Trắc nghiệm Bài 2. Vận tốc - Vật Lí 8
Đề bài
Độ lớn của vận tốc cho biết:
-
A.
Qũy đạo của chuyển động
-
B.
Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
-
C.
Mức độ nhanh hay chậm của vận tốc
-
D.
Dạng đường đi của chuyển động
Công thức tính vận tốc là:
-
A.
\(v = \dfrac{t}{s}\)
-
B.
\(v = \dfrac{s}{t}\)
-
C.
\(v = s.t\)
-
D.
\(v = m/s\)
Vận tốc cho biết gì?
I. Tính nhanh hay chậm của chuyển động
II. Quãng đường đi được
III. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
IV. Tác dụng của vật này lên vật khác
-
A.
I; II và III
-
B.
II; III và IV
-
C.
Cả I; II; III và IV
-
D.
I và III
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
-
A.
Nguyễn Chang
-
B.
Nguyễn Đào
-
C.
Nguyễn Mai
-
D.
Nguyễn Lịch
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
-
A.
\(m/s\)
-
B.
\(km/h\)
-
C.
\(kg/{m^3}\)
-
D.
\(m/phút\)
Đơn vị của vận tốc là:
-
A.
\(km.h\)
-
B.
\(m.s\)
-
C.
\(km/h\)
-
D.
\(s/m\)
\(15m/s = ...{\rm{ }}km/h\)
-
A.
\(36km/h\)
-
B.
\(0,015{\rm{ }}km/h\)
-
C.
\(72{\rm{ }}km/h\)
-
D.
\(54{\rm{ }}km/h\)
\(108{\rm{ }}km/h{\rm{ }} = ...m/s\)
-
A.
\(30{\rm{ }}m/s\)
-
B.
\(20{\rm{ }}m/s\)
-
C.
\(15m/s\)
-
D.
\(10{\rm{ }}m/s\)
Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
(1) Tàu hỏa: \(54km/h\)
(2) Chim đại bàng: \(24m/s\)
(3) Cá bơi: \(6000cm/phút\)
(4) Trái Đất quay quanh Mặt Trời: \(108000km/h\)
-
A.
(1), (2), (3), (4)
-
B.
(3), (2), (1), (4)
-
C.
(3), (1), (2), (4)
-
D.
(3), (1), (4), (2)
Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp sáng lói đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng \(15\) giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng \(340m/s\)
-
A.
\(5100m\)
-
B.
\(5000m\)
-
C.
\(5200m\)
-
D.
\(5300m\)
Một xe đạp đi với vận tốc \(12km/h\). Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
-
A.
Thời gian đi của xe đạp.
-
B.
Quãng đường đi của xe đạp.
-
C.
Xe đạp đi \(1\) giờ được \(12km\).
-
D.
Mỗi \(km\) xe đạp đi trong \(12\) giờ.
Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng.
-
A.
\(S = v/t\).
-
B.
\(t = v/S\).
-
C.
\(t = S/v\).
-
D.
\(S = t /v\).
Một người đi xe máy trong \(6\) phút được quãng đường \(4km\). Vận tốc chuyển động của người đó là:
-
A.
\(v = 40km/s\).
-
B.
\(v = 400m/ph\).
-
C.
\(v = 4km/ph\).
-
D.
\(v = 11,1m/s\).
Một người đi quãng đường dài \(1,5km\) với vận tốc \(10m/s\). Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
-
A.
\(t = 0,15\) giờ.
-
B.
\(t = 15\) giây.
-
C.
\(t = 2,5\) phút.
-
D.
\(t = 14,4\) phút.
Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào sai?
-
A.
Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
-
B.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
-
C.
Công thức tính vận tốc là: \(s = \dfrac{v}{t}\).
-
D.
Đơn vị của vận tốc là \(km/h\).
Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là:
-
A.
3 km.
-
B.
4 km.
-
C.
6 km/h.
-
D.
9 km.
Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào SAI?
-
A.
v = 40 km/h
-
B.
v = 666,7 m /ph.
-
C.
v = 4km/ph
-
D.
v = 11,1 m/s.
Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
-
A.
Trần Ổi
-
B.
Nguyễn Đào
-
C.
Ngô Khế
-
D.
Lê Mít
Độ lớn của vận tốc cho ta biết:
-
A.
Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
-
B.
Quãng đường chuyển động dài hay ngắn của một vật.
-
C.
Hướng chuyển động của vật.
-
D.
Thời gian vật chuyển động
Lời giải và đáp án
Độ lớn của vận tốc cho biết:
-
A.
Qũy đạo của chuyển động
-
B.
Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
-
C.
Mức độ nhanh hay chậm của vận tốc
-
D.
Dạng đường đi của chuyển động
Đáp án : B
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc là:
-
A.
\(v = \dfrac{t}{s}\)
-
B.
\(v = \dfrac{s}{t}\)
-
C.
\(v = s.t\)
-
D.
\(v = m/s\)
Đáp án : B
Vận tốc được tính bằng công thức: \(v = \dfrac{s}{t}\)
Trong đó:
+ \(v\): vận tốc
+ \(s\): quãng đường
+ \(t\): thời gian đi hết quãng đường đó
Vận tốc cho biết gì?
I. Tính nhanh hay chậm của chuyển động
II. Quãng đường đi được
III. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
IV. Tác dụng của vật này lên vật khác
-
A.
I; II và III
-
B.
II; III và IV
-
C.
Cả I; II; III và IV
-
D.
I và III
Đáp án : D
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
-
A.
Nguyễn Chang
-
B.
Nguyễn Đào
-
C.
Nguyễn Mai
-
D.
Nguyễn Lịch
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \frac{s}{t}\)
Ta có, vận tốc được xác định bởi biểu thức: \(v = \frac{s}{t}\)
Từ bảng số liệu cho thấy 4 người cùng chạy trên quãng đường bằng nhau
=> ai có thời gian ngắn nhất sẽ có vận tốc lớn nhất hay chạy nhanh nhất
=> Nguyễn Mai chạy nhanh nhất
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
-
A.
\(m/s\)
-
B.
\(km/h\)
-
C.
\(kg/{m^3}\)
-
D.
\(m/phút\)
Đáp án : C
Các đơn vị của vận tốc là: \(m/s;km/h;m/phut\)
\(kg/{m^3}\) - không phải là đơn vị của vận tốc
Đơn vị của vận tốc là:
-
A.
\(km.h\)
-
B.
\(m.s\)
-
C.
\(km/h\)
-
D.
\(s/m\)
Đáp án : C
Đơn vị của vận tốc là \(km/h\)
\(15m/s = ...{\rm{ }}km/h\)
-
A.
\(36km/h\)
-
B.
\(0,015{\rm{ }}km/h\)
-
C.
\(72{\rm{ }}km/h\)
-
D.
\(54{\rm{ }}km/h\)
Đáp án : D
Sử dụng cách quy đổi đơn vị của vận tốc: \(1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h\) hay \(1km/h{\rm{ }} = \frac{1}{{3,6}}m/s\)
Ta có: \(1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h\)
Ta suy ra: \(15m/s = 3,6.15 = 54km/h\)
\(108{\rm{ }}km/h{\rm{ }} = ...m/s\)
-
A.
\(30{\rm{ }}m/s\)
-
B.
\(20{\rm{ }}m/s\)
-
C.
\(15m/s\)
-
D.
\(10{\rm{ }}m/s\)
Đáp án : A
Sử dụng cách quy đổi đơn vị của vận tốc: \(1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h\) hay \(1km/h{\rm{ }} = \frac{1}{{3,6}}m/s\)
Ta có: \(1km/h{\rm{ }} = \frac{1}{{3,6}}m/s\)
Ta suy ra: \(108km/h = \frac{{108}}{{3,6}} = 30m/s\)
Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
(1) Tàu hỏa: \(54km/h\)
(2) Chim đại bàng: \(24m/s\)
(3) Cá bơi: \(6000cm/phút\)
(4) Trái Đất quay quanh Mặt Trời: \(108000km/h\)
-
A.
(1), (2), (3), (4)
-
B.
(3), (2), (1), (4)
-
C.
(3), (1), (2), (4)
-
D.
(3), (1), (4), (2)
Đáp án : C
+ Sử dụng cách quy đổi đơn vị của vận tốc: \(1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h\) hay \(1km/h{\rm{ }} = \dfrac{1}{{3,6}}m/s\)
+ So sánh các vận tốc với nhau
Ta có:
+ Vận tốc của tàu hỏa: \({v_1} = 54km/h = \dfrac{{54}}{{3,6}} = 15m/s\)
+ Vận tốc của chim đại bàng: \({v_2} = 24m/s\)
+ Vận tốc bơi của con cá: \({v_3} = 6000cm/phút = \dfrac{{6000}}{{1000.60}} = 1m/s\)
(đổi cm sang m và phút sang giây)
+ Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: \({v_4} = 108000km/h = \dfrac{{108000}}{{3,6}} = 30000m/s\)
=> Vận tốc được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: \({v_3},{v_1},{v_2},{v_4}\) hay (3), (1), (2), (4)
Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp sáng lói đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng \(15\) giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng \(340m/s\)
-
A.
\(5100m\)
-
B.
\(5000m\)
-
C.
\(5200m\)
-
D.
\(5300m\)
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)
Ta có: \(v = \dfrac{s}{t}\)
Ta suy ra, Bom nổ cách người quan sát khoảng là:
\(s = vt = 340.15 = 5100m\)
Một xe đạp đi với vận tốc \(12km/h\). Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
-
A.
Thời gian đi của xe đạp.
-
B.
Quãng đường đi của xe đạp.
-
C.
Xe đạp đi \(1\) giờ được \(12km\).
-
D.
Mỗi \(km\) xe đạp đi trong \(12\) giờ.
Đáp án : C
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Do vậy con số \(12km/h\) cho biết mỗi giờ xe đạp đi được \(12km\).
Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng.
-
A.
\(S = v/t\).
-
B.
\(t = v/S\).
-
C.
\(t = S/v\).
-
D.
\(S = t /v\).
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)
\(v = \dfrac{S}{t} \Rightarrow t = S/v\)
Một người đi xe máy trong \(6\) phút được quãng đường \(4km\). Vận tốc chuyển động của người đó là:
-
A.
\(v = 40km/s\).
-
B.
\(v = 400m/ph\).
-
C.
\(v = 4km/ph\).
-
D.
\(v = 11,1m/s\).
Đáp án : D
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)
Ta có
\(s = 4km = 4000m\)
\(t = 6phut = 6.60s = 360s\)
Vận tốc người đi xe máy: \(v = \dfrac{s}{t} = \dfrac{{4000}}{{360}} = 11,1m/s\)
Một người đi quãng đường dài \(1,5km\) với vận tốc \(10m/s\). Thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
-
A.
\(t = 0,15\) giờ.
-
B.
\(t = 15\) giây.
-
C.
\(t = 2,5\) phút.
-
D.
\(t = 14,4\) phút.
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)
Ta có:
\(v = 10m/s = 10.3,6km/h = 36km/h\)
\(v = \dfrac{s}{t} \\\Rightarrow t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{1,5}}{{36}} = \dfrac{1}{{24}}(h) \\= 2,5(phut) = 150(s)\)
Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào sai?
-
A.
Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
-
B.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
-
C.
Công thức tính vận tốc là: \(s = \dfrac{v}{t}\).
-
D.
Đơn vị của vận tốc là \(km/h\).
Đáp án : C
Sử dụng định nghĩa vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Sử dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\) và đơn cị đo vận tốc.
Công thức tính vận tốc là \(v = \dfrac{s}{t}\) do vậy phát biểu C sai.
Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là:
-
A.
3 km.
-
B.
4 km.
-
C.
6 km/h.
-
D.
9 km.
Đáp án : D
Công thức liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian: \(S = v.t\)
Đổi 45 phút = 0,75 h
Quãng đường người đó đi được: \(S = v.t = 12.0,75 = 9{\rm{ }}km\)
Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào SAI?
-
A.
v = 40 km/h
-
B.
v = 666,7 m /ph.
-
C.
v = 4km/ph
-
D.
v = 11,1 m/s.
Đáp án : C
Phương pháp:
Công thức tính vận tốc: v = S/t
Cách giải:
Thời gian: t = 6 phút = 0,1h = 360s
Quãng đường: S = 4km = 4000m
Ta có:
\(\begin{array}{l}v = \frac{S}{t} = \frac{{4km}}{{6phut}} = 0,67(km/phut)\\v = \frac{{4km}}{{0,1h}} = 40(km/h)\\v = \frac{{4000m}}{{6phut}} = 666,7(m/phut)\\v = \frac{{4000m}}{{360s}} = 11,1(m/s)\end{array}\)
Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
-
A.
Trần Ổi
-
B.
Nguyễn Đào
-
C.
Ngô Khế
-
D.
Lê Mít
Đáp án : C
Với cùng một quãng đường đi, bạn nào chạy mất ít thời gian nhất thì chạy nhanh nhất
Từ bảng trên ta thấy thời gian chạy của bạn Ngô Khế là nhỏ nhất do đó bạn Khế chạy nhanh nhất
Độ lớn của vận tốc cho ta biết:
-
A.
Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
-
B.
Quãng đường chuyển động dài hay ngắn của một vật.
-
C.
Hướng chuyển động của vật.
-
D.
Thời gian vật chuyển động
Đáp án : A
Sử dụng định nghĩa vận tốc.
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Vận tốc (tiếp theo) Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4. Biểu diễn lực Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Sự cân bằng lực - Quán tính Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Lực ma sát Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Áp suất Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Áp suất khí quyển Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Sự nổi Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 13. Công cơ học Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 14. Định luật về công Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. Công suất Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16. Cơ năng - Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Chuyển động cơ học Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 28. Động cơ nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 26. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng - Vật Lí 8