Trắc nghiệm Bài 59. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng - Vật Lí 9
Đề bài
Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng:
-
A.
Tảng đá nằm trên mặt đất
-
B.
Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất
-
C.
Chiếc thuyền chạy trên mặt nước
-
D.
Viên phấn rơi từ trên bàn xuống
Có mấy dạng năng lượng:
-
A.
2
-
B.
4
-
C.
6
-
D.
8
Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành:
-
A.
Cơ năng
-
B.
Nhiệt năng
-
C.
Năng lượng hạt nhân
-
D.
A hoặc B
Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:
-
A.
quả bóng bị trái đất hút
-
B.
mặt đất đã cấp động năng cho quả bóng
-
C.
thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng
-
D.
một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí
Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do
-
A.
thế năng xe luôn giảm dần
-
B.
động năng xe luôn giảm dần.
-
C.
động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
-
D.
động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng
Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
-
A.
Làm cho vật nóng lên
-
B.
Truyền được âm
-
C.
Phản chiếu được ánh sáng
-
D.
Làm cho vật chuyển động
Hãy chỉ ra năng lượng đã chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận (1), (2) của thiết bị sau.
-
A.
(1) Cơ năng, (2) Quang năng
-
B.
(1) Cơ năng, (2) Cơ năng
-
C.
(1) Điện năng, (2) Quang năng
-
D.
(1) Quang năng, (2) Cơ năng
Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi nó có khả năng nào?
-
A.
Làm tăng thể tích vật khác
-
B.
Làm nóng một vật khác
-
C.
Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động
-
D.
Nổi trên mặt nước
Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng?
-
A.
Có thể kéo, đẩy các vật
-
B.
Có thểm làm biến dạng vật khác
-
C.
Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật
-
D.
Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác
Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng?
-
A.
Cơ năng
-
B.
Điện năng
-
C.
Hóa năng
-
D.
Quang năng
Trong nồi nước sôi đang bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?
-
A.
Động năng thành thế năng
-
B.
Nhiệt năng thành cơ năng
-
C.
Nhiệt năng thành hóa năng
-
D.
Hóa năng thành cơ năng
Hiện tượng nào sau đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?
-
A.
Núm đinamô quay, đèn bật sáng
-
B.
Tốc độ của vật tăng, giảm
-
C.
Vật đổi màu khi bị cọ xát
-
D.
Vật nóng lên khi bị cọ xát
Quạt trần đang hoạt động đã có sự biến đổi điện năng thành
-
A.
cơ năng.
-
B.
quang năng.
-
C.
hóa năng.
-
D.
cơ năng và nhiệt năng.
Thiết bị nào biến đổi điện năng thành nhiệt năng
-
A.
Hình A
-
B.
Hình B
-
C.
Hình C
-
D.
Hình D
Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành:
-
A.
nhiệt năng
-
B.
quang năng
-
C.
điện năng
-
D.
nhiệt năng và quang năng
Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là:
-
A.
thế năng
-
B.
nhiệt năng
-
C.
điện năng
-
D.
động năng và thế năng
Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB (hình vẽ). Chọn phát biểu đúng.
-
A.
Động năng của vật tại A là lớn nhất
-
B.
Thế năng của vật tại B là lớn nhất
-
C.
Động năng của vật tại D là lớn nhất
-
D.
Thế năng của vật tại C là lớn nhất
Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên. Tại sao?
-
A.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.
-
B.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, động năng làm tay ta nóng lên.
-
C.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.
-
D.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.
Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng (Hình vẽ).
-
A.
Điện năng và quang năng
-
B.
Nhiệt năng và quang năng
-
C.
Hóa năng và nhiệt năng
-
D.
Hóa năng và quang năng
Sơ đồ chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng (còn được gọi là sơ đồ dòng năng lượng ) của đèn pin.
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Hình vẽ trên mô tả một máy sấy tóc đang hoạt động. Mũi tên trên sơ đồ dòng năng lượng cho thấy sự chuyển hóa điện năng thành ba dạng năng lượng khác. Tên ba dạng năng lượng đó là:
-
A.
Thế năng, động năng, năng lượng âm
-
B.
Nhiệt năng, động năng, năng lượng âm
-
C.
Nhiệt năng, động năng, thế năng
-
D.
Hóa năng, nhiệt năng, năng lượng âm
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn, được chuyển hóa thành ______ giúp ta đạp xe.
-
A.
Nhiệt năng
-
B.
Quang năng
-
C.
Động năng
-
D.
Năng lượng âm
Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?
-
A.
Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.
-
B.
Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt.
-
C.
Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành và năng lượng âm.
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều sai
Lời giải và đáp án
Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng:
-
A.
Tảng đá nằm trên mặt đất
-
B.
Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất
-
C.
Chiếc thuyền chạy trên mặt nước
-
D.
Viên phấn rơi từ trên bàn xuống
Đáp án : A
Ta nhận biết được 1 vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác ( nhiệt năng)
=>Trường hợp tảng đá nằm trên mặt đất không có năng lượng
Có mấy dạng năng lượng:
-
A.
2
-
B.
4
-
C.
6
-
D.
8
Đáp án : C
Các dạng năng lượng: Cơ năng, nhiệt năng, hóa năng, quang năng, điện năng, năng lượng hạt nhân
Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành:
-
A.
Cơ năng
-
B.
Nhiệt năng
-
C.
Năng lượng hạt nhân
-
D.
A hoặc B
Đáp án : D
Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hoặc nhiệt năng.
Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:
-
A.
quả bóng bị trái đất hút
-
B.
mặt đất đã cấp động năng cho quả bóng
-
C.
thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng
-
D.
một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí
Đáp án : D
Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí
Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do
-
A.
thế năng xe luôn giảm dần
-
B.
động năng xe luôn giảm dần.
-
C.
động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
-
D.
động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng
Đáp án : C
Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
-
A.
Làm cho vật nóng lên
-
B.
Truyền được âm
-
C.
Phản chiếu được ánh sáng
-
D.
Làm cho vật chuyển động
Đáp án : A
Trường hợp biểu hiện của nhiệt năng là: Làm cho vật nóng lên
Hãy chỉ ra năng lượng đã chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận (1), (2) của thiết bị sau.
-
A.
(1) Cơ năng, (2) Quang năng
-
B.
(1) Cơ năng, (2) Cơ năng
-
C.
(1) Điện năng, (2) Quang năng
-
D.
(1) Quang năng, (2) Cơ năng
Đáp án : A
Ta có, trong thiết bị trên, cơ năng (1) được chuyển hóa thành quang năng (2)
Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi nó có khả năng nào?
-
A.
Làm tăng thể tích vật khác
-
B.
Làm nóng một vật khác
-
C.
Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động
-
D.
Nổi trên mặt nước
Đáp án : B
Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi nó có khả năng cung cấp nhiệt năng làm nóng một vật khác
Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng?
-
A.
Có thể kéo, đẩy các vật
-
B.
Có thểm làm biến dạng vật khác
-
C.
Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật
-
D.
Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác
Đáp án : C
Bằng các giác quan, căn cứ vào khả năng có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng
Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng?
-
A.
Cơ năng
-
B.
Điện năng
-
C.
Hóa năng
-
D.
Quang năng
Đáp án : B
Trong nồi cơm điện, điện năng đã được biến đổi thành nhiệt năng
Trong nồi nước sôi đang bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?
-
A.
Động năng thành thế năng
-
B.
Nhiệt năng thành cơ năng
-
C.
Nhiệt năng thành hóa năng
-
D.
Hóa năng thành cơ năng
Đáp án : B
Trong nồi nước đang bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng
Hiện tượng nào sau đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?
-
A.
Núm đinamô quay, đèn bật sáng
-
B.
Tốc độ của vật tăng, giảm
-
C.
Vật đổi màu khi bị cọ xát
-
D.
Vật nóng lên khi bị cọ xát
Đáp án : A
Hiện tượng đi kèm theo sự biến đổi đổi từ cơ năng thành điện năng là núm đinamô quay, đèn bật sáng
Quạt trần đang hoạt động đã có sự biến đổi điện năng thành
-
A.
cơ năng.
-
B.
quang năng.
-
C.
hóa năng.
-
D.
cơ năng và nhiệt năng.
Đáp án : D
Sử dụng lí thuyết về năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng.
Quạt trần đang hoạt động đã có sự biến đổi điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.
Thiết bị nào biến đổi điện năng thành nhiệt năng
-
A.
Hình A
-
B.
Hình B
-
C.
Hình C
-
D.
Hình D
Đáp án : A
Bếp từ là thiết bị biến đổi điện năng thành nhiệt năng
Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành:
-
A.
nhiệt năng
-
B.
quang năng
-
C.
điện năng
-
D.
nhiệt năng và quang năng
Đáp án : D
Sử dụng lý thuyết chuyển hóa năng lượng.
Khi cọ sát que diêm với vỏ bao diêm tạo ra ngọn lửa => hóa năng lưu trữ trong que diêm được chuyển hóa thành nhiệt năng và ánh sáng (quang năng).
Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là:
-
A.
thế năng
-
B.
nhiệt năng
-
C.
điện năng
-
D.
động năng và thế năng
Đáp án : A
Sử dụng lý thuyết chuyển hóa năng lượng.
Mô hình của thủy điện tích năng là 2 hồ chứa nước ở hai cao độ khác nhau => năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là thế năng.
Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB (hình vẽ). Chọn phát biểu đúng.
-
A.
Động năng của vật tại A là lớn nhất
-
B.
Thế năng của vật tại B là lớn nhất
-
C.
Động năng của vật tại D là lớn nhất
-
D.
Thế năng của vật tại C là lớn nhất
Đáp án : B
Sử dụng lý thuyết chuyển hóa năng lượng.
Từ hình vẽ ta thấy: điểm B có độ cao lớn nhất => tại B thế năng của vật là lớn nhất.
Tại C thế năng nhỏ nhất, động năng lớn nhất.
Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên. Tại sao?
-
A.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.
-
B.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, động năng làm tay ta nóng lên.
-
C.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.
-
D.
Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.
Đáp án : A
Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng này làm tay ta ấm lên.
Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng (Hình vẽ).
-
A.
Điện năng và quang năng
-
B.
Nhiệt năng và quang năng
-
C.
Hóa năng và nhiệt năng
-
D.
Hóa năng và quang năng
Đáp án : B
Sử dụng lý thuyết chuyển hóa năng lượng.
Khi đèn pin được bất sáng ta thấy đèn pin nóng lên, phát ra ánh sáng.
Vậy các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng là nhiệt năng và quang năng.
Sơ đồ chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng (còn được gọi là sơ đồ dòng năng lượng ) của đèn pin.
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : A
Sơ đồ chuyển hóa năng lượng:
Hình vẽ trên mô tả một máy sấy tóc đang hoạt động. Mũi tên trên sơ đồ dòng năng lượng cho thấy sự chuyển hóa điện năng thành ba dạng năng lượng khác. Tên ba dạng năng lượng đó là:
-
A.
Thế năng, động năng, năng lượng âm
-
B.
Nhiệt năng, động năng, năng lượng âm
-
C.
Nhiệt năng, động năng, thế năng
-
D.
Hóa năng, nhiệt năng, năng lượng âm
Đáp án : B
Điện năng chuyển hóa thành:
+ Nhiệt năng: hơi nóng của máy sấy
+ Động năng: làm quạt quay
+ Năng lượng âm: âm thanh của máy sấy
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn, được chuyển hóa thành ______ giúp ta đạp xe.
-
A.
Nhiệt năng
-
B.
Quang năng
-
C.
Động năng
-
D.
Năng lượng âm
Đáp án : C
Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn, được chuyển hóa thành động năng giúp ta đạp xe.
Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?
-
A.
Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.
-
B.
Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt.
-
C.
Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành và năng lượng âm.
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều sai
Đáp án : A
Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng.
Theo định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng đã chuyểnhóa từ dạng này sang dạng khác. Ở trường hợp này thì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm. Vì vậy mà quả bóng không lên được điểm A ban đầu.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 61. Sản xuất điện năng - Sử dụng tiết kiệm điện năng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 61. Sản xuất điện năng - Sử dụng tiết kiệm điện năng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 59. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu - Vật Lí 9