Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó? Cho một sô ví dụ minh hoạ>
Khái niệm khả năng và hiện thực với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm hiện thực dùng để chỉ tất cả những gì hiện có, hiện đang tồn tại trong thực tế; còn khái niệm khả năng dùng để chỉ cái mà trong hiện tại mới chỉ thể hiện ở dạng tiềm năng, tiềm thế, xu hướng,...
- Khái niệm khả năng và hiện thực với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Khái niệm hiện thực dùng để chỉ tất cả những gì hiện có, hiện đang tồn tại trong thực tế; còn khái niệm khả năng dùng để chỉ cái mà trong hiện tại mới chỉ thể hiện ở dạng tiềm năng, tiềm thế, xu hướng,... (chưa trở thành hiện thực, chỉ có thể trở thành hiện thực trong tương lai khi có những điều kiện thích hợp).
Ví dụ, xét về mặt hiện thực thì một quốc gia nào đó vẫn đang ở tình trạng là một nước nghèo nhưng khả năng trong tương lai quốc gia đó có thể trở thành một nước giầu khi nó phát huy được những lợi thế hiện tại.
- Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực, nghĩa phương pháp luận
+ Hiện thực và khả năng tồn tại trong mối quan hệ chuyển hoá lẫn nhau: mỗi hiện thực đều bao hàm những khả năng nhất định. Khi khả năng này trở thành hiện thực trong tương lai thì hiện thực mới đó lại có thể xuất hiện những khả năng mới... Vì vậy, trong nhận thức và thực tiễn có thể xuất phát từ hiện thực để phát hiện khả năng và có thể chủ động biến khả năng đó trở thành hiện thực trong tương lai...
Ví dụ, hiện tại nước ta chưa có nền công nghiệp hiện đại nhưng nếu như phát huy được những tiềm năng hiện tại thì nước ta có thể trở thành một nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Với hiện thực khi đó sẽ lại làm xuất hiện những khả năng mới để đưa nước ta tiến xa hơn nữa trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...
+ Mỗi khả năng đều xuất phát từ một hiện thực nhất định; đồng thời, trong một hiện thực thường xuất hiện nhiều khả năng (khả năng gần, khả năng xa, khả năng đã đủ điều kiện thực hiện và chưa đủ điều kiện trở thành hiện thực,...). Vì vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phát hiện khả năng từ hiện thực (tránh khả năng ảo - không xuất phát từ hiện thực), đồng thời cần có sự phân loại và lựa chọn khả năng có tính khả thi nhất và khả năng tối ưu trong một điều kiện xác định.
Ví dụ, do những điều kiện thực tế khác nhau nên cuộc sống của mỗi người đều có thể xuất hiện những khả năng phát triển khác nhau. Vấn đề là ở chỗ mỗi người tự xác định được và lựa chọn được cho mình khả năng có tính khả thi nhất và tối ưu nhất để hành động, biến nó thành hiện thực trong tương lai. “Con chim thì bay, con rùa thì bò” - đó cũng chính là một triết lý khôn ngoan tổng kết từ thực tế.
Loigiaihay.com
- Nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ biện chứng nào? Từ việc hiểu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Cho ví dụ.
- Thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Theo quan điểm duy vật biện chứng: thực tiễn có vai trò gì đối với nhận thức?
- Bản chất là gì? Hiện tượng là gì? Chúng có mối quan hê biện chứng nào? Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó. Cho ví dụ minh hoạ.
- Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Nêu một số ví dụ minh hoạ.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng nào? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì từ việc hiểu biết mối quan hệ biện chứng đó? Cho ví dụ.
>> Xem thêm