Trắc nghiệm Bài 27. Lực điện từ - Vật Lí 9

Đề bài

Câu 1 :

Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:

  • A.

    Chịu tác dụng của lực điện

  • B.

    Chịu tác dụng của lực từ

  • C.

    Chịu tác dụng của lực điện từ

  • D.

    Chịu tác dụng của lực đàn hồi

Câu 2 :

Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ?

  • A.

    Quy tắc nắm tay phải

  • B.

    Quy tắc nắm tay trái

  • C.

    Quy tắc bàn tay phải

  • D.

    Quy tắc bàn tay trái

Câu 3 :

Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?

  • A.

    Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều dài của dây

  • B.

    Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó

  • C.

    Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó

  • D.

    Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó

Câu 4 :

Quy tắc bàn tay trái được xác định?

  • A.

     Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

  • B.

    Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

  • C.

    Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

  • D.

    Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Câu 5 :

Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:

  • A.

    Chiều của lực điện từ.

  • B.

    Chiều của đường sức từ

  • C.

    Chiều của dòng điện.

  • D.

    Chiều của  đường của đường đi vào các cực của nam châm.

Câu 6 :

Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:

  • A.

    Chiều của dòng điện qua dây dẫn.

  • B.

    Chiều đường sức từ qua dây dẫn.

  • C.

    Chiều chuyển động của dây dẫn.

  • D.

    Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Câu 7 :

Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.

  • A.

    Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

  • B.

    Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

  • C.

    Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

  • D.

    Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

Câu 8 :

Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào?

  • A.

    Cùng hướng với dòng điện

  • B.

    Cùng hướng với đường sức từ

  • C.

    Vuông góc với  cả dây dẫn và đường sức từ

  • D.

    Không có lực điện từ

Câu 9 :

Chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau có chiều:

  • A.

    Từ B sang A

  • B.

    Từ A sang B

  • C.

    Không đủ dữ kiện để xác định chiều dòng điện qua dây dẫn AB

  • D.

    Không xác định được chiều dòng điện qua dây dẫn AB

Câu 10 :

Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:

Tên các cực của nam châm là:

  • A.
  • B.
  • C.

    Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm

  • D.

    Không xác định được

Câu 11 :

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?

  • A.

    Mặt khung dây song song với các đường sức từ

  • B.

    Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ

  • C.

    Mặt khung dây tạo thành một góc \({60^0}\) với các đường sức từ

  • D.

    Mặt khung dây tạo thành một góc \({45^0}\) với các đường sức từ

Câu 12 :

Hình dưới đây mô tả khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Về vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?

  • A.

    Khung không chịu tác dụng của lực điện từ

  • B.

    Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay

  • C.

    Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung

  • D.

    Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính

Câu 13 :

Một thanh nam châm thẳng đã bị tróc hết vỏ sơn, mấu dấu các cực. Để xác định tên từ cực, ta có thể cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua. Giả sử dây dẫn mang dòng điện có chiều như hình vẽ. Chọn phương án đúng:

  • A.

    Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng trước ra đằng sau của mặt phẳng chứa nam châm thì cực gần dây dẫn là cực Bắc.

  • B.

    Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng sau ra đằng trước của mặt phẳng chứa nam châm và dây dẫn thì cực gần dây dẫn là cực Nam.

  • C.

    Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng sau ra đằng trước của mặt phẳng chứa nam châm và dây dẫn thì cực gần dây dẫn là cực Bắc.

  • D.

    Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm

Câu 14 :

Trong hình vẽ bên, AB là một đoạn dây dẫn thẳng, dòng điện chạy theo chiều từ A đến B. Các đường sức từ nằm vuông góc với mặt phẳng của hình vẽ và có chiều từ ngoài vào trong. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây AB được biểu diễn theo

  • A.
    mũi tên 2.     
  • B.
    mũi tên 1.    
  • C.
    mũi tên 4.          
  • D.
    mũi tên 3.
Câu 15 :

Cho biết dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Hình nào sau đây đúng?

  • A.
    Hình 1 
  • B.
    Hình 4.    
  • C.
    Hình 3   
  • D.
    Hình 2
Câu 16 :

Hãy chỉ ra hình vẽ nào không đúng?

  • A.
    Hình d 
  • B.
    Hình b         
  • C.
    Hình a 
  • D.
    Hình c
Câu 17 :

Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình vẽ) có chiều từ:

  • A.
    Dưới lên trên.     
  • B.
    Trên xuống dưới.
  • C.
    Phải sang trái.                
  • D.
    Trái sang phải.
Câu 18 :

Một nam châm hình chữ U và một dây dẫn thẳng được bố trí như hình 30.4.a, b, c và d. Dòng điện trong dây dẫn có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy, chiều đi từ phía trước ra phía sau trang giấy. Hỏi trường hợp nào lực điện từ tác dụng vào dây dẫn hướng thẳng đứng lên trên?

  • A.
    a
  • B.
    b
  • C.
    c
  • D.
    d
Câu 19 :

Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình 35.3 ở bên?

  • A.
    Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt.
  • B.
    Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy
  • C.
    Miếng nam châm đứng yên không bị hút, không bị đẩy.
  • D.
    Miếng nam châm chỉ bị nam châm điện đẩy ra.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:

  • A.

    Chịu tác dụng của lực điện

  • B.

    Chịu tác dụng của lực từ

  • C.

    Chịu tác dụng của lực điện từ

  • D.

    Chịu tác dụng của lực đàn hồi

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.

Câu 2 :

Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ?

  • A.

    Quy tắc nắm tay phải

  • B.

    Quy tắc nắm tay trái

  • C.

    Quy tắc bàn tay phải

  • D.

    Quy tắc bàn tay trái

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi biết chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn thẳng, chiều đường sức từ, quy tắc bàn tay trái giúp ta xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn. 

=> Quy tắc bàn tay trái dùng xác định chiều của lực điện từ

Câu 3 :

Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?

  • A.

    Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều dài của dây

  • B.

    Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó

  • C.

    Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó

  • D.

    Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó

Câu 4 :

Quy tắc bàn tay trái được xác định?

  • A.

     Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

  • B.

    Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

  • C.

    Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

  • D.

    Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Câu 5 :

Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:

  • A.

    Chiều của lực điện từ.

  • B.

    Chiều của đường sức từ

  • C.

    Chiều của dòng điện.

  • D.

    Chiều của  đường của đường đi vào các cực của nam châm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

=>Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện

Câu 6 :

Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:

  • A.

    Chiều của dòng điện qua dây dẫn.

  • B.

    Chiều đường sức từ qua dây dẫn.

  • C.

    Chiều chuyển động của dây dẫn.

  • D.

    Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó

=> Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Câu 7 :

Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.

  • A.

    Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

  • B.

    Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

  • C.

    Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

  • D.

    Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ

=> Phương án B đúng

Câu 8 :

Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào?

  • A.

    Cùng hướng với dòng điện

  • B.

    Cùng hướng với đường sức từ

  • C.

    Vuông góc với  cả dây dẫn và đường sức từ

  • D.

    Không có lực điện từ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì không có lực điện từ .

Câu 9 :

Chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau có chiều:

  • A.

    Từ B sang A

  • B.

    Từ A sang B

  • C.

    Không đủ dữ kiện để xác định chiều dòng điện qua dây dẫn AB

  • D.

    Không xác định được chiều dòng điện qua dây dẫn AB

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng quy tắc bàn tay trái

Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Lời giải chi tiết :

Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra chiều dòng điện qua dây dẫn AB có chiều từ B sang A

Câu 10 :

Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:

Tên các cực của nam châm là:

  • A.
  • B.
  • C.

    Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm

  • D.

    Không xác định được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng quy tắc bàn tay trái

Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

+ Sử dụng tính chất của đường sức từ: vào Nam - ra Bắc

Lời giải chi tiết :

Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra các đường sức từ có chiều từ dưới lên => tên các cực của nam châm như sau:

Câu 11 :

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?

  • A.

    Mặt khung dây song song với các đường sức từ

  • B.

    Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ

  • C.

    Mặt khung dây tạo thành một góc \({60^0}\) với các đường sức từ

  • D.

    Mặt khung dây tạo thành một góc \({45^0}\) với các đường sức từ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng cách xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện

+ Vận dụng quy tắc bàn tay trái

Lời giải chi tiết :

Khung dây sẽ quay đến vị trí mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ thì dưng lại.

Vì: Khi mặt phẳng của khung dây vuông góc với đường sức từ thì lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung và vuông góc với các cạnh => Vì vậy, các lực này có tác dụng kéo căng (hay nén) khung dây nhưng không làm quay nó nữa.

Câu 12 :

Hình dưới đây mô tả khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Về vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?

  • A.

    Khung không chịu tác dụng của lực điện từ

  • B.

    Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay

  • C.

    Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung

  • D.

    Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng quy tắc bàn tay trái - xác định chiều lực từ tác dụng lên các đoạn dây của khung dây

Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Lời giải chi tiết :

Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta xác định được lực từ tác dụng lên các đoạn dây dẫn của khung như sau:

=> Ý kiến đúng là khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay mà chỉ bị kéo căng ra

Câu 13 :

Một thanh nam châm thẳng đã bị tróc hết vỏ sơn, mấu dấu các cực. Để xác định tên từ cực, ta có thể cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua. Giả sử dây dẫn mang dòng điện có chiều như hình vẽ. Chọn phương án đúng:

  • A.

    Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng trước ra đằng sau của mặt phẳng chứa nam châm thì cực gần dây dẫn là cực Bắc.

  • B.

    Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng sau ra đằng trước của mặt phẳng chứa nam châm và dây dẫn thì cực gần dây dẫn là cực Nam.

  • C.

    Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng sau ra đằng trước của mặt phẳng chứa nam châm và dây dẫn thì cực gần dây dẫn là cực Bắc.

  • D.

    Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng quy tắc bàn tay trái

Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

+ Sử dụng tính chất của đường sức từ: vào Nam - ra Bắc

Lời giải chi tiết :

Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra:

Câu 14 :

Trong hình vẽ bên, AB là một đoạn dây dẫn thẳng, dòng điện chạy theo chiều từ A đến B. Các đường sức từ nằm vuông góc với mặt phẳng của hình vẽ và có chiều từ ngoài vào trong. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây AB được biểu diễn theo

  • A.
    mũi tên 2.     
  • B.
    mũi tên 1.    
  • C.
    mũi tên 4.          
  • D.
    mũi tên 3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Lời giải chi tiết :

Sử dụng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều của của lực từ tác dụng lên đoạn dây AB như hình vẽ.

 

Vậy chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây AB được biểu diễn theo mũi tên 1.

Câu 15 :

Cho biết dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Hình nào sau đây đúng?

  • A.
    Hình 1 
  • B.
    Hình 4.    
  • C.
    Hình 3   
  • D.
    Hình 2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cãi choãi ra chỉ chiều của lực điện từ.

Lời giải chi tiết :

Chiều của dòng điện có chiều hướng từ trước ra sau.

Đường sức từ có chiều từ N sang S.

Sử dụng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều của lực từ có hướng từ trái sang phải.

Câu 16 :

Hãy chỉ ra hình vẽ nào không đúng?

  • A.
    Hình d 
  • B.
    Hình b         
  • C.
    Hình a 
  • D.
    Hình c

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

+ Kí hiệu: \( \oplus \) trước → sau; \( \odot \) sau → trước.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta có các hình đúng là: Hình a, b, c

Hình sai là Hình d.

Câu 17 :

Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình vẽ) có chiều từ:

  • A.
    Dưới lên trên.     
  • B.
    Trên xuống dưới.
  • C.
    Phải sang trái.                
  • D.
    Trái sang phải.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cố tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra \({90^0}\) chỉ chiều của lực điện từ.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng quy tắc bàn tay trái, ta có chiều lực từ như hình vẽ

 

Câu 18 :

Một nam châm hình chữ U và một dây dẫn thẳng được bố trí như hình 30.4.a, b, c và d. Dòng điện trong dây dẫn có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy, chiều đi từ phía trước ra phía sau trang giấy. Hỏi trường hợp nào lực điện từ tác dụng vào dây dẫn hướng thẳng đứng lên trên?

  • A.
    a
  • B.
    b
  • C.
    c
  • D.
    d

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ

Lời giải chi tiết :

Sử dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ của hình b có chiều hướng thẳng đứng lên trên

Câu 19 :

Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình 35.3 ở bên?

  • A.
    Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt.
  • B.
    Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy
  • C.
    Miếng nam châm đứng yên không bị hút, không bị đẩy.
  • D.
    Miếng nam châm chỉ bị nam châm điện đẩy ra.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.

Lời giải chi tiết :

Khi có dòng điện xoay chiều chạy trong nam châm điện thì mỗi khi dòng điện đổi chiều thì nam châm đổi từ cực. Do đó miếng nam châm liên tục bị nam châm điện hút, đẩy.

Trắc nghiệm Bài 28. Động cơ điện một chiều - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 28. Động cơ điện một chiều Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 31. Hiện tượng cảm ứng điện từ - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Hiện tượng cảm ứng điện từ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 32. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 32. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 33. Dòng điện xoay chiều - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 33. Dòng điện xoay chiều Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 34. Máy phát điện xoay chiều - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 34. Máy phát điện xoay chiều Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 35. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 35. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 36. Truyền tải điện năng đi xa - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 36. Truyền tải điện năng đi xa Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 37. Máy biến thế - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 37. Máy biến thế Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 26. Ứng dụng của nam châm điện - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Ứng dụng của nam châm điện Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 25. Sự nhiễm điện của sắt, thép - Nam châm điện - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 25. Sự nhiễm điện của sắt, thép - Nam châm điện Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 24. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 23. Từ phổ - Đường sức từ - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 23. Từ phổ - Đường sức từ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 21. Nam châm vĩnh cửu - Vật Lí 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 21. Nam châm vĩnh cửu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết