Triết học đời sống


Trong tập hợp của những loại triết học phi lý và bất khả tri làm thành nhân học triết học thì triết học đời sống là yếu tố trung tâm quy định sự hình thành của nhân học triết học. Người ta thấy ở đó những nguyên tắc và những luận điểm làm cơ sở cho việc tái tạo những quan niệm nhân học mới về bản chất của con người

Trong tập hợp của những loại triết học phi lý và bất khả tri làm thành nhân học triết học thì triết học đời sống là yếu tố trung tâm quy định sự hình thành của nhân học triết học. Người ta thấy ở đó những nguyên tắc và những luận điểm làm cơ sở cho việc tái tạo những quan niệm nhân học mới về bản chất của con người.

Luận điểm tiêu biểu của "triết học đời sống" cho rằng, con người bị xui khiến không phải bởi những động cơ duy lý mà bởi sức mạnh có nguồn gốc sinh học. Vì vậy, không phải ý thức, tinh thần và lý trí quyết định bản chất con người, mà là đời sống vô thức trước hết là bạo hành, là bản năng của một con thú có sức mạnh tràn trề, tối tăm, hỗn loạn muốn cấu xé tung hoành, gây chết chóc. Do áp lực của bạo hành mà con người tìm được chân lý và trở thành con người sáng tạo. Con người là con vật chưa được xác định, suy thoái về mặt sinh học, không thích ứng với sự tồn tại động vật, do đó nó mở cho bất kỳ khả năng nào khác.

Những luận điểm đó không những là cơ sở xuất phát mà còn là những yêu tố chính cho nhiều quan niệm của nhân học triết học. Từ đó, các nhà sáng lập nhân học triết học, M. Sêlơ và H. Plétsne, đã đề xuất những quan niệm then chốt để nhận thức bản chất và xu hướng của trào lưu triết học này. Những tư tưởng đó không chỉ tạo cơ sở cho nhân học triết học, mà ở một mức độ khá lớn còn xác định nội dung của nó.

Vấn đề nhân cách, bản chất tinh thần siêu động vật là vấn đề trung tâm trong triết học của M.Sêlơ. ông cho rằng, con người gần với thú vật như một cơ thể động vật, không khác gì con khỉ về mặt lý trí, do đó, không là kẻ độc quyền trí tuệ. Nhưng con người cung cấp một năng lượng thuộc một bản chất cao, đó là tinh thần. M.Sêlơ xem tinh thần có nguồn gốc ở ngoài cuộc sống, không phụ thuộc vào cái vật lý, không thể quy vào đời sống sinh vật và do đó, không thể dùng cái sinh học để lý giải con người.

Theo Nítse, M.Sêlơ cũng cho rằng "Chúa đã chết" cho nên con người phải "thần hóa bản thân". Có hai loại tinh thần ở con người: loại cao thượng và loại thấp hèn, tinh thần sau phải phục tùng tinh thần trước. Rõ ràng, đây chính là mẫu "siêu nhân" của Nítse.

 

Có mâu thuẫn giữa con người và môi trường sống cụ thể. Động vật với những ham mê bị phụ thuộc hoàn toàn ngay từ đầu vào môi trường, còn con người, với tinh thần của mình thể hiện qua ý chí sẽ thủ tiêu mâu thuẫn đó. Nhưng một khi mâu thuẫn ấy được giải quyết thì mâu thuẫn giữa cá nhân có ý chí và đối tượng sáng tạo của mình vẫn tiếp tục tồn tại như một định mệnh.

Nếu về mặt sinh học, M.Sêlơ xem xét con người như "kẻ đào ngũ cuộc sống" như "kẻ nô lệ được giải phóng đầu tiên của tự nhiên", thì về mặt triết học siêu hình, ông xem xét con người trước hết là đại biểu của tinh thần độc lập trong lĩnh vực đời sống, là sinh vật có khả năng nói "không", có khả năng lìa bỏ cuộc đời, nếu điều đó là cần thiết. Khả năng ấy bộc lộ sự độc lập của con người đối với những mệnh lệnh của mọi bản năng. Quan niệm về nhân cách, về bản tính tinh thần này đã được dùng làm cơ sở cho một loạt quan niệm của nhân học tôn giáo hiện đại, đặc biệt trong chủ nghĩa khách quan của H. E. Henstenbéc (H.E. Hengstenberg).

Nhân học nhân cách của M.Sêlơ có liên hệ bên trong với truyền thống Kytô giáo - Ôguýtxtanh (Ougustin) mang tính thần học sâu sắc. Ông nói tới con người dưới ánh sáng của mối quan hệ với Chúa, của sự giống chúa của nó. M.Sêlơ xác nhận có một trực giác - tình cảm về những giá trị không tùy thuộc vào ý thức của con người mà phải được đặt trên nền tảng của Chúa.

Tuy nhiên, dựa vào những tài liệu sinh học và tâm lý học đương thời, Sêlơ đã biến việc so sánh con người với động vật thành vấn đề triết học, và bằng cách đó, ông đã thúc đẩy xu hướng nhân học sinh học.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.7 trên 3 phiếu
  • Hiện tượng học

    Sau "Triết học đời sống", "hiện tượng học" được kể tới như là một yếu tố trung tâm của nhân học triết học. Trào lưu triết học này ra đời từ những năm 20 bắt đầu bằng những công trình của Phran Brentano (Franz Brentano) (1838 - 1917), nhưng nó được phát triển chủ yếu do Etmun Huxéclơ (Edmund Husserl) và tiếp đó là M.Sêlơ.

  • Chú giải học

    Chú giải học có quan hệ trực tiếp với hiện tượng học và cả hai đều thúc đẩy sự phát triển của nhân học triết học. Với tư cách một phương pháp luận giải lịch sử, chú giải học xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX. Ngay từ đầu, tất cả những khái niệm của chú giải học đều đã quy tụ chung quanh phạm trù "thông hiểu".

  • Từ nhân học sinh học tới nhân học văn hóa

    A.Gêlen (A.Gehlen) là đại biểu nổi bật của xu hướng nhân học sinh học. Luận đề về vô thức trong sự hiện hữu của con người và luận đề của Nitse về con người với tư cách là "động vật chưa được xác định" là yếu tố xuất phát của nhân học triết học của A.Gêlen.

  • Lý thuyết: Nhân học triết học - Tập hợp triết học phi lý và khoa học về con người

    Nhân học triết học, một trào lưu triết học Đức đã xuất hiện từ những năm 20. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, bị chủ nghĩa hiện sinh lấn át, nó phát triển chậm lại. Nhưng trong hai thập kỷ vừa qua, nó biến thành một trào lưu rộng rãi có tham vọng lý giải bằng lý luận của tri thức hiện đại về con người, hòng đạt tới một quan niệm mới về bản chất con người.