Trắc nghiệm Bài 48. Mắt - Vật Lí 9
Đề bài
Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:
-
A.
Thể thủy tinh và thấu kính
-
B.
Thể thủy tinh và màng lưới
-
C.
Màng lưới và võng mạc
-
D.
Con ngươi và thấu kính
Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là
-
A.
Ảnh ảo nhỏ hơn vật.
-
B.
Ảnh ảo lớn hơn vật.
-
C.
Ảnh thật nhỏ hơn vật.
-
D.
Ảnh thật lớn hơn vật.
Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở:
-
A.
Thể thủy tinh của mắt.
-
B.
Võng mạc của mắt.
-
C.
Con ngươi của mắt.
-
D.
Lòng đen của mắt.
Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như
-
A.
Gương cầu lồi
-
B.
Gương cầu lõm
-
C.
Thấu kính hội tụ
-
D.
Thấu kính phân kỳ
Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở
-
A.
Trước màng lưới của mắt.
-
B.
Trên màng lưới của mắt.
-
C.
Sau màng lưới của mắt.
-
D.
Trước tiêu điểm của thể thuỷ tinh của mắt.
Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:
-
A.
Thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
-
B.
Thay đổi đường kính của con ngươi
-
C.
Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.
-
D.
Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.
-
B.
Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.
-
C.
Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.
-
D.
Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.
Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là sai?
-
A.
Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự của thể thủy tinh mắt lớn nhất.
-
B.
Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa.
-
C.
Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt thay đổi theo độ tuổi.
-
D.
Mắt tốt, khi quan sát mà không phải điều điều tiết thì tiêu điểm của thể thuỷ tinh nằm trên màng lưới.
Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng
-
A.
từ điểm cực cận đến mắt.
-
B.
từ điểm cực viễn đến vô cực.
-
C.
từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
-
D.
từ điểm cực viễn đến mắt.
Khoảng cách nào sau đây được coi là khoảng nhìn thấy rõ của mắt?
-
A.
Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
-
B.
Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn.
-
C.
Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận.
-
D.
Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là
-
A.
Tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật.
-
B.
Tạo ra ảnh thật, bé hơn vật.
-
C.
Tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật.
-
D.
Tạo ra ảnh ảo, bé hơn vật.
Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở vị trí:
-
A.
trên thể thủy tinh của mắt.
-
B.
trước màng lưới của mắt.
-
C.
trên màng lưới của mắt.
-
D.
sau màng lưới của mắt.
Một đặc điểm của mắt mà nhờ đó mắt nhìn rõ được vật khi quan sát các vật xa, gần khác nhau là:
-
A.
thể thủy tinh có thể thay đổi độ cong.
-
B.
màng lưới có thể thay đổi độ cong.
-
C.
thể thủy tinh có thể di chuyển được.
-
D.
màng lưới có thể di chuyển được.
Tiêu cự của thể thủy tinh là dài nhất khi mắt quan sát vật ở
-
A.
điểm cực cận
-
B.
điểm cực viễn
-
C.
khoảng cực cận
-
D.
khoảng cực viễn
Tiêu cự của thể thủy tinh là ngắn nhất khi mắt quan sát vật ở
-
A.
điểm cực cận
-
B.
điểm cực viễn
-
C.
khoảng cực cận
-
D.
khoảng cực viễn
Khi nhìn một tòa nhà cao \(10m\) ở cách mắt \(20m\) thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là \(2cm\).
-
A.
\(0,5cm\)
-
B.
\(1,0cm\)
-
C.
\(1,5cm\)
-
D.
\(2,0cm\)
Một người nhìn rõ một vật. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là \(2cm\). Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt
-
A.
\(0cm\)
-
B.
\(2cm\)
-
C.
\(5cm\)
-
D.
vô cùng
Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.
-
A.
0,5cm
-
B.
1,0cm
-
C.
1,5cm.
-
D.
2,0cm
Lời giải và đáp án
Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:
-
A.
Thể thủy tinh và thấu kính
-
B.
Thể thủy tinh và màng lưới
-
C.
Màng lưới và võng mạc
-
D.
Con ngươi và thấu kính
Đáp án : B
Mắt có nhiều bộ phận. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc)
Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là
-
A.
Ảnh ảo nhỏ hơn vật.
-
B.
Ảnh ảo lớn hơn vật.
-
C.
Ảnh thật nhỏ hơn vật.
-
D.
Ảnh thật lớn hơn vật.
Đáp án : C
Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở:
-
A.
Thể thủy tinh của mắt.
-
B.
Võng mạc của mắt.
-
C.
Con ngươi của mắt.
-
D.
Lòng đen của mắt.
Đáp án : B
Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Ta có, màng lưới hay còn gọi là võng mạc
Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như
-
A.
Gương cầu lồi
-
B.
Gương cầu lõm
-
C.
Thấu kính hội tụ
-
D.
Thấu kính phân kỳ
Đáp án : C
Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm
Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở
-
A.
Trước màng lưới của mắt.
-
B.
Trên màng lưới của mắt.
-
C.
Sau màng lưới của mắt.
-
D.
Trước tiêu điểm của thể thuỷ tinh của mắt.
Đáp án : B
Ta có: Dù mắt có phải điều tiết hay không điều tiết thì muốn nhìn thấy vật thì ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới của mắt
Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:
-
A.
Thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
-
B.
Thay đổi đường kính của con ngươi
-
C.
Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.
-
D.
Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
Đáp án : C
Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh)
Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.
-
B.
Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.
-
C.
Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.
-
D.
Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.
Đáp án : D
A - sai vì: Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn
B - sai vì: Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy được gọi là điểm cực cận và khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết lớn nhất
C - sai vì: Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn
D - đúng
Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là sai?
-
A.
Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự của thể thủy tinh mắt lớn nhất.
-
B.
Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa.
-
C.
Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt thay đổi theo độ tuổi.
-
D.
Mắt tốt, khi quan sát mà không phải điều điều tiết thì tiêu điểm của thể thuỷ tinh nằm trên màng lưới.
Đáp án : B
A, C, D - đúng
B - sai vì: Khi nhìn vật ở xa vô cực (điểm cực viễn) mắt không phải điều tiết
Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng
-
A.
từ điểm cực cận đến mắt.
-
B.
từ điểm cực viễn đến vô cực.
-
C.
từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
-
D.
từ điểm cực viễn đến mắt.
Đáp án : C
Khoảng cách từ điểm CC đến CV gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt
=> Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng giới hạn nhìn rõ này.
Khoảng cách nào sau đây được coi là khoảng nhìn thấy rõ của mắt?
-
A.
Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
-
B.
Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn.
-
C.
Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận.
-
D.
Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
Đáp án : A
Khoảng cách từ điểm CC đến CV gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt
Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là
-
A.
Tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật.
-
B.
Tạo ra ảnh thật, bé hơn vật.
-
C.
Tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật.
-
D.
Tạo ra ảnh ảo, bé hơn vật.
Đáp án : B
So sánh phương diện tạo ảnh của mắt và máy ảnh
Ta thấy, về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là cùng tạo ra ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở vị trí:
-
A.
trên thể thủy tinh của mắt.
-
B.
trước màng lưới của mắt.
-
C.
trên màng lưới của mắt.
-
D.
sau màng lưới của mắt.
Đáp án : C
+ Vận dụng sự tạo ảnh qua thấu kính hội tụ
+ Xem lí thuyết phần II - Sự điều tiết của mắt
Mắt tốt khi nhìn vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu điểm của thể thủy tinh ở trên màng lưới của mắt.
Một đặc điểm của mắt mà nhờ đó mắt nhìn rõ được vật khi quan sát các vật xa, gần khác nhau là:
-
A.
thể thủy tinh có thể thay đổi độ cong.
-
B.
màng lưới có thể thay đổi độ cong.
-
C.
thể thủy tinh có thể di chuyển được.
-
D.
màng lưới có thể di chuyển được.
Đáp án : A
Một đặc điểm của mắt mà nhờ đó mắt nhìn rõ được vật khi quan sát các vật xa, gần khác nhau là thể thủy tinh có thể thay đổi độ cong.
Tiêu cự của thể thủy tinh là dài nhất khi mắt quan sát vật ở
-
A.
điểm cực cận
-
B.
điểm cực viễn
-
C.
khoảng cực cận
-
D.
khoảng cực viễn
Đáp án : B
Ta có: Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, lúc này thể thủy tinh có tiêu cự dài nhất.
Tiêu cự của thể thủy tinh là ngắn nhất khi mắt quan sát vật ở
-
A.
điểm cực cận
-
B.
điểm cực viễn
-
C.
khoảng cực cận
-
D.
khoảng cực viễn
Đáp án : A
Khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết lớn nhất (thể thủy tinh phồng lớn nhất và có tiêu cự ngắn nhất)
Khi nhìn một tòa nhà cao \(10m\) ở cách mắt \(20m\) thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là \(2cm\).
-
A.
\(0,5cm\)
-
B.
\(1,0cm\)
-
C.
\(1,5cm\)
-
D.
\(2,0cm\)
Đáp án : B
Sử dụng công thức tỉ lệ ảnh - vật: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)
+ \(\left\{ \begin{array}{l}d = 20m\\d' = 2cm = 0,02m\\h = 10m\end{array} \right.\)
Ta có: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}} \to h' = \frac{{d'}}{d}h = \frac{{0,02}}{{20}}.10 = 0,01m = 1cm\)
Một người nhìn rõ một vật. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là \(2cm\). Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt
-
A.
\(0cm\)
-
B.
\(2cm\)
-
C.
\(5cm\)
-
D.
vô cùng
Đáp án : B
Một người nhìn rõ một vật => ảnh ở trên võng mạc.
Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt chính bằng khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt và bằng \(2cm\).
Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.
-
A.
0,5cm
-
B.
1,0cm
-
C.
1,5cm.
-
D.
2,0cm
Đáp án : B
+ Thể thủy tinh là một TKHT bằng chất trong suốt. Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.
+ Sử dụng lí thuyết về sự tạo ảnh qua TKHT. Vẽ ảnh, sử dụng hình vẽ tính ra yêu cầu của bài.
Ta có \(\Delta OAB \sim \Delta OA'B' \Rightarrow \dfrac{{AB}}{{A'B'}} = \dfrac{{OA}}{{OA'}} \Leftrightarrow \dfrac{{10}}{{A'B'}} = \dfrac{{20}}{2} \Rightarrow A'B' = 1cm\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 49. Mắt cận và mắt lão Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 50. Kính lúp Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 52. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 53. Sự phân tích ánh sáng trắng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 47. Sự tạo ảnh trong máy ảnh Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 45. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 44. Thấu kính phân kỳ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 42. Thấu kính hội tụ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 41. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 40. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Vật Lí 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 61. Sản xuất điện năng - Sử dụng tiết kiệm điện năng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 59. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng - Vật Lí 9
- Trắc nghiệm Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu - Vật Lí 9