Trắc nghiệm Bài 61. Sản xuất điện năng - Sử dụng tiết kiệm điện năng - Vật Lí 9

Đề bài

Câu 1 :

Ở nhà máy nhiệt điện:

  • A.

    nhiệt năng biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.

  • B.

    nhiệt năng biến thành điện năng, rồi thành cơ năng

  • C.

    quang năng biến thành điện năng

  • D.

    hóa năng biến thành điện năng.

Câu 2 :

Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là:

  • A.

    nhiên liệu

  • B.

    nước

  • C.

    hơi nước

  • D.

    quạt gió.

Câu 3 :

Ở nhà máy thủy điện

  • A.

    nhiệt năng biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.

  • B.

    thế năng chuyển hóa thành động năng, rồi thành điện năng

  • C.

    quang năng biến thành điện năng

  • D.

    hóa năng biến thành điện năng.

Câu 4 :

Bộ phận trong nhà máy thủy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là:

  • A.

    lò đốt than

  • B.

    nồi hơi

  • C.

    máy phát điện

  • D.

    tua bin

Câu 5 :

Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là

  • A.

    tránh được ô nhiễm môi trường

  • B.

    việc xây dựng nhà máy là đơn giản.

  • C.

    tiền đầu tư không lớn

  • D.

    có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.

Câu 6 :

Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?

  • A.

    Mùa khô, nước trong hồ chứa ít.

  • B.

    Mùa mưa hồ chứa đầy nước.

  • C.

    Độ cao mực nước của hồ chứa tính từ tua bin thấp.

  • D.

    Lượng nước chảy trong ống dẫn nhỏ.

Câu 7 :

Vì sao nhà máy thủy điện lại phải xây hồ chứa nước ở trên vùng núi cao?

  • A.

    Để chứa được nhiều nước hơn

  • B.

    Để nước có thế năng hơn, chuyển hóa thành điện năng thì lợi hơn

  • C.

    Để có nhiều nước làm mát máy

  • D.

    Để tránh lũ lụt do xây nhà máy

Câu 8 :

Trong nhà máy thủy điện và nhiệt điện có một bộ phận giống nhau là tuabin. Vậy tuabin có nhiệm vụ gì?

  • A.

    Biến đổi cơ năng thành điện năng

  • B.

    Đưa nước hoặc hơi nước vào máy phát điện

  • C.

    Tích lũy điện năng được tạo ra

  • D.

    Biến đổi cơ năng của nước thành cơ năng của roto máy phát điện

Câu 9 :

Trong nhà máy nhiệt điện và nhà máy thủy điện, năng lượng được biến đổi theo nhiều giai đoạn, dạng năng lượng cuối cùng trước khi được biến đổi thành điện năng là gì?

  • A.

    Nhiệt năng

  • B.

    Điện năng

  • C.

    Hóa năng

  • D.

    Cơ năng

Câu 10 :

Thế năng của một vật có trọng lượng \(P\) được nâng lên độ cao \(h\) bằng công mà vật đó sinh ra khi rơi xuống đến đất: \(A = P.h\). Một lớp nước dày \(1m\) trên mặt một hồ chứa nước có diện tích \(1k{m^2}\) và độ cao \(200m\) so với cửa tuabin của nhà máy thủy điện có thể cung cấp một năng lượng điện là bao nhiêu?

  • A.

    \({2.10^{10}}J\)

  • B.

    \({2.10^{12}}J\)

  • C.

    \({4.10^{10}}J\)

  • D.

    \({4.10^{12}}J\)

Câu 11 :

Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng?

  • A.

    Cơ năng

  • B.

    Nhiệt năng

  • C.

    Hóa năng

  • D.

    Quang năng

Câu 12 :

Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió?

  • A.

    Không gây ô nhiễm môi trường.

  • B.

    Không tốn nhiên liệu.

  • C.

    Thiết bị gọn nhẹ.

  • D.

    Có công suất rất lớn.

Câu 13 :

Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là:

  • A.

    Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Điện năng

  • B.

    Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Nhiệt năng – Điện năng.

  • C.

    Năng lượng hạt nhân – Thế năng – Điện năng

  • D.

    Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng - Cơ năng – Điện năng.

Câu 14 :

Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là :

  • A.

    Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng

  • B.

    Năng lượng gió – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.

  • C.

    Năng lượng gió – Hóa năng- Cơ năng – Điện năng

  • D.

    Năng lượng gió – Quang năng – Điện năng.

Câu 15 :

Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là

  • A.

    nhà máy phát điện gió

  • B.

    pin mặt  trời

  • C.

    nhà máy thuỷ điện

  • D.

    nhà máy nhiệt điện

Câu 16 :

Trong các nhà máy phát điện, nhà máy phát điện nào có công suất phát điện không ổn định nhất?

  • A.

    Nhà máy nhiệt điện đốt than

  • B.

    Nhà máy điện gió

  • C.

    Nhà máy điện nguyên tử

  • D.

    Nhà máy thủy điện.

Câu 17 :

Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa

  • A.

    Quang năng thành điện năng

  • B.

    Nhiệt năng thành điện năng

  • C.

    Quang năng thành nhiệt năng

  • D.

    Nhiệt năng thành cơ năng

Câu 18 :

Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp có gì khác với dòng điện do máy phát điện gió cung cấp?

  • A.

    Pin Mặt Trời có công suất lớn hơn máy phát điện gió

  • B.

    Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng một chiều, còn do máy phát điện gió cung cấp là dòng xoay chiều

  • C.

    Pin Mặt Trời cho dòng điện liên tục, còn máy phát điện gió cho dòng điện đứt quãng

  • D.

    Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng điện xoay chiều, còn do máy phát điện gió cung cấp là dòng một chiều biến đổi

Câu 19 :

Ánh sáng Mặt Trời mang đến cho mỗi mét vuông mặt đất một công suất \(1,5kW\). Hiệu suất của pin Mặt Trời là \(10\% \). Hãy tính xem cần phải làm các tấm pin Mặt Trời có diện tích tổng cộng là bao nhiêu để cung cấp điện cho một trường học sử dụng \(64\) bóng đèn \(100W\) và \(32\) quạt điện\(75W\)

  • A.

    \(24{m^2}\)

  • B.

    \(19,6{m^2}\)

  • C.

    \(58,67{m^2}\)

  • D.

    \(32,8{m^2}\)

Câu 20 :

Những ngày trời nắng không có mây, bề mặt có diện tích \(1{m^2}\)của tấm pin Mặt Trời để ngoài nắng nhận được một năng lượng Mặt Trời \(1400J\) trong \(1{\rm{s}}\). Hỏi cần phủ lên mái nhà một tấm pin Mặt Trời có diện tích tối thiểu là bao nhiêu để có đủ điện thắp sáng hai bóng đèn có công suất \(100W\), một ti vi có công suất \(175W\). Biết rằng hiệu suất của pin Mặt Trời là \(10\% \)

  • A.

    \(2,68{m^2}\)

  • B.

    \(1,96{m^2}\)

  • C.

    \(5,87{m^2}\)

  • D.

    \(3,28{m^2}\)

Câu 21 :

Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là

  • A.
    nhiên liệu
  • B.
    nước
  • C.
    hơi nước
  • D.
    quạt gió
Câu 22 :

Nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất ?

  • A.
    Nhà máy phát điện gió
  • B.
    Nhà máy phát điện dùng pin mặt  trời
  • C.
    Nhà máy thuỷ điện
  • D.
    Nhà máy nhiệt điện
Câu 23 :

Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

  • A.

    Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện

  • B.

    Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học

  • C.

    Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm

  • D.

    Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ

Câu 24 :

Tiết kiệm năng lượng giúp:

  • A.

    Tiết kiệm chi phí

  • B.

    Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo

  • C.

    Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường

  • D.

    Cả ba đáp án trên đề đúng

Câu 25 :

Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?

  • A.

    Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào

  • B.

    Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút

  • C.

    Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc

  • D.

    Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng

Câu 26 :

Chọn đáp án sai?

Biện pháp nào dưới đây gây lãng phí năng lượng trong trường học?

  • A.

    Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.

  • B.

    Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,…

  • C.

    Tắt các thiết bị điện khi ra về.

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Câu 27 :

Những biện pháp dưới đây:

a) Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

d) Bật tivi xem cả ngày.

e) Tắt vòi nước trong khi đánh răng

g) Đổ thật nhiều nước khi luộc thực phẩm

Biện pháp nào giúp tiết kiệm năng lượng?

  • A.

    a, b, c, d

  • B.

    a, b, c

  • C.

    a, b, c, g

  • D.

    a, b, c, e

Câu 28 :

Bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của bóng đèn dây tóc như sau:

Dựa vào bảng số liệu về bóng đèn dây tóc, em hãy tính toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả cho việc sử dụng bóng đèn dây tóc trên trong 1 năm. Cho biết giá điện là 1 500 đồng/kW.h và một năm có 365 ngày, mỗi ngày các đèn hoạt động 12h.

  • A.

    Chi phí: 2190 đồng; tiền điện: 492750 đồng

  • B.

    Chi phí: 21900 đồng; tiền điện: 492750 đồng

  • C.

    Chi phí: 43800 đồng; tiền điện: 657000 đồng

  • D.

    Chi phí: 4380 đồng; tiền điện: 657000 đồng

Câu 29 :

Hoạt động nào sau đây là sử dụng năng lượng không hiệu quả?

  • A.

    Khi không sử dụng các tiết bị như máy tính, ti vi,… nên để ở chế độ chờ.

  • B.

    Sử dụng điện mặt trời trong trường học

  • C.

    Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn LED

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Câu 30 :

Trong các hành động sau, hành động nào thể hiện việc tiết kiệm năng lượng?

  • A.

    Tắt các thiết bị điện trong lớp học khi ra về.

  • B.

    Đặt điều hòa không khí ở mức dưới 250C vào những ngày mùa hè nóng nực.

  • C.

    Bật tất cả bóng điện ở hành lang lớp học trong các giờ học.

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ở nhà máy nhiệt điện:

  • A.

    nhiệt năng biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.

  • B.

    nhiệt năng biến thành điện năng, rồi thành cơ năng

  • C.

    quang năng biến thành điện năng

  • D.

    hóa năng biến thành điện năng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong nhà máy nhiệt điện, nhiệt năng được biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.

Câu 2 :

Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là:

  • A.

    nhiên liệu

  • B.

    nước

  • C.

    hơi nước

  • D.

    quạt gió.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là hơi nước

Câu 3 :

Ở nhà máy thủy điện

  • A.

    nhiệt năng biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.

  • B.

    thế năng chuyển hóa thành động năng, rồi thành điện năng

  • C.

    quang năng biến thành điện năng

  • D.

    hóa năng biến thành điện năng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ chứa đã được chuyển hóa thành động năng, rồi thành điện năng.

Câu 4 :

Bộ phận trong nhà máy thủy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là:

  • A.

    lò đốt than

  • B.

    nồi hơi

  • C.

    máy phát điện

  • D.

    tua bin

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thế năng của nước trong hồ chứa đã được chuyển hóa thành động năng làm quay tua bin có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng

Câu 5 :

Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là

  • A.

    tránh được ô nhiễm môi trường

  • B.

    việc xây dựng nhà máy là đơn giản.

  • C.

    tiền đầu tư không lớn

  • D.

    có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là tránh được ô nhiễm môi trường

Câu 6 :

Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?

  • A.

    Mùa khô, nước trong hồ chứa ít.

  • B.

    Mùa mưa hồ chứa đầy nước.

  • C.

    Độ cao mực nước của hồ chứa tính từ tua bin thấp.

  • D.

    Lượng nước chảy trong ống dẫn nhỏ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn trong mùa mưa, khi hồ đầy nước

Câu 7 :

Vì sao nhà máy thủy điện lại phải xây hồ chứa nước ở trên vùng núi cao?

  • A.

    Để chứa được nhiều nước hơn

  • B.

    Để nước có thế năng hơn, chuyển hóa thành điện năng thì lợi hơn

  • C.

    Để có nhiều nước làm mát máy

  • D.

    Để tránh lũ lụt do xây nhà máy

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhà máy thủy điện phải xây hồ chứa nước ở trên vùng núi cao để nước có thế năng hơn, chuyển hóa thành điện năng thì lợi hơn

Câu 8 :

Trong nhà máy thủy điện và nhiệt điện có một bộ phận giống nhau là tuabin. Vậy tuabin có nhiệm vụ gì?

  • A.

    Biến đổi cơ năng thành điện năng

  • B.

    Đưa nước hoặc hơi nước vào máy phát điện

  • C.

    Tích lũy điện năng được tạo ra

  • D.

    Biến đổi cơ năng của nước thành cơ năng của roto máy phát điện

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tuabin có nhiệm vụ biến đổi cơ năng của nước thành cơ năng của roto máy phát điện

Câu 9 :

Trong nhà máy nhiệt điện và nhà máy thủy điện, năng lượng được biến đổi theo nhiều giai đoạn, dạng năng lượng cuối cùng trước khi được biến đổi thành điện năng là gì?

  • A.

    Nhiệt năng

  • B.

    Điện năng

  • C.

    Hóa năng

  • D.

    Cơ năng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong nhà máy nhiệt điện và nhà máy thủy điện, năng lượng được biến đổi theo nhiều giai đoạn, dạng năng lượng cuối cùng trước khi được biến đổi thành điện năng là cơ năng.

Câu 10 :

Thế năng của một vật có trọng lượng \(P\) được nâng lên độ cao \(h\) bằng công mà vật đó sinh ra khi rơi xuống đến đất: \(A = P.h\). Một lớp nước dày \(1m\) trên mặt một hồ chứa nước có diện tích \(1k{m^2}\) và độ cao \(200m\) so với cửa tuabin của nhà máy thủy điện có thể cung cấp một năng lượng điện là bao nhiêu?

  • A.

    \({2.10^{10}}J\)

  • B.

    \({2.10^{12}}J\)

  • C.

    \({4.10^{10}}J\)

  • D.

    \({4.10^{12}}J\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính công: \(A = P.h\)

+ Sử dụng công thức tính trọng lực: \(P = 10.m = 10.D.V\)

+ Sử dụng công thức tính thể tích: \(V = S{\rm{d}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Lượng năng lượng điện tối đa thu được bằng công của lượng nước rơi xuống:

\({\rm{W}} = A = P.h\)

Lại có: \(\left\{ \begin{array}{l}P = 10m = 10.DV\\V = S{\rm{d}}\end{array} \right.\)

Ta suy ra; \({\rm{W}} = 10.D.V.h = 10.D.S.d.h\)

Từ đề bài ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}S = 1k{m^2} = {10^6}{m^2}\\d = 1m\\D = 1000kg/{m^3}\\h = 200m\end{array} \right. \to {\rm{W}} = {10.1000.10^6}.1.200 = {2.10^{12}}J\)

Câu 11 :

Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng?

  • A.

    Cơ năng

  • B.

    Nhiệt năng

  • C.

    Hóa năng

  • D.

    Quang năng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong máy phát điện gió, năng lượng của sức gió (cơ năng) đã biến đổi thành điện năng

Động năng gió \( \to \) Động năng roto \( \to \) Năng lượng điện trong máy phát điện

Câu 12 :

Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió?

  • A.

    Không gây ô nhiễm môi trường.

  • B.

    Không tốn nhiên liệu.

  • C.

    Thiết bị gọn nhẹ.

  • D.

    Có công suất rất lớn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Điện gió thì có thiết bị không gọn nhẹ

Câu 13 :

Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là:

  • A.

    Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Điện năng

  • B.

    Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Nhiệt năng – Điện năng.

  • C.

    Năng lượng hạt nhân – Thế năng – Điện năng

  • D.

    Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng - Cơ năng – Điện năng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhà máy điện hạt nhân biến đổi năng lượng hạt nhân thành điện năng.

Cụ thể: Năng lượng hạt nhân \( \to \) nhiệt năng làm nóng một chất lỏng lên đến \({315^0}C\)\( \to \) chất lỏng lại được dùng để đun sôi nước trong nồi hơi (cơ năng)\( \to \) chạy tuabin của máy phát điện. (điện năng)

Câu 14 :

Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là :

  • A.

    Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng

  • B.

    Năng lượng gió – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.

  • C.

    Năng lượng gió – Hóa năng- Cơ năng – Điện năng

  • D.

    Năng lượng gió – Quang năng – Điện năng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong máy phát điện gió, năng lượng của sức gió (cơ năng) đã biến đổi thành điện năng

Động năng gió \( \to \) Động năng roto \( \to \) Năng lượng điện trong máy phát điện

Hay: Năng lượng gió \( \to \) cơ năng \( \to \) điện năng

Câu 15 :

Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là

  • A.

    nhà máy phát điện gió

  • B.

    pin mặt  trời

  • C.

    nhà máy thuỷ điện

  • D.

    nhà máy nhiệt điện

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Điện gió, điện mặt trời, thủy điện đều là những nguồn năng lượng tự nhiên

Nhiệt điện là nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất

Câu 16 :

Trong các nhà máy phát điện, nhà máy phát điện nào có công suất phát điện không ổn định nhất?

  • A.

    Nhà máy nhiệt điện đốt than

  • B.

    Nhà máy điện gió

  • C.

    Nhà máy điện nguyên tử

  • D.

    Nhà máy thủy điện.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhà máy thủy điện có công suất phát điện không ổn định nhất vì phụ thuộc vào lượng nước chứa trong hồ, mưa lũ, ...

Câu 17 :

Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa

  • A.

    Quang năng thành điện năng

  • B.

    Nhiệt năng thành điện năng

  • C.

    Quang năng thành nhiệt năng

  • D.

    Nhiệt năng thành cơ năng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Pin mặt trời: biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

Câu 18 :

Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp có gì khác với dòng điện do máy phát điện gió cung cấp?

  • A.

    Pin Mặt Trời có công suất lớn hơn máy phát điện gió

  • B.

    Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng một chiều, còn do máy phát điện gió cung cấp là dòng xoay chiều

  • C.

    Pin Mặt Trời cho dòng điện liên tục, còn máy phát điện gió cho dòng điện đứt quãng

  • D.

    Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng điện xoay chiều, còn do máy phát điện gió cung cấp là dòng một chiều biến đổi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dòng điện do pin Mặt Trời cung cấp là dòng một chiều, còn do máy phát điện gió cung cấp là dòng xoay chiều

Câu 19 :

Ánh sáng Mặt Trời mang đến cho mỗi mét vuông mặt đất một công suất \(1,5kW\). Hiệu suất của pin Mặt Trời là \(10\% \). Hãy tính xem cần phải làm các tấm pin Mặt Trời có diện tích tổng cộng là bao nhiêu để cung cấp điện cho một trường học sử dụng \(64\) bóng đèn \(100W\) và \(32\) quạt điện\(75W\)

  • A.

    \(24{m^2}\)

  • B.

    \(19,6{m^2}\)

  • C.

    \(58,67{m^2}\)

  • D.

    \(32,8{m^2}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Xác định công suất cần cung cấp cho trường học

+ Công suất toàn phần mà Mặt Trời cần cung cấp theo hiệu suất

=> Diện tích của các tấm pin Mặt Trời

Lời giải chi tiết :

+ Công suất điện của pin Mặt Trời cần cung cấp cho trường học chính bằng tổng công suất của bóng đèn và quạt điện:

\({P_1} = 64.100 + 32.75 = 8800W = 8,8kW\)

+ Theo đề bài, hiệu suất của pin Mặt Trời là \(10\% \)

Ta suy ra, công suất toàn phần mà Mặt Trời cần cung cấp là: \({P_2} = 10{P_1} = 88kW\)

+ Mặt khác,Ánh sáng Mặt Trời mang đến cho mỗi mét vuông mặt đất một công suất \(1,5kW\)

=> Diện tích tổng cộng của các tấm pin Mặt Trời phải bằng:

\(S = \frac{{{P_2}}}{{1,5}} = \frac{{88}}{{1,5}} = 58,67{m^2}\)

Câu 20 :

Những ngày trời nắng không có mây, bề mặt có diện tích \(1{m^2}\)của tấm pin Mặt Trời để ngoài nắng nhận được một năng lượng Mặt Trời \(1400J\) trong \(1{\rm{s}}\). Hỏi cần phủ lên mái nhà một tấm pin Mặt Trời có diện tích tối thiểu là bao nhiêu để có đủ điện thắp sáng hai bóng đèn có công suất \(100W\), một ti vi có công suất \(175W\). Biết rằng hiệu suất của pin Mặt Trời là \(10\% \)

  • A.

    \(2,68{m^2}\)

  • B.

    \(1,96{m^2}\)

  • C.

    \(5,87{m^2}\)

  • D.

    \(3,28{m^2}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Xác định công suất mà năng lượng Mặt Trời cần cung cấp cho mỗi mét vuông diện tích tấm pin:

Sử dụng công thức tính năng lượng: \({\rm{W}} = Pt\)

+ Công suất điện của pin Mặt Trời cần cung cấp cho ngôi nhà đó

+ Công suất toàn phần mà Mặt Trời cần cung cấp theo hiệu suất

=> Diện tích của các tấm pin Mặt Trời

Lời giải chi tiết :

+ Công suất mà năng lượng Mặt Trời cung cấp cho mỗi mét vuông diện tích tấm pin là:

\({P_0} = \frac{{\rm{W}}}{t} = \frac{{1400}}{1} = 1400{\rm{W = 1,4kW}}\)

+ Công suất điện của pin Mặt Trời cần cung cấp cho hai bóng đèn và ti vi là:

\({P_1} = 2.100 + 175 = 375W\)

+ Công suất toàn phần mà Mặt Trời cần cung cấp là:

\({P_2} = 10{P_1} = 10.375 = 3750W = 3,75kW\)

+ Diện tích tối thiểu của tấm pin Mặt Trời cần phủ lên mái nhà là:

\(S = \frac{{{P_2}}}{{1,4}} = \frac{{3,75}}{{1,4}} = 2,68{m^2}\)

Câu 21 :

Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là

  • A.
    nhiên liệu
  • B.
    nước
  • C.
    hơi nước
  • D.
    quạt gió

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là hơi nước

Câu 22 :

Nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất ?

  • A.
    Nhà máy phát điện gió
  • B.
    Nhà máy phát điện dùng pin mặt  trời
  • C.
    Nhà máy thuỷ điện
  • D.
    Nhà máy nhiệt điện

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhà máy nhiệt điện là nhà máy hoạt động bằng cách đốt nhiên liệu. Trong quá trình đốt nhiên liệu, nhiên liệu cháy thải ra môi trường rất nhiều chất độc hại

Câu 23 :

Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

  • A.

    Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện

  • B.

    Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học

  • C.

    Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm

  • D.

    Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hoạt động giúp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình là: Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.

Câu 24 :

Tiết kiệm năng lượng giúp:

  • A.

    Tiết kiệm chi phí

  • B.

    Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo

  • C.

    Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường

  • D.

    Cả ba đáp án trên đề đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tiết kiệm năng lượng giúp:

- Tiết kiệm chi phí

- Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo

- Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường

Câu 25 :

Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?

  • A.

    Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào

  • B.

    Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút

  • C.

    Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc

  • D.

    Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào là lãng phí, không tiết kiệm năng lượng.

Câu 26 :

Chọn đáp án sai?

Biện pháp nào dưới đây gây lãng phí năng lượng trong trường học?

  • A.

    Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.

  • B.

    Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,…

  • C.

    Tắt các thiết bị điện khi ra về.

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động => lãng phí điện năng.

- Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,… => lãng phí nước.

- Tắt các thiết bị điện trước khi ra về => tiết kiệm điện năng.

Câu 27 :

Những biện pháp dưới đây:

a) Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

d) Bật tivi xem cả ngày.

e) Tắt vòi nước trong khi đánh răng

g) Đổ thật nhiều nước khi luộc thực phẩm

Biện pháp nào giúp tiết kiệm năng lượng?

  • A.

    a, b, c, d

  • B.

    a, b, c

  • C.

    a, b, c, g

  • D.

    a, b, c, e

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng là:

- Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

- Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt vì hiệu quả thắp sáng của nó cao, năng lượng tỏa ra ít => giúp tiết kiệm điện năng.

- Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

- Tắt vòi nước trong khi đánh răng

Câu 28 :

Bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của bóng đèn dây tóc như sau:

Dựa vào bảng số liệu về bóng đèn dây tóc, em hãy tính toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả cho việc sử dụng bóng đèn dây tóc trên trong 1 năm. Cho biết giá điện là 1 500 đồng/kW.h và một năm có 365 ngày, mỗi ngày các đèn hoạt động 12h.

  • A.

    Chi phí: 2190 đồng; tiền điện: 492750 đồng

  • B.

    Chi phí: 21900 đồng; tiền điện: 492750 đồng

  • C.

    Chi phí: 43800 đồng; tiền điện: 657000 đồng

  • D.

    Chi phí: 4380 đồng; tiền điện: 657000 đồng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Tính thời gian bóng đèn hoạt động trong 1 năm.

- Tính số bóng đèn sử dụng trong 1 năm.

Lời giải chi tiết :

1 ngày đèn hoạt động 12 giờ

1 năm = 365 ngày

Thời gian bóng đèn hoạt động trong 1 năm là:

\(t = 365.12 = 4380\) (giờ)

* Bóng đèn dây tóc:

Số bóng đèn sử dụng trong 1 năm là:

\(n = \dfrac{{4380}}{{1000}} = 4,38\) (bóng)

Chi phí mua bóng đèn là:

4,38 x 5000 = 21900 (đồng)

Tiền điện phải trả là:

4380 x 0,075 x 1500 = 492750 (đồng)

Câu 29 :

Hoạt động nào sau đây là sử dụng năng lượng không hiệu quả?

  • A.

    Khi không sử dụng các tiết bị như máy tính, ti vi,… nên để ở chế độ chờ.

  • B.

    Sử dụng điện mặt trời trong trường học

  • C.

    Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn LED

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Khi không sử dụng các tiết bị như máy tính, ti vi,… nên tắt các thiết bị chứ không phải để ở chế độ chờ.

- Sử dụng điện mặt trời trong trường học giúp tiết kiệm năng lượng.

- Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn LED là không tiết kiệm năng lượng.

Câu 30 :

Trong các hành động sau, hành động nào thể hiện việc tiết kiệm năng lượng?

  • A.

    Tắt các thiết bị điện trong lớp học khi ra về.

  • B.

    Đặt điều hòa không khí ở mức dưới 250C vào những ngày mùa hè nóng nực.

  • C.

    Bật tất cả bóng điện ở hành lang lớp học trong các giờ học.

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hành động thể hiện việc tiết kiệm năng lượng là: Tắt các thiết bị điện trong lớp học khi ra về.