Trắc nghiệm Bài 21. Nhiệt năng - Vật Lí 8
Đề bài
Nhiệt năng của một vật là:
-
A.
Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
-
B.
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
-
C.
Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
-
D.
Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:
-
A.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ
-
B.
Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
-
C.
Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn
-
D.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?
-
A.
Hướng từ dưới lên.
-
B.
Hướng từ trên xuống.
-
C.
Hướng sang ngang.
-
D.
Hướng theo mọi hướng.
Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến \({90^0}C\) vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng \({24^0}C\)) nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?
-
A.
Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.
-
B.
Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
-
C.
Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
-
D.
Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
-
A.
Từ cơ năng sang nhiệt năng.
-
B.
Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
-
C.
Từ cơ năng sang cơ năng.
-
D.
Từ nhiệt năng sang cơ năng.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật.
-
A.
Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
-
B.
Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
-
C.
Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
-
D.
Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học?
-
A.
Nhiệt năng.
-
B.
Thế năng.
-
C.
Động năng.
-
D.
Động năng, thế năng, nhiệt năng.
Nhiệt lượng là:
-
A.
Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
-
B.
Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
-
C.
Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
-
D.
Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.
Trong các câu sau đây về nhiệt năng, câu nào là không đúng?
-
A.
Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
-
B.
Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
-
C.
Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng của một vật thu vào
-
D.
Nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
Chọn câu sai trong những câu sau:
-
A.
Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
-
B.
Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
-
C.
Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
-
D.
Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật
Một vật có nhiệt năng \(200J\), sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là \(400J\). Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
-
A.
\(600{\rm{ }}J\)
-
B.
\(200{\rm{ }}J\)
-
C.
\(100{\rm{ }}J\)
-
D.
Một giá trị khác.
Một lưỡi cưa ban đầu có nhiệt năng là \(300J\), sau khi cưa một thời gian thì nhiệt năng của nó là \(800{\rm{ }}J\). Hỏi nhiệt lượng mà lưỡi cưa nhận được là bao nhiêu?
-
A.
\(500{\rm{ }}J\)
-
B.
\(1100{\rm{ }}J\)
-
C.
\(900{\rm{ }}J\)
-
D.
Không xác định được.
Khi chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi?
-
A.
Nhiệt độ
-
B.
Khối lượng
-
C.
Động năng
-
D.
Nhiệt năng
Cách nào sau đây làm thay đổi nhiệt năng của vật?
-
A.
Cọ xát với một vật khác.
-
B.
Đốt nóng một vật.
-
C.
Cho tất cả vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn.
-
D.
Tất cả các phương án trên.
Một vật có khối lượng \(4kg\) được thả rơi không vận tốc ban đầu từ độ cao \(10m\). Bỏ qua sức cản của không khí. Nhiệt lượng tỏa ra khi vật chạm đất cứng mà không nẩy lên là (giả sử năng lượng sinh ra trong khi chạm đất đều tỏa thành nhiệt):
-
A.
$40 J$
-
B.
$400 J$
-
C.
$380 J$
-
D.
$500 J$
Một bình thủy tinh chứa một khối lượng nước ở nhiệt độ \({t_1}\). Một thỏi đồng được nung nóng tới nhiệt độ \({t_2} > {t_1}\) . Thỏi đồng sau đó được thả vào bình nước. Coi rằng bình cách nhiệt với môi trường bên ngoài. Đợi cho đến khi nhiệt độ của bình, nước và thỏi đồng bằng nhau và bằng \({t_3}\). Chọn câu trả lời đúng.
-
A.
Nhiệt lượng được truyền từ thỏi đồng sang nước.
-
B.
Thỏi đồng nhận được một công từ nước.
-
C.
Bình và nước nhận một công từ đồng.
-
D.
\({t_3} > {t_2}\)
Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?
-
A.
Chuyển động không ngừng.
-
B.
Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ vật càng thấp.
-
C.
Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.
-
D.
Không phải lúc nào cũng có động năng.
Lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu vì
-
A.
có lực tác dụng.
-
B.
có sự truyền nhiệt.
-
C.
có sự thực hiện công.
-
D.
có ma sát.
Một chiếc thìa nhôm để ở \({30^0}C\) nhiệt năng của nó là \(30J\). Sau đó tăng nhiệt độ lên \({50^0}C\) nó thu được thêm một nhiệt lượng là \(50J\). Nhiệt năng của chiếc thìa nhôm ở \({50^0}C\) là:
-
A.
\(50{\rm{ }}J\)
-
B.
\(100{\rm{ }}J\)
-
C.
\({\rm{40 }}J\)
-
D.
\(80J\)
Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
-
A.
Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.
-
B.
Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt.
-
C.
Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công.
-
D.
Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
Ở giữa một ống thủy tinh được hàn kín có một giọt thủy ngân. Người ta quay lộn ngược ống nhiều lần. Hỏi nhiệt độ của giọt thủy ngân có tăng lên hay không? Tại sao?
-
A.
nhiệt độ của giọt thủy ngân không tăng lên do không có sự truyền nhiệt
-
B.
nhiệt độ của giọt thủy ngân tăng lên do có sự truyền nhiệt
-
C.
nhiệt độ của giọt thủy ngân tăng lên do thực hiện công
-
D.
nhiệt độ của giọt thủy ngân không tăng lên do không được truyền nhiệt lượng
Trường hợp nào dưới đây không làm thay đổi nhiệt năng
-
A.
Khi đun nước, nước nóng lên.
-
B.
Khi cưa, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên.
-
C.
Khi xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên
-
D.
Khi tiếp tục đun nước đang sôi, nhiệt độ của nước không tăng.
Đun nóng một ống nghiệm nút kín có đựng nước. Nước trong ống nghiệm nóng dần, tới một lúc nào đó hơi nước trong ống làm bật nút lên (H21.1). Trong thí nghiệm trên, đã có quá trình nào xảy ra?
-
A.
thực hiện công
-
B.
truyền nhiệt
-
C.
truyền động năng
-
D.
A và B đúng
Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
-
A.
Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng
-
B.
Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm
-
C.
Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng
-
D.
Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm
Chọn câu trả lời đúng
-
A.
Nhiệt năng là một dạng năng lượng, đơn vị tính là Oát.
-
B.
Nhiệt năng của vật là năng lượng của vật thu vào hay tỏa ra
-
C.
Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
-
D.
Nhiệt năng của vật không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
Lời giải và đáp án
Nhiệt năng của một vật là:
-
A.
Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
-
B.
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
-
C.
Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
-
D.
Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Đáp án : B
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:
-
A.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ
-
B.
Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
-
C.
Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn
-
D.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
Đáp án : D
Ta có, nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?
-
A.
Hướng từ dưới lên.
-
B.
Hướng từ trên xuống.
-
C.
Hướng sang ngang.
-
D.
Hướng theo mọi hướng.
Đáp án : D
Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo mọi hướng
Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến \({90^0}C\) vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng \({24^0}C\)) nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?
-
A.
Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.
-
B.
Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
-
C.
Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
-
D.
Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
Đáp án : C
Ta có: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
=> Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến \({90^0}C\) vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng \({24^0}C\)) nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng do nhiệt độ của thỏi kim loại hạ xuống và nhiệt độ của nước tăng lên.
Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : B
Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách:
- Thực hiện công
- Truyền nhiệt
Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
-
A.
Từ cơ năng sang nhiệt năng.
-
B.
Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
-
C.
Từ cơ năng sang cơ năng.
-
D.
Từ nhiệt năng sang cơ năng.
Đáp án : B
Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi.
Khi đó, nhiệt năng của cục sắt giảm đi và của nước tăng lên
Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng của cục sắt sang nhiệt năng của nước qua việc truyền nhiệt
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật.
-
A.
Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
-
B.
Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
-
C.
Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
-
D.
Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Đáp án : B
A, C, D – sai
B – đúng
Vì:
+ Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó chúng có động năng
+ Mặt khác, nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
=> Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng
Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học?
-
A.
Nhiệt năng.
-
B.
Thế năng.
-
C.
Động năng.
-
D.
Động năng, thế năng, nhiệt năng.
Đáp án : D
Vận dụng kiến thức về các dạng năng lượng: động năng, thế năng và nhiệt năng
Một viên đạn đang bay trên cao có các dạng năng lượng sau:
+ Thế năng vì có độ cao so với mặt đất
+ Động năng vì đang chuyển động
+ Nhiệt năng vì các phân tử nguyên tử cấu tạo nên viên đạn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng => có nhiệt năng
Nhiệt lượng là:
-
A.
Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
-
B.
Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
-
C.
Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
-
D.
Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.
Đáp án : A
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Trong các câu sau đây về nhiệt năng, câu nào là không đúng?
-
A.
Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
-
B.
Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
-
C.
Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng của một vật thu vào
-
D.
Nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
Đáp án : C
A, B, D – đúng
C – sai vì: Nhiệt lượng mới là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.
Chọn câu sai trong những câu sau:
-
A.
Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
-
B.
Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
-
C.
Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
-
D.
Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật
Đáp án : D
A, B, C – đúng
D – sai vì: Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách thực hiện công để làm thay đổi nhiệt năng của vật
Một vật có nhiệt năng \(200J\), sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là \(400J\). Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
-
A.
\(600{\rm{ }}J\)
-
B.
\(200{\rm{ }}J\)
-
C.
\(100{\rm{ }}J\)
-
D.
Một giá trị khác.
Đáp án : B
Ta có: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
=> Nhiệt lượng mà vật nhận được trong trường hợp trên bằng \(400 - 200 = 200J\)
Một lưỡi cưa ban đầu có nhiệt năng là \(300J\), sau khi cưa một thời gian thì nhiệt năng của nó là \(800{\rm{ }}J\). Hỏi nhiệt lượng mà lưỡi cưa nhận được là bao nhiêu?
-
A.
\(500{\rm{ }}J\)
-
B.
\(1100{\rm{ }}J\)
-
C.
\(900{\rm{ }}J\)
-
D.
Không xác định được.
Đáp án : A
Ta có: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
=> Nhiệt lượng mà lưỡi cưa nhận được trong trường hợp trên bằng \(800 - 300 = 500J\)
Khi chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi?
-
A.
Nhiệt độ
-
B.
Khối lượng
-
C.
Động năng
-
D.
Nhiệt năng
Đáp án : B
Khi chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì:
+ Nhiệt độ của vật tăng, động năng tăng và nhiệt năng cũng tăng
+ Khối lượng của vật không thay đổi
Cách nào sau đây làm thay đổi nhiệt năng của vật?
-
A.
Cọ xát với một vật khác.
-
B.
Đốt nóng một vật.
-
C.
Cho tất cả vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn.
-
D.
Tất cả các phương án trên.
Đáp án : D
A – thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công
B, C – thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt
=> Tất cả các phương án đều làm thay đổi nội năng của vật
Một vật có khối lượng \(4kg\) được thả rơi không vận tốc ban đầu từ độ cao \(10m\). Bỏ qua sức cản của không khí. Nhiệt lượng tỏa ra khi vật chạm đất cứng mà không nẩy lên là (giả sử năng lượng sinh ra trong khi chạm đất đều tỏa thành nhiệt):
-
A.
$40 J$
-
B.
$400 J$
-
C.
$380 J$
-
D.
$500 J$
Đáp án : B
+ Xác định các dạng năng lượng được chuyển hóa
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)
+ Khi thả vật không vận tốc đầu từ độ cao \(h = 10m\) đó, ta có: Thế năng chuyển hóa thành động năng => chuyển hóa thành nhiệt năng (khi chạm đất)
+ Trọng lượng của vật là: \(P = 10m = 10.4 = 40N\)
+ Công của trọng lực là: \(A = Ph = 40.10 = 400J\)
Nhiệt lượng tỏa ra khi vật chạm đất cứng mà không nẩy lên chính là công của trọng lực và bằng \(400J\)
Một bình thủy tinh chứa một khối lượng nước ở nhiệt độ \({t_1}\). Một thỏi đồng được nung nóng tới nhiệt độ \({t_2} > {t_1}\) . Thỏi đồng sau đó được thả vào bình nước. Coi rằng bình cách nhiệt với môi trường bên ngoài. Đợi cho đến khi nhiệt độ của bình, nước và thỏi đồng bằng nhau và bằng \({t_3}\). Chọn câu trả lời đúng.
-
A.
Nhiệt lượng được truyền từ thỏi đồng sang nước.
-
B.
Thỏi đồng nhận được một công từ nước.
-
C.
Bình và nước nhận một công từ đồng.
-
D.
\({t_3} > {t_2}\)
Đáp án : A
Trong trường hợp trên: nhiệt lượng từ thanh đồng truyền cho nước.
Khi đó, ta có nhiệt độ của nước tăng lên của đồng giảm đi => \({t_2} > {t_3} > {t_1}\)
A – đúng
B, C – sai vì nước nhận nhiệt từ đồng
D – sai vì: \({t_3} < {t_2}\)
Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?
-
A.
Chuyển động không ngừng.
-
B.
Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ vật càng thấp.
-
C.
Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.
-
D.
Không phải lúc nào cũng có động năng.
Đáp án : D
Các phân tử cấu tạo nên vật luôn luôn chuyển động không ngừng, do đó chúng luôn có động năng.
Lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu vì
-
A.
có lực tác dụng.
-
B.
có sự truyền nhiệt.
-
C.
có sự thực hiện công.
-
D.
có ma sát.
Đáp án : C
Lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu vì có sự thực hiện công.
Một chiếc thìa nhôm để ở \({30^0}C\) nhiệt năng của nó là \(30J\). Sau đó tăng nhiệt độ lên \({50^0}C\) nó thu được thêm một nhiệt lượng là \(50J\). Nhiệt năng của chiếc thìa nhôm ở \({50^0}C\) là:
-
A.
\(50{\rm{ }}J\)
-
B.
\(100{\rm{ }}J\)
-
C.
\({\rm{40 }}J\)
-
D.
\(80J\)
Đáp án : D
Ta có: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
=> Nhiệt năng của chiếc thìa nhôm ở \({50^0}C\) là: \(30 + 50 = 80J\)
Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
-
A.
Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.
-
B.
Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt.
-
C.
Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công.
-
D.
Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
Đáp án : D
Trong trường hợp trên là quá trình truyền nhiệt: nhiệt lượng từ miếng sắt truyền cho nước.
Khi đó, ta có nhiệt độ của nước tăng lên của đồng giảm đi, nhiệt năng của nước tăng lên, của miếng sắt giảm đi.
Ở giữa một ống thủy tinh được hàn kín có một giọt thủy ngân. Người ta quay lộn ngược ống nhiều lần. Hỏi nhiệt độ của giọt thủy ngân có tăng lên hay không? Tại sao?
-
A.
nhiệt độ của giọt thủy ngân không tăng lên do không có sự truyền nhiệt
-
B.
nhiệt độ của giọt thủy ngân tăng lên do có sự truyền nhiệt
-
C.
nhiệt độ của giọt thủy ngân tăng lên do thực hiện công
-
D.
nhiệt độ của giọt thủy ngân không tăng lên do không được truyền nhiệt lượng
Đáp án : C
Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt.
Nhiệt độ của giọt thủy ngân tăng do khi ta quay lộn ngược ống nhiều lần thủy ngân ma sát với thủy tinh. Đó là sự tăng nhiệt năng do nhận được công.
Trường hợp nào dưới đây không làm thay đổi nhiệt năng
-
A.
Khi đun nước, nước nóng lên.
-
B.
Khi cưa, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên.
-
C.
Khi xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên
-
D.
Khi tiếp tục đun nước đang sôi, nhiệt độ của nước không tăng.
Đáp án : D
Khi đun nước, nước nóng lên là quá trình truyền nhiệt
Khi cưa, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên là thực hiện công
Khi xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên là thực hiện công
Nhiệt năng của nước không thay đổi vì nhiệt độ của nước không đổi. Nhiệt lượng do bếp cung cấp lúc này được dùng chủ yếu để biến động năng của các phân tử nước ở gần bề mặt làm chúng có động năng lớn thoát ra khỏi mặt thoáng của nước và bay hơi lên.
Đun nóng một ống nghiệm nút kín có đựng nước. Nước trong ống nghiệm nóng dần, tới một lúc nào đó hơi nước trong ống làm bật nút lên (H21.1). Trong thí nghiệm trên, đã có quá trình nào xảy ra?
-
A.
thực hiện công
-
B.
truyền nhiệt
-
C.
truyền động năng
-
D.
A và B đúng
Đáp án : D
Khi đun nước có sự truyền nhiệt từ ngọn lửa sang nước. Khi hơi nước giãn nở làm bật nút chai thì có sự thực hiện công.
Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
-
A.
Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng
-
B.
Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm
-
C.
Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng
-
D.
Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm
Đáp án : C
Phương pháp:
Nguyên lí truyền nhiệt:
Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại
Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào
Cách giải:
Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C) thì nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
Chọn C
Chọn câu trả lời đúng
-
A.
Nhiệt năng là một dạng năng lượng, đơn vị tính là Oát.
-
B.
Nhiệt năng của vật là năng lượng của vật thu vào hay tỏa ra
-
C.
Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
-
D.
Nhiệt năng của vật không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
Đáp án : C
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật → C đúng
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Dẫn nhiệt - Đối lưu - Bức xạ nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 28. Động cơ nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19. Cấu tạo chất - Chuyển động của nguyên tử và phân tử Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 28. Động cơ nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 26. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng - Vật Lí 8