Trắc nghiệm Bài 26. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Vật Lí 8

Đề bài

Câu 1 :

Chọn câu đúng trong các câu sau. Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hỏa, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau:

  • A.

    Dầu hỏa, than bùn, than đá, củi khô.

  • B.

    Than bùn, củi khô, than đá, dầu hỏa.

  • C.

    Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô.

  • D.

    Than đá, dầu hỏa, than bùn, củi khô.

Câu 2 :

Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng?

  • A.

    Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.

  • B.

    Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.

  • C.

    Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

  • D.

    Năng suất tỏa nhiệt của một vật.

Câu 3 :

Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất tỏa nhiệt?

  • A.

    Nước bị đun nóng.

  • B.

    Nồi bị đốt nóng.

  • C.

    Củi bị đốt cháy.

  • D.

    Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt.

Câu 4 :

Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là \({27.10^6}J/kg\) , điều đó có nghĩa là gì?

  • A.

    Khi đốt cháy \(1kg\) than đá tỏa ra nhiệt lượng là \({27.10^6}J\)

  • B.

    Khi đốt cháy \(1g\) than đá tỏa ra nhiệt lượng là \({27.10^6}J\)

  • C.

    Khi đốt cháy hoàn toàn \(1kg\) than đá tỏa ra nhiệt lượng là \({27.10^6}J\)

  • D.

    Khi đốt cháy hoàn toàn \(1g\) than đá tỏa ra nhiệt lượng là \({27.10^6}J\)

Câu 5 :

Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:

  • A.

    \(Q = \frac{q}{m}\)

  • B.

    \(Q = \frac{m}{q}\)

  • C.

    \(Q = qm\)

  • D.

    \(Q = {q^m}\)

Câu 6 :

Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là \(q = {27.10^6}J/kg\). Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn \(12kg\) than đá là:

  • A.

    \(Q = 324kJ\)

     

  • B.

    \(Q = 32,{4.10^6}J\)

     

  • C.

    \(Q = {324.10^6}J\)

     

  • D.

    \(Q = 3,{24.10^5}J\)

Câu 7 :

Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi? Chọn câu trả lời đúng nhất

  • A.

    Vì than rẻ hơn củi

  • B.

    Vì than dễ đun hơn củi

  • C.

    Vì than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi.

  • D.

    Vì than có nhiệt lượng lớn hơn củi

Câu 8 :

Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn \(15kg\) củi, \(15kg\) than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu \(kg\) dầu hỏa? Biết năng suất tỏa nhiệt của củi, than đá và dầu hỏa lần lượt là \({10.10^6}J/kg\), \({27.10^6}J/kg\), \({44.10^6}J/kg\) .

  • A.

    \(9,2{\rm{ }}kg\)

  • B.

    \(12,61kg\)

  • C.

    \(3,41kg\)

  • D.

    \(5,79kg\)

Câu 9 :

Người ta dùng bếp dầu hỏa để đun sôi \(2\) lít nước từ \({20^0}C\) đựng trong một ấm nhôm có khối lượng \(0,5kg\). Tính lượng dầu hỏa cần thiết, biết chỉ có \(30\% \) nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước và ấm. Lấy nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\), của nhôm là \(880J/kg.K\), năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là \({46.10^6}J/kg\), khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\)

  • A.

    \(0,0154kg\)

  • B.

    \(15,4g\)

  • C.

    \(0,51kg\)

  • D.

    \(51g\)

Câu 10 :

Đốt cháy hoàn toàn \(0,25kg\) dầu hỏa mới đun sôi được \(4,5\) lít nước ở \({20^0}C\). Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là \(q = {44.10^6}J/kg\). Hiệu suất của bếp dầu là:

  • A.

    \(14\% \)

  • B.

    \(12,53\% \)

  • C.

    \(12\% \)

  • D.

    \(13,75\% \)

Câu 11 :

Biết năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là \({46.10^6}J/kg\). Biết nhiệt dung riêng của đồng \(c = 380J/kg.K\). Muốn nung một thỏi đồng có khối lượng \(4kg\) từ nhiệt độ \({20^0}C\) lên đến \({180^0}C\) cần một lượng nhiên liệu là:

  • A.

    \(0,052kg\)

  • B.

    \(0,052g\)

  • C.

    \(0,0052kg\)

  • D.

    \(0,0052g\)

Câu 12 :

Khi dùng bếp củi để đun sôi \(3\) lít nước từ \({24^0}C\) người ta đốt hết \(1,5kg\) củi khô. Cho năng suất tỏa nhiệt của củi khô là \({10^7}J/kg\). Nhiệt dung riêng của nước là \(c = 4200J/kg.K\) . Nhiệt lượng đã mất mát trong quá trình đun nước là:

  • A.

    \(\Delta Q = 1404240J\)

  • B.

    \(\Delta Q = 140424J\)

  • C.

    \(\Delta Q = 14042400J\)

  • D.

    \(\Delta Q = 14042,4J\)

Câu 13 :

Một bếp dầu hỏa có hiệu suất \(30\% \) . biết năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là \({44.10^6}J/kg\). Với \(30g\) dầu có thể đun sôi lượng nước có nhiệt độ ban đầu là \({30^0}C\)là:

  • A.

    \(1,35kg\)

  • B.

    \(1,53kg\)

  • C.

    \(1,35g\)

  • D.

    \(1,53g\)

Câu 14 :

Để đun sôi một lượng nước bằng bếp dầu có hiệu suất \(30\% \), phải dùng hết \(1\) lít dầu. Để đun sôi lượng nước trên với bếp dầu có hiệu suất \(20\% \), thì phải dùng:

  • A.

    \(2\) lít

  • B.

    \(2/3\) lít

  • C.

    \(1,5\) lít

  • D.

    \(3\) lít

Câu 15 :

Dùng một bếp dầu hỏa để đun sôi \(2\) lít nước từ \({15^0}C\) thì mất \(10\) phút. Biết rằng chỉ có \(40\% \) nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước. Lấy nhiệt dung riêng của nước là \(4190J/kg.K\), năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là \({46.10^6}J/kg\) . Lượng dầu hỏa cần dùng cho mỗi phút là:

  • A.

    \(0,387kg\)

  • B.

    \(0,0387kg\)

  • C.

    \(0,00738kg\)

  • D.

    \(0,00387kg\)

Câu 16 :

Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu cho biết

  • A.

    nhiệt lượng tỏa ra khi \(1kg\) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

  • B.

    phần nhiệt lượng chuyển thành công cơ học khi \(1kg\) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

  • C.

    phần nhiệt lượng không được chuyển thành công cơ học khi \(1kg\) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

  • D.

    tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển thành công cơ học và phần tỏa ra môi trường xung quanh khi \(1kg\) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn câu đúng trong các câu sau. Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hỏa, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau:

  • A.

    Dầu hỏa, than bùn, than đá, củi khô.

  • B.

    Than bùn, củi khô, than đá, dầu hỏa.

  • C.

    Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô.

  • D.

    Than đá, dầu hỏa, than bùn, củi khô.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng bảng năng suất tỏa nhiệt của một số chất:

Lời giải chi tiết :

Ta có:

=> Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hỏa, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ là: Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô

Câu 2 :

Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng?

  • A.

    Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.

  • B.

    Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.

  • C.

    Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

  • D.

    Năng suất tỏa nhiệt của một vật.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mệnh đề đúng là: “Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu”

Câu 3 :

Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất tỏa nhiệt?

  • A.

    Nước bị đun nóng.

  • B.

    Nồi bị đốt nóng.

  • C.

    Củi bị đốt cháy.

  • D.

    Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong các vật trên, vật có năng suất tỏa nhiệt là củi bị đốt cháy, do củi là nhiên liệu còn nước và nồi không phải là nhiên liệu nên không có năng suất tỏa nhiệt

Câu 4 :

Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là \({27.10^6}J/kg\) , điều đó có nghĩa là gì?

  • A.

    Khi đốt cháy \(1kg\) than đá tỏa ra nhiệt lượng là \({27.10^6}J\)

  • B.

    Khi đốt cháy \(1g\) than đá tỏa ra nhiệt lượng là \({27.10^6}J\)

  • C.

    Khi đốt cháy hoàn toàn \(1kg\) than đá tỏa ra nhiệt lượng là \({27.10^6}J\)

  • D.

    Khi đốt cháy hoàn toàn \(1g\) than đá tỏa ra nhiệt lượng là \({27.10^6}J\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi \(1{\rm{ }}kg\) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

=> Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là \({27.10^6}J/kg\) , điều đó có nghĩa là: Khi đốt cháy hoàn toàn \(1kg\) than đá tỏa ra nhiệt lượng là \({27.10^6}J\)

Câu 5 :

Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:

  • A.

    \(Q = \frac{q}{m}\)

  • B.

    \(Q = \frac{m}{q}\)

  • C.

    \(Q = qm\)

  • D.

    \(Q = {q^m}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy được tính theo công thức:

\(Q = qm\)

Trong đó:

     + \(Q\): nhiệt lượng toả ra \(\left( J \right)\)

     + \(q\): năng suất toả nhiệt của nhiên liệu \(\left( {J/kg} \right)\)

     + \(m\): khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn\(\left( {kg} \right)\)

Câu 6 :

Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là \(q = {27.10^6}J/kg\). Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn \(12kg\) than đá là:

  • A.

    \(Q = 324kJ\)

     

  • B.

    \(Q = 32,{4.10^6}J\)

     

  • C.

    \(Q = {324.10^6}J\)

     

  • D.

    \(Q = 3,{24.10^5}J\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy: \(Q = qm\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy \(12kg\) than đá là:

\(Q = qm = {27.10^6}.12 = {324.10^6}J\)

Câu 7 :

Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi? Chọn câu trả lời đúng nhất

  • A.

    Vì than rẻ hơn củi

  • B.

    Vì than dễ đun hơn củi

  • C.

    Vì than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi.

  • D.

    Vì than có nhiệt lượng lớn hơn củi

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sư dụng bảng năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu:

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi

+ Ngoài ra dùng bếp than còn có các lợi ích khác như: góp phần bảo vệ rừng, sử dụng thuận tiện, sạch sẽ hơn bếp củi.

Câu 8 :

Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn \(15kg\) củi, \(15kg\) than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu \(kg\) dầu hỏa? Biết năng suất tỏa nhiệt của củi, than đá và dầu hỏa lần lượt là \({10.10^6}J/kg\), \({27.10^6}J/kg\), \({44.10^6}J/kg\) .

  • A.

    \(9,2{\rm{ }}kg\)

  • B.

    \(12,61kg\)

  • C.

    \(3,41kg\)

  • D.

    \(5,79kg\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu: \(Q = qm\)

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn \(15kg\) củi là:

\({Q_1} = {q_1}{m_1} = {10^7}.15 = {15.10^7}J\)

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn \(15kg\) than đá là:

\({Q_2} = {27.10^6}.15 = {405.10^6}J\)

Lượng dầu hỏa cần dùng để khi đốt cháy thu được nhiệt lượng  \({Q_1}\) là:

\(m' = \frac{{{Q_1}}}{{{q_{dau}}}} = \frac{{{{15.10}^7}}}{{{{44.10}^6}}} = 3,41kg\)

Lượng dầu hỏa cần dùng để khi đốt cháy thu được nhiệt lượng \({Q_2}\) là:

\(m'' = \frac{{{Q_2}}}{{{q_{dau}}}} = \frac{{{{405.10}^6}}}{{{{44.10}^6}}} = 9,2kg\)

=> Khối lượng dầu hỏa cần dùng là: \(m = m' + m'' = 3,41 + 9,2 = 12,61kg\)   

Câu 9 :

Người ta dùng bếp dầu hỏa để đun sôi \(2\) lít nước từ \({20^0}C\) đựng trong một ấm nhôm có khối lượng \(0,5kg\). Tính lượng dầu hỏa cần thiết, biết chỉ có \(30\% \) nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước và ấm. Lấy nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\), của nhôm là \(880J/kg.K\), năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là \({46.10^6}J/kg\), khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\)

  • A.

    \(0,0154kg\)

  • B.

    \(15,4g\)

  • C.

    \(0,51kg\)

  • D.

    \(51g\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu: \(Q = qm\)

Lời giải chi tiết :

Khối lượng của \(1\) lít nước \( = 1kg\)

+ Nhiệt lượng cần để đun nóng nước là: \({Q_1} = {m_1}{c_1}\left( {{t_2} - {t_1}} \right) = 2.4200\left( {100 - 20} \right) = 672000J\)

+ Nhiệt lượng cần đun nóng ấm là: \({Q_2} = {m_2}{c_2}\left( {{t_2} - {t_1}} \right) = 0,5.880\left( {100 - 20} \right) = 35200J\)

=> Nhiệt lượng do dầu tỏa ra để đun nóng nước và ấm là:

\(Q = {Q_1} + {Q_2} = 672000 + 35200 = 707200J\)

+ Theo đề bài, ta có chỉ có \(30\% \) nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước và ấm

=> Nhiệt lượng toàn phần mà dầu tỏa ra là: \({Q_{tp}} = \dfrac{Q}{{0,3}} = \dfrac{{707200}}{{0,3}} = 2,{36.10^6}J\)

+ Mặt khác, ta có: \({Q_{tp}} = qm \to m = \dfrac{{{Q_{tp}}}}{q} = \dfrac{{2,{{36.10}^6}}}{{{{46.10}^6}}} = 0,051kg = 51g\)  

Câu 10 :

Đốt cháy hoàn toàn \(0,25kg\) dầu hỏa mới đun sôi được \(4,5\) lít nước ở \({20^0}C\). Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là \(q = {44.10^6}J/kg\). Hiệu suất của bếp dầu là:

  • A.

    \(14\% \)

  • B.

    \(12,53\% \)

  • C.

    \(12\% \)

  • D.

    \(13,75\% \)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu: \(Q = qm\)

+ Sử dụng biểu thức tính hiệu suất: \(H = \frac{Q}{{{Q_{tp}}}}\)

Lời giải chi tiết :

+ Nhiệt lượng dùng để đun nóng nước là: \(Q = {m_1}{c_1}\left( {{t_2} - {t_1}} \right) = 4,5.4200.\left( {100 - 20} \right) = 1512000J\)

+ Nhiệt lượng toàn phần do dầu hỏa tỏa ra là: \({Q_{tp}} = qm = {44.10^6}.0,25 = {11.10^6}J\)

=> Hiệu suất của bếp dầu là: \(H = \frac{Q}{{{Q_{tp}}}} = \frac{{1512000}}{{{{11.10}^6}}} = 0,137 = 13,75\% \)

Câu 11 :

Biết năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là \({46.10^6}J/kg\). Biết nhiệt dung riêng của đồng \(c = 380J/kg.K\). Muốn nung một thỏi đồng có khối lượng \(4kg\) từ nhiệt độ \({20^0}C\) lên đến \({180^0}C\) cần một lượng nhiên liệu là:

  • A.

    \(0,052kg\)

  • B.

    \(0,052g\)

  • C.

    \(0,0052kg\)

  • D.

    \(0,0052g\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu: \(Q = qm\)

Lời giải chi tiết :

+ Nhiệt lượng dùng để nung thỏi đồng là: \(Q = {m_{cu}}{c_{cu}}\left( {{t_2} - {t_1}} \right) = 4.380.\left( {180 - 20} \right) = 243200J\)

+ Nhiệt lượng do nhiên liệu tỏa ra là: \(Q = qm \Rightarrow m = \dfrac{Q}{q} = \dfrac{{243200}}{{{{46.10}^6}}} = 0,0052kg\)

Câu 12 :

Khi dùng bếp củi để đun sôi \(3\) lít nước từ \({24^0}C\) người ta đốt hết \(1,5kg\) củi khô. Cho năng suất tỏa nhiệt của củi khô là \({10^7}J/kg\). Nhiệt dung riêng của nước là \(c = 4200J/kg.K\) . Nhiệt lượng đã mất mát trong quá trình đun nước là:

  • A.

    \(\Delta Q = 1404240J\)

  • B.

    \(\Delta Q = 140424J\)

  • C.

    \(\Delta Q = 14042400J\)

  • D.

    \(\Delta Q = 14042,4J\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu: \(Q = qm\)

Lời giải chi tiết :

Khối lượng của \(3\) lít nước \( = 3kg\)

+ Nhiệt lượng dùng để đun sôi nước là: \({Q_{nuoc}} = {m_{nuoc}}{c_{nuoc}}\left( {{t_2} - {t_1}} \right) = 3.4200.\left( {100 - 24} \right) = 957600J\)

+ Nhiệt lượng do củi tỏa ra là: \(Q = qm = {10^7}.1,5 = {15.10^6}J\)

Vậy nhiệt lượng đã mất mát trong quá trình đun nước là:

\(\Delta Q = Q - {Q_{nuoc}} = {15.10^6} - 957600 = 14042400J\)

Câu 13 :

Một bếp dầu hỏa có hiệu suất \(30\% \) . biết năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là \({44.10^6}J/kg\). Với \(30g\) dầu có thể đun sôi lượng nước có nhiệt độ ban đầu là \({30^0}C\)là:

  • A.

    \(1,35kg\)

  • B.

    \(1,53kg\)

  • C.

    \(1,35g\)

  • D.

    \(1,53g\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu: \(Q = qm\)

+ Sử dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{{{Q_{ich}}}}{{{Q_{tp}}}}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

+ Nhiệt lượng do \(30g\) dầu tỏa ra là: \({Q_{tp}} = qm = {44.10^6}.0,03 = {132.10^4}J\)

+ Ta có \(H = \dfrac{{{Q_{ich}}}}{{{Q_{tp}}}}.100\% \)

Vậy nhiệt lượng đun sôi nước là \({Q_{ich}} = \dfrac{{{Q_{tp}}.H}}{{100\% }} = \dfrac{{{{132.10}^4}.30\% }}{{100\% }} = 396000J\)

Mặt khác:

\(\begin{array}{l}{Q_{ich}} = {m_{nuoc}}.{c_{nuoc}}({t_2} - {t_1})\\ \Rightarrow {m_{nuoc}} = \dfrac{{{Q_{ich}}}}{{{c_{nuoc}}({t_2} - {t_1})}} = \dfrac{{396000}}{{4200.(100 - 30)}} = 1,35kg\end{array}\)

Vậy với \(30g\) dầu có thể đun sôi \(1,35kg\) nước có nhiệt độ ban đầu là \({30^0}C\).

Câu 14 :

Để đun sôi một lượng nước bằng bếp dầu có hiệu suất \(30\% \), phải dùng hết \(1\) lít dầu. Để đun sôi lượng nước trên với bếp dầu có hiệu suất \(20\% \), thì phải dùng:

  • A.

    \(2\) lít

  • B.

    \(2/3\) lít

  • C.

    \(1,5\) lít

  • D.

    \(3\) lít

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu: \(Q = qm\)

+ Sử dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{{{Q_{ich}}}}{{{Q_{tp}}}}.100\% \)

+ Sử dụng công thức tính khối lượng \(m = DV\)

Lời giải chi tiết :

Giả sử nhiệt lượng cần đun sôi lượng nước là \({Q_{ich}}\), nhiệt lượng toàn phần của bếp dầu thứ nhất là \({Q_{tp1}}\) và bếp dầu thứ hai là\({Q_{tp2}}\)

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{H_1} = \dfrac{{{Q_{ich}}}}{{{Q_{tp1}}}}.100\% \\{H_2} = \dfrac{{{Q_{ich}}}}{{{Q_{tp1}}}}.100\% \end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{{Q_{tp1}}}}{{{Q_{tp2}}}} = \dfrac{{{H_2}}}{{{H_1}}}(1)\)

Mà nhiệt lượng tỏa ra của dầu \({Q_{tp}} = qm \Rightarrow \dfrac{{{Q_{tp1}}}}{{{Q_{tp2}}}} = \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \dfrac{{D{V_1}}}{{D{V_2}}} = \dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}}(2)\)

Từ (1) và (2) ta có:

\(\dfrac{{{H_2}}}{{{H_1}}} = \dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} \Rightarrow {V_2} = {V_1}.\dfrac{{{H_1}}}{{{H_2}}} = 1.\dfrac{{30}}{{20}} = 1,5lit\)

Vậy để đun sôi lượng nước trên với bếp dầu có hiệu suất \(20\% \), thì phải dùng \(1,5lit\).

Câu 15 :

Dùng một bếp dầu hỏa để đun sôi \(2\) lít nước từ \({15^0}C\) thì mất \(10\) phút. Biết rằng chỉ có \(40\% \) nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước. Lấy nhiệt dung riêng của nước là \(4190J/kg.K\), năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là \({46.10^6}J/kg\) . Lượng dầu hỏa cần dùng cho mỗi phút là:

  • A.

    \(0,387kg\)

  • B.

    \(0,0387kg\)

  • C.

    \(0,00738kg\)

  • D.

    \(0,00387kg\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu: \(Q = qm\)

+ Sử dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{{{Q_{ich}}}}{{{Q_{tp}}}}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

Khối lượng của \(2\) lít nước \( = 2kg\)

 Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là: \(Q = mc\left( {{t_2} - {t_1}} \right) = 2.4190\left( {100 - 15} \right) = 712300J\)

Ta có \(H = \dfrac{{{Q_{ich}}}}{{{Q_{tp}}}}.100\%  \Rightarrow {Q_{tp}} = \dfrac{{{Q_{ich}}.100\% }}{H} = \dfrac{{712300.100\% }}{{40\% }} = 7180750J\)

Mặt khác, ta có: \({Q_{tp}} = qm \to m = \dfrac{{{Q_{tp}}}}{q} = \dfrac{{1780750}}{{{{46.10}^6}}} = 0,0387kg\) 

Mà thời gian đun mất \(10\) phút nên mỗi phút lượng dầu cần dùng là: \(m' = \dfrac{m}{t} = \dfrac{{0,0387}}{{10}} = 0,00387kg\)

Câu 16 :

Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu cho biết

  • A.

    nhiệt lượng tỏa ra khi \(1kg\) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

  • B.

    phần nhiệt lượng chuyển thành công cơ học khi \(1kg\) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

  • C.

    phần nhiệt lượng không được chuyển thành công cơ học khi \(1kg\) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

  • D.

    tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển thành công cơ học và phần tỏa ra môi trường xung quanh khi \(1kg\) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi \(1{\rm{ }}kg\) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

Trắc nghiệm Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 28. Động cơ nhiệt - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 28. Động cơ nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 22. Dẫn nhiệt - Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Dẫn nhiệt - Đối lưu - Bức xạ nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 21. Nhiệt năng - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 21. Nhiệt năng Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 19. Cấu tạo chất - Chuyển động của nguyên tử và phân tử - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19. Cấu tạo chất - Chuyển động của nguyên tử và phân tử Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết