Trắc nghiệm Bài 43. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ - Vật Lí 9
Đề bài
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
-
A.
là ảnh thật, lớn hơn vật.
-
B.
là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
-
C.
ngược chiều với vật.
-
D.
là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:
-
A.
ảnh ảo ngược chiều vật.
-
B.
ảnh ảo cùng chiều vật.
-
C.
ảnh thật cùng chiều vật.
-
D.
ảnh thật ngược chiều vật.
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:
-
A.
thật, ngược chiều với vật.
-
B.
thật, luôn lớn hơn vật.
-
C.
ảo, cùng chiều với vật.
-
D.
thật, luôn cao bằng vật.
Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:
-
A.
ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
-
B.
ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-
C.
ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
-
D.
ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất:
-
A.
ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-
B.
ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
-
C.
ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
-
D.
ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.
Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ
-
A.
Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn
-
B.
Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến
-
C.
Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo
-
D.
Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến
Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng:
-
A.
2F
-
B.
F
-
C.
3F
-
D.
4F
Sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh ảo ở thấu kính hội tụ:
-
A.
Ảnh thật luôn cùng chiều với vật
-
B.
Ảnh ảo luôn cùng chiều với vật
-
C.
Ảnh thật luôn lớn hơn vật
-
D.
Ảnh ảo luôn nhỏ hơn vật
Ảnh \(S'\) của điểm sáng \(S\) được đặt như hình là:
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Trong hình sau, \(S\)- là điểm vật thật, \({\rm{S}}'\)- là điểm ảnh, \(xy\) - là trục chính thấu kính.
Hãy cho biết \(S'\) là ảnh gì và thấu kính thuộc loại nào?
-
A.
ảnh ảo và thấu kính phân kỳ
-
B.
ảnh thật và thấu kính hội tụ
-
C.
ảnh ảo và thấu kính hội tụ
-
D.
ảnh thật và thấu kính phân kỳ
Gọi \(d\) là khoảng cách từ \(S\) đến thấu kính, d nằm trong khoảng nào?
-
A.
\(d < {\rm{OF}}\)
-
B.
\(d > {\rm{OF}}\)
-
C.
\(d = {\rm{OF}}\)
-
D.
\({\rm{0 < d < OF}}\)
Cho hình sau
Với \(\Delta \) - trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng và A’B’ là ảnh của AB.
Chọn phương án đúng trong các phương án sau:
-
A.
A’B’ là ảnh ảo
-
B.
A’B’ là ảnh thật
-
C.
Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì
-
D.
B và C đúng
Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng
-
A.
cùng chiều, nhỏ hơn vật
-
B.
cùng chiều với vật
-
C.
ngược chiều, lớn hơn vật
-
D.
ngược chiều với vật
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật thì AB nằm cách thấu kính một khoảng:
-
A.
OA < f
-
B.
OA > 2f
-
C.
OA = f
-
D.
OA = 2f
Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f = 16cm\). Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính:
-
A.
8 cm
-
B.
16 cm
-
C.
32 cm
-
D.
48 cm
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f = 20cm\). Một vật thật AB cách thấu kính \(40cm\). Ảnh thu được là:
-
A.
ảnh thật, cách thấu kính 40cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.
-
B.
ảnh thật, cách thấu kính 20cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật
-
C.
ảnh thật, cách thấu kính 40cm, cùng chiều vật và độ cao bằng vật
-
D.
ảnh ảo, cách thấu kính 10cm, cùng chiều vật và lớn hơn vật
Một vật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. Ảnh cách vật 32cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu?
-
A.
24cm
-
B.
16cm
-
C.
48 cm
-
D.
29cm
Lời giải và đáp án
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
-
A.
là ảnh thật, lớn hơn vật.
-
B.
là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
-
C.
ngược chiều với vật.
-
D.
là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Đáp án : D
Ta có, ảnh và vật nằm về cùng một phía so với thấu kính
=> ảnh A’B’ là ảnh ảo và cùng chiều với vật
Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:
-
A.
ảnh ảo ngược chiều vật.
-
B.
ảnh ảo cùng chiều vật.
-
C.
ảnh thật cùng chiều vật.
-
D.
ảnh thật ngược chiều vật.
Đáp án : B
Khi đặt vật trong khoảng tiêu cự => ảnh là ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:
-
A.
thật, ngược chiều với vật.
-
B.
thật, luôn lớn hơn vật.
-
C.
ảo, cùng chiều với vật.
-
D.
thật, luôn cao bằng vật.
Đáp án : A
Vận dụng đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
Ta có, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính
=> ảnh là ảnh thật, ngược chiều với vật có thể nhỏ hoặc bằng hoặc lớn hơn vật tùy vị trí của vật.
Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:
-
A.
ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
-
B.
ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-
C.
ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
-
D.
ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
Đáp án : A
=> Khi đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật
Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất:
-
A.
ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
-
B.
ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
-
C.
ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
-
D.
ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.
Đáp án : D
=> Khi đặt vật AB trước thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng d =2f => ảnh A’B’ là ảnh thật, ngược chiều và cao bằng vật.
Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ
-
A.
Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn
-
B.
Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến
-
C.
Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo
-
D.
Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến
Đáp án : C
Ta có:
Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
+ Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
+ Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
+ Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật
+ Vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh cũng vuông góc với trục chính của vật.
Nên câu sai là câu C: Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
Vì ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng:
-
A.
2F
-
B.
F
-
C.
3F
-
D.
4F
Đáp án : B
Ta có: Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự
Sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh ảo ở thấu kính hội tụ:
-
A.
Ảnh thật luôn cùng chiều với vật
-
B.
Ảnh ảo luôn cùng chiều với vật
-
C.
Ảnh thật luôn lớn hơn vật
-
D.
Ảnh ảo luôn nhỏ hơn vật
Đáp án : B
Vận dụng đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
Ta có, sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh ảo ở thấu kính hội tụ là:
+ Ảnh thật luôn ngược chiều với vật
+ Ảnh ảo luôn cùng chiều với vật
+ Ảnh thật có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng vật
+ Ảnh ảo luôn lớn hơn vật
=> Các phương án:
A, C, D - sai
B - đúng
Ảnh \(S'\) của điểm sáng \(S\) được đặt như hình là:
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : A
+ Kẻ tia tới \(SI\) bất kì
+ Kẻ trục phụ song song với \(SI\)
+ Qua \(F'\) kẻ đường vuông góc với trục chính, cắt trục phụ tại tiêu điểm phụ \({F_p}'\)
+ Tia tới song song với trục phụ thì tia ló qua tiêu điểm phụ nên tia ló qua \(I\) và \({F_p}'\), tia ló này cắt trục chính tại \(S'\). \(S'\) là ảnh cần xác định.
Trong hình sau, \(S\)- là điểm vật thật, \({\rm{S}}'\)- là điểm ảnh, \(xy\) - là trục chính thấu kính.
Hãy cho biết \(S'\) là ảnh gì và thấu kính thuộc loại nào?
-
A.
ảnh ảo và thấu kính phân kỳ
-
B.
ảnh thật và thấu kính hội tụ
-
C.
ảnh ảo và thấu kính hội tụ
-
D.
ảnh thật và thấu kính phân kỳ
Đáp án: B
Ta có:
+ Vì \(S'\) và \(S\) ở khác phía trục chính nên \(S\) và \(S'\) cùng tính chất => \(S'\) là ảnh thật.
+ Vật thật cho ảnh thật => thấu kính là thấu kính hội tụ
Gọi \(d\) là khoảng cách từ \(S\) đến thấu kính, d nằm trong khoảng nào?
-
A.
\(d < {\rm{OF}}\)
-
B.
\(d > {\rm{OF}}\)
-
C.
\(d = {\rm{OF}}\)
-
D.
\({\rm{0 < d < OF}}\)
Đáp án: B
Phương pháp vẽ ảnh
+ Vẽ hai đường đặc biệt
+ Giao của hai đường
+ Vì điểm vật, điểm ảnh và quang tâm O thẳng hàng nên nối \(S{\rm{S}}'\) cắt trục chính tại điểm O là quang tâm.
+ Qua O dựng thấu kính hội tụ vuông góc với trục chính.
+ Kẻ tia \(SI//xy\) thì tia ló qua \({\rm{IS}}'\), cắt \(xy\) tại \(F'\). Lấy \(F\) đối xứng với \(F'\) qua O.
=> điểm S nằm ngoài tiêu cực, \(d > OF\)
Cho hình sau
Với \(\Delta \) - trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng và A’B’ là ảnh của AB.
Chọn phương án đúng trong các phương án sau:
-
A.
A’B’ là ảnh ảo
-
B.
A’B’ là ảnh thật
-
C.
Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì
-
D.
B và C đúng
Đáp án : A
Ta có,
+ A’B’ cùng chiều với AB => A’B’ là ảnh ảo
+ ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật => thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ
Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng
-
A.
cùng chiều, nhỏ hơn vật
-
B.
cùng chiều với vật
-
C.
ngược chiều, lớn hơn vật
-
D.
ngược chiều với vật
Đáp án : D
Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ luôn ngược chiều với vật
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật thì AB nằm cách thấu kính một khoảng:
-
A.
OA < f
-
B.
OA > 2f
-
C.
OA = f
-
D.
OA = 2f
Đáp án : B
Ta có:
=> Để thu được ảnh thật ngược chiều, nhỏ hơn vật => vật phải cách thấu kính một khoảng OA > 2f
Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f = 16cm\). Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính:
-
A.
8 cm
-
B.
16 cm
-
C.
32 cm
-
D.
48 cm
Đáp án : D
Ta có: Để thu được ảnh thật ngược chiều, nhỏ hơn vật => vật phải cách thấu kính một khoảng \(d > 2f\)
Theo đầu bài ta có: \(f = 16cm \to 2f = 32cm\)
=> Để thu được ảnh nhỏ hơn vật => vật cần đặt cách thấu kính một khoảng \(d > 32cm\)
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f = 20cm\). Một vật thật AB cách thấu kính \(40cm\). Ảnh thu được là:
-
A.
ảnh thật, cách thấu kính 40cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.
-
B.
ảnh thật, cách thấu kính 20cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật
-
C.
ảnh thật, cách thấu kính 40cm, cùng chiều vật và độ cao bằng vật
-
D.
ảnh ảo, cách thấu kính 10cm, cùng chiều vật và lớn hơn vật
Đáp án : A
+ Vận dụng các đặc điểm ảnh của vật qua thấu kính hội tụ
+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} \pm \frac{1}{{d'}}\)
Ta có, \(f = 20cm;d = 40cm\)
+ Vật đặt tại \(d = 2f = 40cm\) => ảnh thu được là ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật
+ Áp dụng biểu thức: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)
Ta suy ra: \(d' = \frac{{f.d}}{{d - f}} = \frac{{20.40}}{{40 - 20}} = 40cm\)
=> Ảnh thu được là ảnh thật ngược chiều với vật, cách thấu kính một khoảng 40cm và cao bằng vật.
Một vật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. Ảnh cách vật 32cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu?
-
A.
24cm
-
B.
16cm
-
C.
48 cm
-
D.
29cm
Đáp án : A
+ Sử dụng biểu thức: Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)
+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} \pm \frac{1}{{d'}}\)
+ ảnh ảo cao gấp 3 lần vật, ta suy ra: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{1}{3} = \frac{d}{{d'}} \to d' = 3{\rm{d}}\)
+ Lại có: d' - d =32 => 3d - d = 32 => d = 16 (cm)
+ Do ảnh là ảnh ảo, sử dụng công thức thấu kính, ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{{d'}}\\ \to f = \frac{{d'.d}}{{d' - d}} = \frac{{3{\rm{d}}.d}}{{3{\rm{d}} - d}} = \frac{3}{2}d = \frac{3}{2}.16 = 24cm\end{array}\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44. Thấu kính phân kỳ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 45. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 47. Sự tạo ảnh trong máy ảnh Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 48. Mắt Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 49. Mắt cận và mắt lão Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 50. Kính lúp Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 52. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 53. Sự phân tích ánh sáng trắng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 42. Thấu kính hội tụ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 61. Sản xuất điện năng - Sử dụng tiết kiệm điện năng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 59. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu - Vật Lí 9