Thế nào là cái riêng, cái chung, cái đơn nhất? Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? Nghiên cứu mối quan hệ đó có ý nghĩa gì đối với nhận thức và thực tiễn? Nêu một số ví dụ minh hoạ.


- Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.Trong phép biện chứng duy vật: + “Cái riêng” dùng để chỉ mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,... xác định, tồn tại tương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng, quá trình... khác.

-    Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Trong phép biện chứng duy vật:

+ “Cái riêng” dùng để chỉ mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,... xác định, tồn tại tương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng, quá trình... khác.

+ “Cái chung” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... lặp lại ở nhiều cái riêng.

+ “Cái đơn nhất” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... chỉ tồn tại ở một cái riêng nhất định.

Ví dụ, mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến cho con người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất cả mọi người với tư cách người; nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại có những thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu tạo gen, nhân cách, năng lực,... cụ thể khác nhau.

-   Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất

+ Cái chung không tồn tại trừu tượng bên ngoài những cái riêng; trái lại, cái chung chỉ tồn tại trong mỗi cái riêng, biểu hiện thông qua mỗi cái riêng. Vì vậy, để nhận thức cái chung có thể dùng phương pháp quy nạp từ việc nghiên cứu nhiều cái riêng.

Ví dụ, trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có thể rút ra kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung. Vì vậy, để giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung, đặc biệt là cái chung là cái thuộc bản chất, quy luật phổ biến...

Ví dụ, không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại không tuân theo các quy tắc chung của thị trường (ví dụ quy tắc cạnh tranh...). Nếu doanh nghiệp nào đó bất chấp các nguyên tắc chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Vì vậy, chẳng những việc giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung mà còn phải xét đến cái phong phú, lịch sử khi vận dụng cái chung.

Ví dụ, khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết mỗi vấn đề riêng cần phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ thể tạo nên cái đơn nhất (đặc thù) của nó. Cần tránh thái độ chung chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.

+ Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điểu kiện xác định của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vì vậy, tuỳ từng mục đích có thể tạo ra những điểu kiện để thực hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.

Ví dụ, một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thông qua các tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung...

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 34 phiếu

>> Xem thêm