Trắc nghiệm Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - Vật Lí 8
Đề bài
Cơ năng, nhiệt năng:
-
A.
Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
-
B.
Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
-
C.
Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
-
D.
Cả A, B và C sai
Chọn phát biểu đúng.
-
A.
Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng
-
B.
Động năng và thế năng không thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
-
C.
Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
-
D.
Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
-
A.
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
-
B.
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác
-
C.
Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi; nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác
-
D.
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác
Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?
-
A.
Động năng có thể chuyến hóa thành cơ năng
-
B.
Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
-
C.
Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn
-
D.
Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng
Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào ?
-
A.
Động năng chuyển hóa thành thế năng
-
B.
Thế năng chuyển hóa thành động năng
-
C.
Không có sự chuyển hóa nào
-
D.
Động năng và thế năng đều tăng
Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào ?
-
A.
Động năng tăng, thế năng giảm
-
B.
Động năng và thế năng đều tăng
-
C.
Động năng và thế năng đều giảm
-
D.
Động năng giảm, thế năng tăng
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng ?
-
A.
Mũi tên được bắn đi từ cung
-
B.
Nước trên đập cao chảy xuống
-
C.
Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới
-
D.
Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng
Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Động năng của vật tại A lớn nhất
-
B.
Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B
-
C.
Động năng của vật ở tại C là lớn nhất
-
D.
Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C
Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua mát sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A.
Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần
-
B.
Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần
-
C.
Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B
-
D.
Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C
Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng \(\dfrac{1}{2}\) thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là \(100J\) thì có giá trị bằng thế năng.
Thế năng của vật ở vị trí A là:
-
A.
\(50J\)
-
B.
\(100J\)
-
C.
\(200J\)
-
D.
\(600J\)
Khi phanh xe đạp, hai má phanh áp sát vào vành xe làm cho xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ở đây xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng:
-
A.
công thực hiện làm nhiệt năng của xa giảm.
-
B.
công thực hiện làm thế năng của xe tăng.
-
C.
công thực hiện làm thế năng của xe tăng.
-
D.
công thực hiện làm động năng của xe giảm.
Lời giải và đáp án
Cơ năng, nhiệt năng:
-
A.
Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
-
B.
Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
-
C.
Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
-
D.
Cả A, B và C sai
Đáp án : C
Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Chọn phát biểu đúng.
-
A.
Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng
-
B.
Động năng và thế năng không thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
-
C.
Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
-
D.
Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
Đáp án : A
Ta có:
- Các dạng của cơ năng: động năng và thế năng có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau.
- Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Ta suy ra:
A – đúng
B, C, D – sai
Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
-
A.
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác
-
B.
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác
-
C.
Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi; nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác
-
D.
Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác
Đáp án : D
Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: “Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác”.
Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?
-
A.
Động năng có thể chuyến hóa thành cơ năng
-
B.
Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
-
C.
Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn
-
D.
Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng
Đáp án : C
Phương án C là đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng:
Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn
Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào ?
-
A.
Động năng chuyển hóa thành thế năng
-
B.
Thế năng chuyển hóa thành động năng
-
C.
Không có sự chuyển hóa nào
-
D.
Động năng và thế năng đều tăng
Đáp án : B
Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao
+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)
Ta có:
+ Ban đầu vật ở độ cao h so với mặt đất => vật có thế năng hấp dẫn
+ Khi thả vật, vật chuyển động rơi => có động năng
+ Độ cao của vật so với mặt đất giảm dần => thế năng giảm dần
Ta suy ra:
Khi thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất, trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa từ thế năng thành động năng.
Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào ?
-
A.
Động năng tăng, thế năng giảm
-
B.
Động năng và thế năng đều tăng
-
C.
Động năng và thế năng đều giảm
-
D.
Động năng giảm, thế năng tăng
Đáp án : D
Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao
+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)
Trong thời gian nảy lên của quả bóng thì thế năng của quả bóng tăng và động năng của quả bóng giảm
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng ?
-
A.
Mũi tên được bắn đi từ cung
-
B.
Nước trên đập cao chảy xuống
-
C.
Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới
-
D.
Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng
Đáp án : D
Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao
+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)
Cả 3 trường hợp trên đều có sự chuyển hóa thế năng thành động năng, cụ thể:
A – Thế năng đàn hồi => động năng
B, C – Thế năng hấp dẫn => động năng
Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Động năng của vật tại A lớn nhất
-
B.
Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B
-
C.
Động năng của vật ở tại C là lớn nhất
-
D.
Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao
+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)
Ta có:
+ Thế năng của vật tại B là lớn nhất
+ Động năng của vật tại C là lớn nhất
+ Động năng của vật tại C bằng thế năng của vật tại B (nếu bỏ qua ma sát của vật so với không khí và mặt đất khi chạm đất)
=> Phương án C – đúng
Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua mát sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A.
Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần
-
B.
Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần
-
C.
Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B
-
D.
Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C
Đáp án : C
- Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao
+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)
- Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
A, B, D – đúng
C – sai vì: Khi bỏ qua ma sát của không khí thì cơ năng của vật được bảo toàn nghĩa là cơ năng tại C bằng cơ năng tại B
Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng \(\dfrac{1}{2}\) thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là \(100J\) thì có giá trị bằng thế năng.
Thế năng của vật ở vị trí A là:
-
A.
\(50J\)
-
B.
\(100J\)
-
C.
\(200J\)
-
D.
\(600J\)
Đáp án : D
- Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao
+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)
- Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Gọi \({{\rm{W}}_d},{{\rm{W}}_t},{\rm{W}}\) lần lượt là động năng, thế năng và cơ năng của vật
C – là vị trí có động năng bằng thế năng
Theo đề bài, ta có:
+ Tại B: \({{\rm{W}}_{{d_B}}} = \frac{1}{2}{{\rm{W}}_{{t_B}}} \to 2{{\rm{W}}_{{d_B}}} = {{\rm{W}}_{{t_B}}}\)
+ Tại C: \(\left\{ \begin{array}{l}{{\rm{W}}_{{d_C}}} = {{\rm{W}}_{{d_B}}} + 100\\{{\rm{W}}_{{t_C}}} = {{\rm{W}}_{{t_B}}} - 100 = 2{W_{{d_B}}} - 100\end{array} \right.\)
Lại có:
\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_{{d_C}}} = {{\rm{W}}_{{t_C}}} \leftrightarrow {{\rm{W}}_{{d_B}}} + 100 = 2{{\rm{W}}_{{d_B}}} - 100\\ \to {{\rm{W}}_{{d_B}}} = 200J\end{array}\)
Thế vào (1), ta suy ra: \({{\rm{W}}_{{t_B}}} = 2.200 = 400J\)
Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, ta có:
Cơ năng của vật tại B: \({{\rm{W}}_B} = {{\rm{W}}_{{d_B}}} + {{\rm{W}}_{{t_B}}} = 200 + 400 = 600J\)
Thế năng của vật tại A bằng cơ năng của vật tại B
(do tại A vật chỉ có thế năng mà không có động năng)
\({{\rm{W}}_{{t_A}}} = {{\rm{W}}_B} = 600J\)
Khi phanh xe đạp, hai má phanh áp sát vào vành xe làm cho xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ở đây xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng:
-
A.
công thực hiện làm nhiệt năng của xa giảm.
-
B.
công thực hiện làm thế năng của xe tăng.
-
C.
công thực hiện làm thế năng của xe tăng.
-
D.
công thực hiện làm động năng của xe giảm.
Đáp án : D
Khi phanh xe đạp, hai má phanh áp sát vào vành xe làm cho xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Ở đây xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng công thực hiện làm động năng của xe giảm.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 28. Động cơ nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Dẫn nhiệt - Đối lưu - Bức xạ nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 21. Nhiệt năng Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19. Cấu tạo chất - Chuyển động của nguyên tử và phân tử Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 28. Động cơ nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 26. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng - Vật Lí 8