiết kiệm trong sử dụng thì "trời" không bắt phái nghèo được; ăn uống đầy đủ, làm việc có giờ giấc thì "trời" không thể gieo bệnh được ... Trên quan điểm vô thần, ông đã có một nhận xét khá sâu sắc khi bàn đến các lễ nghi tôn giáo, ông cho rằng , các nghi lễ như cầu mưa, cúng tế... chỉ là sự bày đặt của các nhà chính trị, có tính chất văn hóa, để yên lòng người chứ thực ra không phải cầu mà được, cúng tế mà khỏi. Do vậy nếu xem việc tế lễ là một hành vi văn hóa thì là tốt, nếu xem đó là việc làm của thần thánh thì xấu ("Bàn về trời"). Ở đây Tuân Huống đã nhìn thấy sự kết hợp giữa văn hóa và yếu tố mê tín trong hành vi tôn giáo.

Về nhận thức luận: trên quan điểm duy vật về bản thể luận, Tuân Huống đã giải quyết đúng vấn đề cơ bản của triết học: hình thể có trước rồi sau mới sinh ra ý thức và tình cảm. Ông khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức được quy luật ("Trật tự") khách quan của giới tự nhiên. Ông cho rằng quá trình nhận thức của con người trước hết bắt đầu từ kinh nghiệm cảm quan do các giác quan đưa lại, mỗi giác quan đều có tính năng riêng biệt phản ánh một mặt, hiện tượng nào đó của sự vật bên ngoài, do vậy muốn nhận thức đúng, sâu sắc còn cần phải dựa vào một "khí quan đặc biệt" là tư duy (ở đây Tuân Huống cho là "Tâm"), ông cho rằng chỉ có qua sự suy lý của tư duy thì mới có thể phân biệt hoặc phán đoán đúng được tính chất của sự vật do các cơ quan cảm giác phản ánh, nhưng hoạt động của tư duy (Tâm) cũng phải lấy sự hoạt động của các cơ quan cảm giác làm cơ sở: "Nhưng sự Hiểu biết lý tính ("trưng tri") phải đợi có cảm giác ghi nhớ lấy ("đương bạ") các loại đã rồi sau mới biết được" (thiên "Chính danh"). Do hạn chế của khoa học tự nhiên đương thời; Tuân Huống chưa biết được vai trò của Não trong quá trình phát triển của tư duy, nhưng dù sao ông cũng đã có một quan niệm duy vật: coi thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức, giải quyết đúng mối quan hệ giữa cảm giác và tư duy trong quá trình nhận thức, coi tri thức là kết quả của quá trình hoạt động vật chất.

Tuy nhiên lý luận nhận thức của Tuân Huống cũng còn có những hạn chế : trong mối quan hệ giữa cảm giác và tư duy (các giác quan và Tâm) ông chỉ nhìn nhận thuần túy trên phương diện tự nhiên, không thấy được vai trò của lao động xã hội trong quá trình phát triển của tư duy; ông cho rằng tự nhiên và xã hội biến hóa tuần hoàn, trước sau vẫn là một dạng ("Thiên địa từ đầu đến nay vẫn thế. Cái đạo của trăm họ cuối cùng cũng trở vể với cái đạo của Hậu vương").

Trong quá trình xây dựng lý luận nhận thức của mình, Tuân Huống cũng đưa ra những luận điểm về lôgíc hình thức có giá trị. Ông cho khái niệm chung (ông gọi là “Cộng đanh") là rút ra từ trong những vật thể khác nhau rồi trừu tượng hóa đi; ông có những kết luận đúng đắn về mối quan hệ giữa cái toàn bộ'' và cái "cá biệt" ("Đại Cộng đanh" và "Biệt danh"). Ông khẳng định: thực tại khách quan là cơ sở, là tính thứ nhất còn khái niệm (“Danh"), lời nói ("Từ"), biện thuyết ... là từ cơ sở mà ra, là tính thứ hai. Ông đã viết cả một thiên (thiên "Chính danh") để phê phán những luận điểm duy tâm sai lầm, đưa ra kết luận duy vật đúng đắn về mối quan hệ giữa "Danh" và "Thực". Nếu như Khổng Tử cho rằng “Danh'' có thể làm cho "Thực" thay đổi, hay Công Tôn Long cho rằng "Danh” có thể độc lập tồn tại ly khai "Thực", thì Tuân Huống cho rằng:" Thực" khách quan tồn tại, là tính thứ nhất, "Danh" là tính thứ hai, là phục vụ cho Thực", phản ánh "Thực"... (ông gọi là "Chế danh dĩ chỉ thực").

Quan niệm về xã hội và nhà nước: ông cho rằng, con người khác động vật là ở chỗ sống tập thể theo xã hội mà có tổ chức, có lễ nghĩa trên dưới. Ông chỉ ra hai nguyên nhân dẫn đến "loạn" do sống tập thể thành xã hội đưa lại là: Thứ nhất, con người sống hợp quần nhưng mỗi cá nhân chỉ có một khả năng riêng nào đó mà thôi, do vậy nếu không có sự phân công thì tất dẫn tới 'tranh" nhau, "loạn” ("Quần nhi bất phân tắc tranh"); Thứ hai, sản vật tự nhiên và của cải làm ra thì ít mà nhu cầu của con người thì vô cùng, cho nên dẫn tới "tranh", "loạn" ("Đục đa nhi vật quả, quả tất tranh"). Do vậy ông chủ trương phải: thứ nhất, tăng cường sản xụất, tạo ra nhiều của cải, thực hành tiết kiệm, trong đó lấy sản xuất nông nghiệp làm cơ bản, phân rõ ngành nghề trong xà hội Sĩ - Nông - Công - Thương); thứ hai, phải hạn chế nhu cầu, dục vọng, lấy lề nghĩa làm cơ sở; làm nguyên tắc đạo đức để phân Chia thứ bậc và cung cách giao tiếp trong xã hội.

Xuất phát từ cách nhìn nhận như vậy, ông công khai khẳng định trật tự xã hội theo đẳng cấp trên dưới sang hèn... là hợp lý, không thể thiếu được để duy trì trật tự xã hội. Đây là một quan niệm duy tâm về xã hội, lý luận này của ông trở thành vũ khí của giai cấp địa chủ phong kiến mới lên thiết lập trật tự mới. Tuy nhiên, ông cũng có nhiều quan điểm tiến bộ như: nhận thấy vai trò quan trọng của những người lao động, ông nói: "Vua là thuyền, thứ nhân là nước. Nước chở thuyền, nước cũng có thể lật thuyền” (thiên ”Vương chế"); ông phản đối chế độ "thế tập" cha truyền con nối của chế độ cũ; phản đối việc "lấy họ [sang hay hèn] để luận tội [nặng hay nhẹ]".

Về quan điểm luân lý: ông đưa ra thuyết "Tính ác", phản đối thuyết "Tính thiện" duy tâm của Mạnh Kha. Ông cho rằng bản năng của con người vốn là đi tìm sự thỏa mãn dục vọng sinh lý , nếu hoạt động tự nhiên theo bản tính ấy thì trong xã hội sẽ có trộm cướp, vô luân. Do vậy, ông cho rằng phải có lễ nghĩa, khuôn phép, hình phạt để ngăn ngừa "tính ác" bẩm sinh, ở đây một lần nữa Tuân Huống tỏ ra không trung thành với lập trường duy vật của mình khi đề cập tới những vấn đề xã hội. Bởi vì, nếu xuất phát từ nguyên tắc duy vật "trời và người có sự phân cách" (mà đạo đức là sản phẩm của xã hội loài người) thì không thể nói tính của con người (có tính chất tròi phú chollà "Ác" hay "Thiện" được. Tuy nhiên, trong thuyết "Tính ác" của ông cũng có những nhân tố hợp lý, quan niệm tiến bộ. Ông đưa ra thuyết "Sửa tính quấy", cho rằng đạo đức của con người là do tập quán, quá trình học tập... mà ra, cho nên có thể sửa được, ông cho rằng sự phân biệt giữa "Quân tử" và "Tiểu nhân" cũng như là sự phân biệt "Sĩ - Nóng - Công - Thương", không phải là do trời phú cho, mà là kết quả thói quen lâu ngày...

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.7 trên 7 phiếu
  • Tư tưởng triết học của pháp Âm dương - Ngũ hành và tác phẩm "Dịch truyện"

    Thuyết Âm dương - Ngũ hành là thuyết thể hiện quan niệm duy vật chất phác về tự nhiên, và ở đó cũng thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai về tự nhiên, con người và xã hội của người Trung Quốc thời cổ đại.

  • Tư tưởng Pháp gia

    Cuối thời Chiến Quốc là giai đoạn hình thành quan hệ sản xuất phong kiến. Giai cấp địa chủ đã giành được vai trò chủ đạo ở cơ sở hạ tầng của xã hội, nhiệm vụ còn lại của họ là lật đổ kiến trúc thượng tầng, hoàn thành quá trình phong kiến hóa.

  • Tư tưởng Đạo gia

    Trong quá trình tan rã của chế độ nô lệ thị tộc, một bộ phận của tầng lớp quý tộc nhỏ không chuyển biến kịp sang giai cấp địa chủ. Họ bị hai thế lực chèn ép: Đại quý tộc áp bức và địa chủ mới lên uy hiếp, địa vị kinh tế và xã hội rất mỏng manh ("Triêu bất bảo tịch").

  • Tư tưởng Mặc gia

    Sau Khổng Tử mấy chục năm, trên quê hương nước Lỗ xuất hiện nhà tư tưởng nổi tiếng Mặc Địch mà tư tưởng của ông cùng học phái Mặc gia do ông sáng lập không những có những ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ mà còn kéo đài đến sau này.

  • Tư tưởng Nho gia

    Thời Xuân Thu là thời kỳ nở rộ xuất hiện các nhà tư tưởng, các tư trào triết học, trong đó có Khổng Tử - nhà tư tưởng vĩ đại mở đường cho thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc.

>> Xem thêm