Trắc nghiệm Bài 50. Kính lúp - Vật Lí 9
Đề bài
Kính lúp là thấu kính hội tụ có:
-
A.
tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ
-
B.
tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
-
C.
tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ
-
D.
tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.
Có thể dùng kính lúp để quan sát
-
A.
Trận bóng đá trên sân vận động
-
B.
Một con vi trùng.
-
C.
Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay
-
D.
Kích thước của nguyên tử.
Phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây khi nói về kính lúp là:
-
A.
Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt khi quan sát các con vi khuẩn.
-
B.
Kính lúp thực chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
-
C.
Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát rõ hơn ảnh thật của những vật nhỏ.
-
D.
Kính lúp thực chất là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn.
Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để:
-
A.
ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật
-
B.
ảnh của vật là ảnh thật cùng chiều, lớn hơn vật.
-
C.
ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật
-
D.
ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Nhận định nào không đúng? Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy
-
A.
Ảnh cùng chiều với vật
-
B.
Ảnh lớn hơn vật
-
C.
Ảnh ảo
-
D.
Ảnh thật lớn hơn vật
Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất?
-
A.
Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}5\)
-
B.
Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}5,5\)
-
C.
Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}6\)
-
D.
Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}4\)
Số bội giác và tiêu cự ( đo bằng đơn vị xentimet ) của một kính lúp có hệ thức:
-
A.
\(G = 25f\)
-
B.
\(G = \frac{f}{{25}}\)
-
C.
$G = \frac{{25}}{f}$
-
D.
\(G = 25 - f\)
Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
-
A.
Thấu kính phân kì có tiêu cự \(10{\rm{ }}cm\)
-
B.
Thấu kính phân kì có tiêu cự \(50cm\)
-
C.
Thấu kính hội tụ có tiêu cự \(50cm\)
-
D.
Thấu kính hội tụ có tiêu cự \(10cm\)
Số ghi trên vành của một kính lúp là \(5x\). Tiêu cự kính lúp có giá trị là
-
A.
\(f\; = {\rm{ }}5m\)
-
B.
\(f\; = {\rm{ }}5cm\)
-
C.
\(f\; = {\rm{ }}5mm\)
-
D.
\(f\; = {\rm{ }}5dm\)
Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải:
-
A.
đặt vật ngoài khoảng tiêu cự
-
B.
đặt vật trong khoảng tiêu cự
-
C.
đặt vật sát vào mặt kính
-
D.
đặt vật bất cứ vị trí nào
Dùng kính lúp có số bội giác \(4x\) và kính lúp có số bội giác \(5x\) để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì:
-
A.
Kính lúp có số bội giác \(4x\) thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác \(5x\)
-
B.
Kính lúp có số bội giác \(4x\) thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác \(5x\)
-
C.
Kính lúp có số bội giác \(4x\) thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác \(5x\)
-
D.
Không so sánh được ảnh của hai kính lúp đó
Số bội giác của kính lúp:
-
A.
càng lớn thì tiêu cự càng lớn
-
B.
càng nhỏ thì tiêu cự càng nhỏ
-
C.
và tiêu cự tỉ lệ thuận
-
D.
càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ
Một kính lúp có tiêu cự \(f{\rm{ }} = {\rm{ }}12,5cm\) độ bội giác của kính lúp đó là:
-
A.
\(G{\rm{ }} = {\rm{ }}10\)
-
B.
\(G{\rm{ }} = {\rm{ }}2\)
-
C.
\(G{\rm{ }} = {\rm{ }}8\)
-
D.
\(G{\rm{ }} = {\rm{ }}4\)
Kính lúp có độ bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}5\), tiêu cự \(f\) của kính lúp đó là:
-
A.
\(5cm\)
-
B.
\(10cm\)
-
C.
\(20cm\)
-
D.
\(30cm\)
Trên hai kính lúp lần lượt có ghi \(2x\) và \(3x\) thì:
-
A.
Cả hai kính lúp có ghi \(2x\) và \(3x\) có tiêu cự bằng nhau
-
B.
Kính lúp có ghi \(3x\) có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi \(2x\)
-
C.
Kính lúp có ghi \(2x\) có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi \(3x\)
-
D.
Không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn.
Câu trả lời nào không đúng? Một người dùng kính lúp có tiêu cự \(10cm\) để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách kính \(5cm\) thì:
-
A.
Ảnh cách kính \(5cm\)
-
B.
Ảnh qua kính là ảnh ảo
-
C.
Ảnh cách kính \(10cm\)
-
D.
Ảnh cùng chiều với vật
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
-
A.
a – 1; b – 4; c – 2; d – 3
-
B.
a – 4; b – 2; c – 3; d – 2
-
C.
a – 4; b – 3; c – 1; d – 2
-
D.
a – 1; b – 3; c – 4; d – 2
Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào dưới đây không thể dùng làm kính lúp đuợc
-
A.
10cm
-
B.
15cm
-
C.
20cm
-
D.
25cm
Dùng kính lúp có số bội giác 2x và kính lúp có số bội giác 3x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn? Trong hai kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn?
-
A.
Dùng kính lúp 3x quan sát được ảnh lớn hơn; Kính lúp 3x có tiêu cự dài hơn.
-
B.
Dùng kính lúp 2x quan sát được ảnh lớn hơn; Kính lúp 2x có tiêu cự dài hơn.
-
C.
Dùng kính lúp 2x quan sát được ảnh lớn hơn; Kính lúp 3x có tiêu cự dài hơn.
-
D.
Dùng kính lúp 3x quan sát được ảnh lớn hơn; Kính lúp 2x có tiêu cự dài hơn.
Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là l,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu?
-
A.
37,5cm
-
B.
16,7cm
-
C.
18,75cm
-
D.
15cm
Trên hai kính lúp lần lượt có ghi “2x” và “3x” thì
-
A.
Cả hai kính lúp có ghi “2x” và “3x” có tiêu cự bằng nhau.
-
B.
Kính lúp có ghi “3x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “2x”.
-
C.
Kính lúp có ghi “2x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “3x”.
-
D.
Không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn.
Lời giải và đáp án
Kính lúp là thấu kính hội tụ có:
-
A.
tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ
-
B.
tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
-
C.
tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ
-
D.
tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.
Đáp án : C
Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ
Có thể dùng kính lúp để quan sát
-
A.
Trận bóng đá trên sân vận động
-
B.
Một con vi trùng.
-
C.
Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay
-
D.
Kích thước của nguyên tử.
Đáp án : C
Ta có: Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ
A - chỉ cần dùng mắt bình thường quan sát
B - cần dùng kính hiển vi để quan sát
C - dùng kính lúp
D - dùng kính siêu hiển vi để quan sát
Phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây khi nói về kính lúp là:
-
A.
Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt khi quan sát các con vi khuẩn.
-
B.
Kính lúp thực chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
-
C.
Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát rõ hơn ảnh thật của những vật nhỏ.
-
D.
Kính lúp thực chất là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn.
Đáp án : B
A - sai vì: Các con vi khuẩn được quan sát dưới kính hiển vi
B - đúng
C - sai vì kính lúp giúp ta quan sát ảnh ảo của những vật nhỏ
D - sai vì kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để:
-
A.
ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật
-
B.
ảnh của vật là ảnh thật cùng chiều, lớn hơn vật.
-
C.
ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật
-
D.
ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Đáp án : A
Người ấy phải điều chỉnh để ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
Nhận định nào không đúng? Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy
-
A.
Ảnh cùng chiều với vật
-
B.
Ảnh lớn hơn vật
-
C.
Ảnh ảo
-
D.
Ảnh thật lớn hơn vật
Đáp án : D
Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất?
-
A.
Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}5\)
-
B.
Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}5,5\)
-
C.
Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}6\)
-
D.
Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}4\)
Đáp án : C
Ta có: Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn.
Phương án C có độ bội giác lớn nhất trong các phương án là \(G = 6\) => sẽ cho ảnh lớn nhất
Số bội giác và tiêu cự ( đo bằng đơn vị xentimet ) của một kính lúp có hệ thức:
-
A.
\(G = 25f\)
-
B.
\(G = \frac{f}{{25}}\)
-
C.
$G = \frac{{25}}{f}$
-
D.
\(G = 25 - f\)
Đáp án : C
Ta có: Giữa số bội giác và tiêu cự \(f\) (đo bằng cm) có hệ thức: \(G = \frac{{25}}{f}\)
Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
-
A.
Thấu kính phân kì có tiêu cự \(10{\rm{ }}cm\)
-
B.
Thấu kính phân kì có tiêu cự \(50cm\)
-
C.
Thấu kính hội tụ có tiêu cự \(50cm\)
-
D.
Thấu kính hội tụ có tiêu cự \(10cm\)
Đáp án : D
Ta có: Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
A, B - không phải vì: Kính lúp là một thấu kính hội tụ
C - không phải vì có tiêu cự dài
D - đúng
Số ghi trên vành của một kính lúp là \(5x\). Tiêu cự kính lúp có giá trị là
-
A.
\(f\; = {\rm{ }}5m\)
-
B.
\(f\; = {\rm{ }}5cm\)
-
C.
\(f\; = {\rm{ }}5mm\)
-
D.
\(f\; = {\rm{ }}5dm\)
Đáp án : B
+ Mỗi kính lúp có số bội giác (kí hiệu G) được ghi trên vành kính bằng các con số như 2x, 3x, 5x …
+ Sử dụng biểu thức tính độ bội giác: \(G = \frac{{25}}{f}\)
Ta có: \(G = 5{\rm{x}} = \frac{{25}}{f} \to f = \frac{{25}}{5} = 5cm\)
Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải:
-
A.
đặt vật ngoài khoảng tiêu cự
-
B.
đặt vật trong khoảng tiêu cự
-
C.
đặt vật sát vào mặt kính
-
D.
đặt vật bất cứ vị trí nào
Đáp án : B
Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật
Dùng kính lúp có số bội giác \(4x\) và kính lúp có số bội giác \(5x\) để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì:
-
A.
Kính lúp có số bội giác \(4x\) thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác \(5x\)
-
B.
Kính lúp có số bội giác \(4x\) thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác \(5x\)
-
C.
Kính lúp có số bội giác \(4x\) thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác \(5x\)
-
D.
Không so sánh được ảnh của hai kính lúp đó
Đáp án : B
Ta có: Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn.
=> Kính lúp có độ bội giác \(4{\rm{x}}\) thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác \(5x\)
Số bội giác của kính lúp:
-
A.
càng lớn thì tiêu cự càng lớn
-
B.
càng nhỏ thì tiêu cự càng nhỏ
-
C.
và tiêu cự tỉ lệ thuận
-
D.
càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ
Đáp án : D
Ta có: Số bội giác \(G = \frac{{25}}{f}\)
Số bội giác \(G\) tỉ lệ nghịch với tiêu cự của kính
=> Số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ
Một kính lúp có tiêu cự \(f{\rm{ }} = {\rm{ }}12,5cm\) độ bội giác của kính lúp đó là:
-
A.
\(G{\rm{ }} = {\rm{ }}10\)
-
B.
\(G{\rm{ }} = {\rm{ }}2\)
-
C.
\(G{\rm{ }} = {\rm{ }}8\)
-
D.
\(G{\rm{ }} = {\rm{ }}4\)
Đáp án : B
Ta có:
Độ bội giác của kính lúp là: \(G = \frac{{25}}{f} = \frac{{25}}{{12,5}} = 2\)
Kính lúp có độ bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}5\), tiêu cự \(f\) của kính lúp đó là:
-
A.
\(5cm\)
-
B.
\(10cm\)
-
C.
\(20cm\)
-
D.
\(30cm\)
Đáp án : A
Ta có:
\(G = \frac{{25}}{f} \to f = \frac{{25}}{G} = \frac{{25}}{5} = 5cm\)
Trên hai kính lúp lần lượt có ghi \(2x\) và \(3x\) thì:
-
A.
Cả hai kính lúp có ghi \(2x\) và \(3x\) có tiêu cự bằng nhau
-
B.
Kính lúp có ghi \(3x\) có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi \(2x\)
-
C.
Kính lúp có ghi \(2x\) có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi \(3x\)
-
D.
Không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn.
Đáp án : C
Ta có: Số bội giác \(G = \frac{{25}}{f}\)
Số bội giác \(G\) tỉ lệ nghịch với tiêu cự \(f\)
=> Độ bội giác càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ
=> Kính có ghi \(3x\) có tiêu cự nhỏ hơn kính lúp có ghi \(2x\)
Câu trả lời nào không đúng? Một người dùng kính lúp có tiêu cự \(10cm\) để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách kính \(5cm\) thì:
-
A.
Ảnh cách kính \(5cm\)
-
B.
Ảnh qua kính là ảnh ảo
-
C.
Ảnh cách kính \(10cm\)
-
D.
Ảnh cùng chiều với vật
Đáp án : A
+ Vẽ ảnh của vật qua kính lúp
+ Sử dụng công thức thấu kính hội tụ: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{{d'}}\) (d’ là ảnh ảo)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}f = 10cm\\d = 5cm\end{array} \right.\)
\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{{d'}} \to d' = \frac{{f{\rm{d}}}}{{f - d}} = \frac{{10.5}}{{10 - 5}} = 10cm\)
=> Ảnh qua thấu kính là ảnh ảo, cùng chiều với vật và cách thấu kính \(10cm\)
=> Phương án A - sai
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
-
A.
a – 1; b – 4; c – 2; d – 3
-
B.
a – 4; b – 2; c – 3; d – 2
-
C.
a – 4; b – 3; c – 1; d – 2
-
D.
a – 1; b – 3; c – 4; d – 2
Đáp án : C
- Kính lúp là một thấu kính hội tụ, có tiêu cự ngắn.
- Tiêu cự của kính lúp không được dài hơn 25cm. Vì nếu tiêu cự dài hơn 25cm thì số bội giác sẽ nhỏ hơn 1 và kính lúp sẽ mất tác dụng.
- Số bội giác của một kính lúp là một đại lượng dùng để đánh giá tác dụng của kính. Kính có số bội giác càng lớn cho ta thu được một ảnh càng lớn trên màng lưới của mắt.
- Số bội giác của kính lúp được tính theo công thức \(G = \dfrac{{25{\rm{ }}}}{{f\left( {cm} \right)}}{\rm{ }}\)
Kết quả: a – 4; b – 3; c – 1; d – 2
Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào dưới đây không thể dùng làm kính lúp đuợc
-
A.
10cm
-
B.
15cm
-
C.
20cm
-
D.
25cm
Đáp án : D
- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Số bội giác của kính lúp cho biết, ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
- Số bội giác của kính lúp: \(G = \dfrac{{25}}{{f\,\,\left( {cm} \right)}}\)
Công thức tính số bội giác của kính lúp là \(G = \dfrac{{25}}{{f\,\,\left( {cm} \right)}}\)
Nếu tiêu cự của kính \(f \ge 25cm \Rightarrow G = \dfrac{{25}}{{f\,\,\left( {cm} \right)}} \le 1\)
→Kính lúp sẽ mất tác dụng cho ảnh ảo lớn hơn vật.
→ Thấu kính hội tụ có tiêu cự 25cm không thể sử dụng để làm kính lúp.
Dùng kính lúp có số bội giác 2x và kính lúp có số bội giác 3x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn? Trong hai kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn?
-
A.
Dùng kính lúp 3x quan sát được ảnh lớn hơn; Kính lúp 3x có tiêu cự dài hơn.
-
B.
Dùng kính lúp 2x quan sát được ảnh lớn hơn; Kính lúp 2x có tiêu cự dài hơn.
-
C.
Dùng kính lúp 2x quan sát được ảnh lớn hơn; Kính lúp 3x có tiêu cự dài hơn.
-
D.
Dùng kính lúp 3x quan sát được ảnh lớn hơn; Kính lúp 2x có tiêu cự dài hơn.
Đáp án : D
- Mỗi kính lúp có một số bội giác (kí hiệu là G) được ghi bằng các con số như 2x, 3x, 5x,… Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát một vật thì sẽ thấy ảnh càng lớn.
- Giữa số bội giác và tiêu cự f (đo bằng đơn vị xentimet) của một kính lúp có hệ thức:
\(G = \dfrac{{25}}{{f\,\,\left( {cm} \right)}} \Rightarrow f = \dfrac{{25}}{G}\)
Dùng kính lúp có số bội giác 3x ta sẽ thấy ảnh lớn hơn khi dùng kính có bội có số bội giác 2x khi quan sát cùng một vật trong cùng một điều kiện quan sát.
Kính lúp 2x và 3x có tiêu cự tương ứng là: f = 25/2 = 12,5cm \(\left\{ \begin{array}{l}{f_{2x}} = \dfrac{{25}}{G} = \dfrac{{25}}{2} = 12,5cm\\{f_{3x}} = \dfrac{{25}}{G} = \dfrac{{25}}{3} = 8,33cm\end{array} \right.\)
Kính lúp 2x có tiêu cự dài hơn kính 3x.
Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là l,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu?
-
A.
37,5cm
-
B.
16,7cm
-
C.
18,75cm
-
D.
15cm
Đáp án : B
Giữa số bội giác và tiêu cự f (đo bằng đơn vị xentimet) của một kính lúp có hệ thức: \(G = \dfrac{{25}}{f}\)
Ta có: \(G = \dfrac{{25}}{{f\,\,\left( {cm} \right)}} \Rightarrow f = \dfrac{{25}}{G} \Rightarrow {f_{\max }} = \dfrac{{25}}{{{G_{\min }}}} = \dfrac{{25}}{{1,5}} \approx 16,7cm\)
Trên hai kính lúp lần lượt có ghi “2x” và “3x” thì
-
A.
Cả hai kính lúp có ghi “2x” và “3x” có tiêu cự bằng nhau.
-
B.
Kính lúp có ghi “3x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “2x”.
-
C.
Kính lúp có ghi “2x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “3x”.
-
D.
Không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn.
Đáp án : C
Công thức liên hệ giữa số bội giác và tiêu cự: \(G = \frac{{25}}{f}\)
Kính lúp có ghi 2x
\( \Rightarrow G = 2 = \dfrac{{25}}{f} \Rightarrow {f_{2x}} = 12,5cm\)
Kính lúp có ghi 3x
\( \Rightarrow G = 3 = \dfrac{{25}}{f} \Rightarrow {f_{3x}} = 8,3cm\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 52. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 53. Sự phân tích ánh sáng trắng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 49. Mắt cận và mắt lão Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 48. Mắt Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 47. Sự tạo ảnh trong máy ảnh Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 45. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44. Thấu kính phân kỳ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 42. Thấu kính hội tụ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 61. Sản xuất điện năng - Sử dụng tiết kiệm điện năng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 59. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu - Vật Lí 9