Trắc nghiệm Bài 45. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ - Vật Lí 9
Đề bài
Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:
-
A.
Có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo
-
B.
Chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến
-
C.
Chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến
-
D.
Chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.
Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là:
-
A.
ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
-
B.
ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
-
C.
ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
-
D.
ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
Đối với thấu kính phân kỳ, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính:
-
A.
ở tại quang tâm.
-
B.
ở cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
-
C.
ở khác phía so với vật.
-
D.
ở rất xa so với tiêu điểm.
Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ
-
A.
đều cùng chiều với vật.
-
B.
đều ngược chiều với vật.
-
C.
đều lớn hơn vật.
-
D.
đều nhỏ hơn vật.
Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ
-
A.
càng lớn và càng gần thấu kính
-
B.
càng nhỏ và càng gần thấu kính.
-
C.
càng lớn và càng xa thấu kính.
-
D.
càng nhỏ và càng xa thấu kính.
Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm:
-
A.
Đặt trong khoảng tiêu cự.
-
B.
Đặt ngoài khoảng tiêu cự.
-
C.
Đặt tại tiêu điểm.
-
D.
Đặt rất xa.
Chọn phương án đúng về cách vẽ ảnh \(A'B'\) của vật sáng \(AB\) trong các trường hợp sau:
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Vật \(AB\) có độ cao \(h\) được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm \(A\) nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm \(F\). Ảnh \(A'B'\) có độ cao là \(h'\) thì:
-
A.
\(h = h'\)
-
B.
\(h = 2h'\)
-
C.
\(h' = 2h\)
-
D.
\(h < h'\)
Lần lượt đặt vật \(AB\) trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo \({A_1}{B_1}\) , thấu kính hội tụ cho ảnh ảo \({A_2}{B_2}\) thì:
-
A.
\({A_1}{B_1} < {A_2}{B_2}\)
-
B.
\({A_1}{B_1} = {A_2}{B_2}\)
-
C.
\({A_1}{B_1} > {A_2}{B_2}\)
-
D.
\({A_1}{B_1} \ge {A_2}{B_2}\)
Vật \(AB\) đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự \(f\), có \(A\) nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng \(OA\) cho ảnh \(A'B'\) cao bằng nửa vật \(AB\) khi:
-
A.
\(OA < f\)
-
B.
\(OA = f\)
-
C.
\(OA{\rm{ }} > f\)
-
D.
\(OA = 2f\)
Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kỳ. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là:
-
A.
\(\frac{f}{2}\)
-
B.
\(\frac{f}{3}\)
-
C.
\(2f\)
-
D.
\(f\)
Một người quan sát vật \(AB\) qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt \(8cm\) thì thấy ảnh của mọi vật ở xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng \(64cm\) trở lại. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì:
-
A.
\(40cm\)
-
B.
\(64cm\)
-
C.
\(56cm\)
-
D.
\(72cm\)
Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó cùng chiều với ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?. Thấu kính là hội tụ hay phân kì?
-
A.
Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
-
B.
Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ
-
C.
Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
-
D.
Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
Đặt vật \(AB\) trước một thấu kính phân kì có tiêu cự \(f = 12cm\). Vật \(AB\) cách thấu kính một khoảng \(d = 8cm\), \(A\) nằm trên trục chính. Biết vật \(AB = 6mm\)
Ảnh của vật \(AB\) cách thấu kính một đoạn bằng:
-
A.
\(4,8cm\)
-
B.
\(4cm\)
-
C.
\(24cm\)
-
D.
\(\frac{{40}}{3}cm\)
Ảnh của vật \(AB\) là \(A'B'\) có độ lớn bằng:
-
A.
\(4mm\)
-
B.
\(10mm\)
-
C.
\(3,6mm\)
-
D.
\(6mm\)
Lời giải và đáp án
Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:
-
A.
Có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo
-
B.
Chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến
-
C.
Chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến
-
D.
Chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.
Đáp án : B
Ta có ảnh của một vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là:
-
A.
ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
-
B.
ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
-
C.
ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
-
D.
ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
Đáp án : B
Ta có ảnh của một vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Đối với thấu kính phân kỳ, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính:
-
A.
ở tại quang tâm.
-
B.
ở cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
-
C.
ở khác phía so với vật.
-
D.
ở rất xa so với tiêu điểm.
Đáp án : B
Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ
-
A.
đều cùng chiều với vật.
-
B.
đều ngược chiều với vật.
-
C.
đều lớn hơn vật.
-
D.
đều nhỏ hơn vật.
Đáp án : A
A - đúng
B - sai vì ảnh ảo của vật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì đều cùng chiều với vật
C - sai vì ảnh ảo của vật qua thấu kính hội tụ lớn hơn vật còn ảnh ảo của vật qua thấu kính phân kì luôn nhỏ hơn vật.
D - sai vì ảnh ảo của vật qua thấu kính hội tụ lớn hơn vật còn ảnh ảo của vật qua thấu kính phân kì luôn nhỏ hơn vật.
Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ
-
A.
càng lớn và càng gần thấu kính
-
B.
càng nhỏ và càng gần thấu kính.
-
C.
càng lớn và càng xa thấu kính.
-
D.
càng nhỏ và càng xa thấu kính.
Đáp án : A
Sử dụng đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ càng lớn và càng gần thấu kính.
Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm:
-
A.
Đặt trong khoảng tiêu cự.
-
B.
Đặt ngoài khoảng tiêu cự.
-
C.
Đặt tại tiêu điểm.
-
D.
Đặt rất xa.
Đáp án : D
Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Chọn phương án đúng về cách vẽ ảnh \(A'B'\) của vật sáng \(AB\) trong các trường hợp sau:
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : C
A - sai vì: ảnh \(A'B'\) là ảnh ảo
B - sai vì: tia đi qua quang tâm thì truyền thẳng
C - đúng
D - sai vì: ảnh \(A'B'\) là ảnh ảo
Vật \(AB\) có độ cao \(h\) được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm \(A\) nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm \(F\). Ảnh \(A'B'\) có độ cao là \(h'\) thì:
-
A.
\(h = h'\)
-
B.
\(h = 2h'\)
-
C.
\(h' = 2h\)
-
D.
\(h < h'\)
Đáp án : B
+ Vẽ ảnh qua thấu kính phân kì
+ Sử dụng công thức tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)
+ Ta có: \(d' = \frac{f}{2}\)
+ Ta suy ra: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}} = \frac{f}{{\frac{f}{2}}} = 2 \to h = 2h'\)
Lần lượt đặt vật \(AB\) trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo \({A_1}{B_1}\) , thấu kính hội tụ cho ảnh ảo \({A_2}{B_2}\) thì:
-
A.
\({A_1}{B_1} < {A_2}{B_2}\)
-
B.
\({A_1}{B_1} = {A_2}{B_2}\)
-
C.
\({A_1}{B_1} > {A_2}{B_2}\)
-
D.
\({A_1}{B_1} \ge {A_2}{B_2}\)
Đáp án : A
Sử dụng tính chất tạo ảnh của vật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì
+ Vật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo thì ảnh ảo luôn lớn hơn vật
+ Vật qua thấu kính phân kì luông cho ảnh ảo nhỏ hơn vật
Ta có:
+ Vật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo thì ảnh ảo luôn lớn hơn vật
+ Vật qua thấu kính phân kì luông cho ảnh ảo nhỏ hơn vật
\( \to \left\{ \begin{array}{l}{A_1}{B_1} < AB\\{A_2}{B_2} > AB\end{array} \right. \to {A_2}{B_2} > {A_1}{B_1}\)
Vật \(AB\) đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự \(f\), có \(A\) nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng \(OA\) cho ảnh \(A'B'\) cao bằng nửa vật \(AB\) khi:
-
A.
\(OA < f\)
-
B.
\(OA = f\)
-
C.
\(OA{\rm{ }} > f\)
-
D.
\(OA = 2f\)
Đáp án : B
Vật \(AB\) đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự \(f\), có \(A\) nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng \(OA\) cho ảnh \(A'B'\) cao bằng nửa vật \(AB\) khi \(OA = OF' = f\)
Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kỳ. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là:
-
A.
\(\frac{f}{2}\)
-
B.
\(\frac{f}{3}\)
-
C.
\(2f\)
-
D.
\(f\)
Đáp án : A
Ta có: \(d' = \frac{f}{2}\)
Một người quan sát vật \(AB\) qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt \(8cm\) thì thấy ảnh của mọi vật ở xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng \(64cm\) trở lại. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì:
-
A.
\(40cm\)
-
B.
\(64cm\)
-
C.
\(56cm\)
-
D.
\(72cm\)
Đáp án : C
Vì ảnh của tất cả các vật nằm trước thấu kính phân kì đều là ảnh ảo nằm trong khoảng từ tiêu điểm đến quang tâm của thấu kính, nên tiêu cự của thấu kính phân kì này là: \(64cm{\rm{ }} - {\rm{ }}8cm{\rm{ }} = {\rm{ }}56cm\)
Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó cùng chiều với ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?. Thấu kính là hội tụ hay phân kì?
-
A.
Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
-
B.
Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ
-
C.
Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
-
D.
Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.
Đáp án : B
- Ta thấy thấu kính hội tụ cho:
+ ảnh ảo lớn hơn vật cùng chiều với vật
+ ảnh thật lớn hơn vật ngược chiều với vật
- Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật
Theo dữ kiện bài toán thì ảnh lớn hơn vật và cùng chiều với vật nên thấu kính đó là thấu kính hội tụ và ảnh đó là ảnh ảo
Đặt vật \(AB\) trước một thấu kính phân kì có tiêu cự \(f = 12cm\). Vật \(AB\) cách thấu kính một khoảng \(d = 8cm\), \(A\) nằm trên trục chính. Biết vật \(AB = 6mm\)
Ảnh của vật \(AB\) cách thấu kính một đoạn bằng:
-
A.
\(4,8cm\)
-
B.
\(4cm\)
-
C.
\(24cm\)
-
D.
\(\frac{{40}}{3}cm\)
Đáp án: A
- Cách 1: Phương pháp đại số
+ Dựng ảnh của vật qua thấu kính:
+ Xét các tam giác đồng dạng
+ Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác
- Cách 2: Sử dụng công thức thấu kính phân kì: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{{d'}} - \frac{1}{d}\)
- Cách 1:
+ Ta có, ảnh của vật qua thấu kính phân kì
+ Từ hình, ta có:
- \(\Delta FB'O\) đồng dạng với \(\Delta IB'B\)
Ta suy ra: $\frac{{BI}}{{OF}} = \frac{{BB'}}{{OB'}} = \frac{8}{{12}} = \frac{2}{3}$
- \(\Delta OAB\) đồng dạng với \(\Delta OA'B'\)
Ta suy ra:
\(\begin{array}{l}\frac{{OA}}{{OA'}} = \frac{{OB}}{{OB'}} = \frac{{OB' + BB'}}{{OB'}} = 1 + \frac{{BB'}}{{OB'}} = 1 + \frac{2}{3} = \frac{5}{3}\\ \to OA' = \frac{3}{5}OA = \frac{3}{5}8 = 4,8cm\end{array}\)
- Cách 2: Sử dụng công thức thấu kính phân kì: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{{d'}} - \frac{1}{d}\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}f = 12cm\\d = 8cm\\d' = ?\end{array} \right.\)
\(\frac{1}{f} = \frac{1}{{d'}} - \frac{1}{d} \to d' = \frac{{f{\rm{d}}}}{{f + d}} = \frac{{12.8}}{{12 + 8}} = 4,8cm\)
Ảnh của vật \(AB\) là \(A'B'\) có độ lớn bằng:
-
A.
\(4mm\)
-
B.
\(10mm\)
-
C.
\(3,6mm\)
-
D.
\(6mm\)
Đáp án: C
- Cách 1: Phương pháp đại số
+ Dựng ảnh của vật qua thấu kính:
+ Xét các tam giác đồng dạng
+ Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác
- Cách 2: tỉ lệ ảnh vật: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)
- Cách 1:
+ Từ hình, ta có:
- \(\Delta FB'O\) đồng dạng với \(\Delta IB'B\)
Ta suy ra: $\frac{{BI}}{{OF}} = \frac{{BB'}}{{OB'}} = \frac{8}{{12}} = \frac{2}{3}$
- \(\Delta OAB\) đồng dạng với \(\Delta OA'B'\)
Ta suy ra:
\(\begin{array}{l}\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OB}}{{OB'}} = \frac{{OB' + BB'}}{{OB'}} = 1 + \frac{2}{3} = \frac{5}{3}\\ \to A'B' = \frac{3}{5}AB = \frac{3}{5}.6 = 3,6mm\end{array}\)
- Cách 2: Sử dụng công thức tỉ lệ ảnh vật: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}h = 6mm\\d = 8cm\\d' = 4,8cm\end{array} \right.\)
\( \to \frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}} \to h' = \frac{{d'}}{d}h = \frac{{4,8}}{8}.6 = 3,6mm\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 47. Sự tạo ảnh trong máy ảnh Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 48. Mắt Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 49. Mắt cận và mắt lão Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 50. Kính lúp Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 52. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 53. Sự phân tích ánh sáng trắng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44. Thấu kính phân kỳ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 42. Thấu kính hội tụ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 61. Sản xuất điện năng - Sử dụng tiết kiệm điện năng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 59. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu - Vật Lí 9