Trắc nghiệm Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu - Vật Lí 9
Đề bài
Hiện tượng nào sau đây không phải là sự trộn các ánh sáng màu?
-
A.
Chiếu ánh sáng tím với ánh sáng vàng vào cùng một chỗ trên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có màu khác.
-
B.
Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu thích hợp lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng màu trắng.
-
C.
Chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD cho tia phản xạ lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.
-
D.
Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu khác nhau lần lượt lên tấm màn màu trắng. Ta lần lượt thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.
Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào không tạo ra được ánh sáng trắng?
-
A.
Trộn ánh sáng đỏ, lục, lam với độ sáng thích hợp.
-
B.
Trộn ánh sáng đỏ tươi, vàng, lục lam với độ sáng thích hợp.
-
C.
Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp.
-
D.
Trộn ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với độ sáng thích hợp.
Khi chiếu hai ánh sáng đỏ và lục lên một tờ giấy trắng ta thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu vàng. Nếu chiếu thêm vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu
-
A.
đỏ
-
B.
lục
-
C.
trắng
-
D.
lam
Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?
-
A.
Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng
-
B.
Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng
-
C.
Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ, rồi sau đó qua kính lọc màu vàng
-
D.
Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng
Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào dưới đây?
-
A.
Đỏ
-
B.
Vàng
-
C.
Da cam
-
D.
Lục
Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng ở giữa có trục quay, chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau và tô màu lần lượt là: đỏ, lục và lam. Cho vòng tròn quay thật nhanh nhìn mặt giấy ta nhận thấy có màu
-
A.
kẽ sọc đỏ và lục
-
B.
kẽ sọc đỏ và lam
-
C.
kẽ sọc lục và lam
-
D.
trắng.
Chiếu ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta thu được vệt sáng màu:
-
A.
màu đỏ
-
B.
màu vàng
-
C.
màu lục
-
D.
màu lam
Tại một điểm trên màn hình tivi màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu ba hạt này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu khác nhau tại điểm đó. Nếu ba màu này được kích thích sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?
-
A.
Màu vàng
-
B.
Màu xanh da trời
-
C.
Màu hồng
-
D.
Màu trắng
Chọn phương án sai.
-
A.
Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác
-
B.
Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy ánh sáng trắng
-
C.
Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn
-
D.
Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh hòa bình thẫm.
Chọn phương án đúng.
-
A.
Chỉ có thể trộn hai ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn
-
B.
Ba màu đỏ, vàng, lục là ba màu cơ bản của ánh sáng
-
C.
Khi trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta thấy màu đen
-
D.
Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh hòa bình thẫm
Lời giải và đáp án
Hiện tượng nào sau đây không phải là sự trộn các ánh sáng màu?
-
A.
Chiếu ánh sáng tím với ánh sáng vàng vào cùng một chỗ trên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có màu khác.
-
B.
Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu thích hợp lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng màu trắng.
-
C.
Chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD cho tia phản xạ lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.
-
D.
Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu khác nhau lần lượt lên tấm màn màu trắng. Ta lần lượt thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.
Đáp án : C
A, B, D - là sự trộn các ánh sáng màu
C - không phải là sự trộn ánh sáng màu mà là sự phân tích ánh sáng trắng
Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào không tạo ra được ánh sáng trắng?
-
A.
Trộn ánh sáng đỏ, lục, lam với độ sáng thích hợp.
-
B.
Trộn ánh sáng đỏ tươi, vàng, lục lam với độ sáng thích hợp.
-
C.
Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp.
-
D.
Trộn ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với độ sáng thích hợp.
Đáp án : C
A, B, D - tạo ra ánh sáng trắng
C - không tạo ra ánh sáng trắng
Khi chiếu hai ánh sáng đỏ và lục lên một tờ giấy trắng ta thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu vàng. Nếu chiếu thêm vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu
-
A.
đỏ
-
B.
lục
-
C.
trắng
-
D.
lam
Đáp án : C
Khi trộn các ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam với nhau => ánh sáng trắng.
Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?
-
A.
Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng
-
B.
Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng
-
C.
Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ, rồi sau đó qua kính lọc màu vàng
-
D.
Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng
Đáp án : D
Cách tạo ra rự trộn các ánh sáng màu: Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy
Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào dưới đây?
-
A.
Đỏ
-
B.
Vàng
-
C.
Da cam
-
D.
Lục
Đáp án : C
Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu da cam
Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng ở giữa có trục quay, chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau và tô màu lần lượt là: đỏ, lục và lam. Cho vòng tròn quay thật nhanh nhìn mặt giấy ta nhận thấy có màu
-
A.
kẽ sọc đỏ và lục
-
B.
kẽ sọc đỏ và lam
-
C.
kẽ sọc lục và lam
-
D.
trắng.
Đáp án : D
Khi đó, do sự lưu ảnh của mắt, các màu đỏ, lục và lam được trộn lại với nhau => màu trắng
Chiếu ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta thu được vệt sáng màu:
-
A.
màu đỏ
-
B.
màu vàng
-
C.
màu lục
-
D.
màu lam
Đáp án : B
Khi trộn các ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta được màu vàng
Tại một điểm trên màn hình tivi màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu ba hạt này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu khác nhau tại điểm đó. Nếu ba màu này được kích thích sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?
-
A.
Màu vàng
-
B.
Màu xanh da trời
-
C.
Màu hồng
-
D.
Màu trắng
Đáp án : D
Nếu cả ba màu này được kích thích phát sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu trắng
Chọn phương án sai.
-
A.
Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác
-
B.
Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy ánh sáng trắng
-
C.
Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn
-
D.
Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh hòa bình thẫm.
Đáp án : B
A, C, D - đúng
B - sai vì: Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.
Chọn phương án đúng.
-
A.
Chỉ có thể trộn hai ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn
-
B.
Ba màu đỏ, vàng, lục là ba màu cơ bản của ánh sáng
-
C.
Khi trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta thấy màu đen
-
D.
Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh hòa bình thẫm
Đáp án : D
A - sai vì: Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn.
B - sai vì: Ba màu đỏ, lục và lam là ba màu cơ bản
C - sai vì: Khi trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta cũng được ánh sáng trắng.
D - đúng
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 53. Sự phân tích ánh sáng trắng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 52. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 50. Kính lúp Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 49. Mắt cận và mắt lão Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 48. Mắt Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 47. Sự tạo ảnh trong máy ảnh Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 45. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44. Thấu kính phân kỳ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 42. Thấu kính hội tụ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 61. Sản xuất điện năng - Sử dụng tiết kiệm điện năng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 59. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu - Vật Lí 9