Trắc nghiệm Bài 7. Áp suất - Vật Lí 8

Đề bài

Câu 1 :

Áp lực là:

  • A.

    Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

  • B.

    Lực ép có phương song song với mặt bị ép

  • C.

    Lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì

  • D.

    Lực ép có phương trùng với mặt bị ép

Câu 2 :

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

  • A.

    Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu

  • B.

    Trọng lực của tàu

  • C.

    Lực ma sát giữa tàu và đường ray

  • D.

    Cả ba lực trên

Câu 3 :

Đơn vị của áp lực là:

  • A.

    \(N/{m^2}\)

  • B.

    \(Pa\)

  • C.

    \(N\)

  • D.

    \(N/c{m^2}\)

Câu 4 :

Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

  • A.

    phương của lực

  • B.

    chiều của lực

  • C.

    điểm đặt của lực

  • D.

    độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Câu 5 :

Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

  • A.

    Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

  • B.

    Đơn vị của áp suất là \(N/{m^2}\)

  • C.

    Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép

  • D.

    Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực

Câu 6 :

Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?

  • A.

    Áp lực như nhau ở cả 6 mặt

  • B.

    Mặt trên

  • C.

    Mặt dưới

  • D.

    Các mặt bên

Câu 7 :

Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất:

  • A.

    \(p = \frac{F}{S}\)

  • B.

    \(p = FS\)

  • C.

    \(p = \frac{P}{S}\)

  • D.

    \(p = dV\)

Câu 8 :

Muốn tăng áp suất thì:

  • A.

    giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ

  • B.

    giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực

  • C.

    tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ

  • D.

    tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực

Câu 9 :

Muốn giảm áp suất thì:

  • A.

    giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ

  • B.

    tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ

  • C.

    tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

  • D.

    giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

Câu 10 :

Đơn vị đo áp suất là:

  • A.

    \(N/{m^2}\)

  • B.

    \(N/{m^3}\)

  • C.

    \(kg/{m^3}\)

  • D.

    \(N\)

Câu 11 :

Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất ?

  • A.

    \(N/{m^2}\)

  • B.

    \(Pa\)

  • C.

    \(N/{m^3}\)

  • D.

    \(kPa\)

Câu 12 :

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực nhỏ nhất

  • A.

    Khi bạn Độ xách cặp đứng co một chân trên bục giảng

  • B.

    Khi bạn Độ xách cặp đứng nhón hai chân

  • C.

    Khi bạn Độ không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

  • D.

    Khi bạn Độ xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

Câu 13 :

Quan sát video sau và hoàn thành câu hỏi.

Hãy điền các dấu "=", ">", "<" thích hợp cho các ô trống sau:

=
>
<
Áp lực: \({F_2}\) ..... \({F_1}\)
Diện tích bị ép: \({S_2}\) ..... \({S_1}\)
Độ lún: \({h_1}\) ..... \({h_2}\)
Câu 14 :

Quan sát video sau và hoàn thành câu hỏi.

Hãy điền các dấu "=", ">", "<" thích hợp cho các ô trống sau:

=
>
<
Áp lực: \({F_3}\) ..... \({F_1}\)
Diện tích bị ép: \({S_3}\) ..... \({S_1}\)
Độ lún: \({h_3}\) ..... \({h_1}\)
Câu 15 :

Quan sát video thí nghiệm và cho biết: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chọn đáp án đúng nhất?

  • A.

    Áp lực

  • B.

    Diện tích bị ép

  • C.

    Áp lực và diện tích bị ép

  • D.

    Chiều dài vật

Câu 16 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp lực lớn nhất

  • A.

    Khi bạn Độ xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng

  • B.

    Khi bạn Độ xách cặp đứng co một chân

  • C.

    Khi bạn Độ không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

  • D.

    Khi bạn Độ xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

Câu 17 :

Trong các cách sau, cách nào tăng được áp suất nhiều nhất

  • A.

    Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép

  • B.

    Tăng áp lực, tăng diện tích bị ép

  • C.

    Giảm áp lực, giảm diện tích bị ép

  • D.

    Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép

Câu 18 :

Phương án nào trong các phương án sau đây có thể tăng áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn nằm ngang.

  • A.

    Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép

  • B.

    Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép

  • C.

    Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép

  • D.

    Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép

Câu 19 :

Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất.

Các trường hợp được tính từ trái qua phải

  • A.

    Trường hợp 1

  • B.

    Trường hợp 2

  • C.

    Trường hợp 3

  • D.

    Trường hợp 4

Câu 20 :

Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.

  • A.

    Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B

  • B.

    Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A

  • C.

    Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau

  • D.

    Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B

Câu 21 :

Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:

  • A.

    để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất

  • B.

    để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất

  • C.

    để tăng áp suất lên mặt đất

  • D.

    để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất

Câu 22 :

Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào. Tại sao vậy?

  • A.

    Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.

  • B.

    Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.

  • C.

    Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.

  • D.

    Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.

Câu 23 :

Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?

  • A.

    Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

  • B.

    Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

  • C.

    Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.

  • D.

    Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.

Câu 24 :

Vật thứ nhất có khối lượng \({m_1} = 0,5{\rm{ }}kg\), vật thứ hai có khối lượng \(1kg\). Hãy so sánh áp suất \({p_1}\)  và \({p_2}\) của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.

  • A.

    \({p_1} = {p_2}\)

  • B.

    \({p_1} = 2{p_2}\)

  • C.

    \(2{p_1} = {p_2}\)

  • D.

    Không so sánh được.

Câu 25 :

Một hình hộp chữ nhật có kích thước \(20cm{\rm{ }}x{\rm{ }}10cm{\rm{ }}x{\rm{ }}5cm\)  được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là \(d = {2.10^4}{\rm{ N}}/{m^3}\). Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu ? Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

  • A.

    \({p_{max}} = 4000Pa;{\rm{ }}{p_{min}} = 1000Pa\)

  • B.

    \({p_{max}} = 10000Pa{\rm{ }};{\rm{ }}{p_{min}} = 2000Pa\)

  • C.

    \({p_{max}} = 4000Pa{\rm{ }};{\rm{ }}{{\rm{p}}_{min}} = 1500Pa\)

  • D.

    \({p_{max}} = 10000Pa{\rm{ }};{{\rm{p}}_{min}} = 5000Pa\)

Câu 26 :

Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất \(1,{7.10^4}N/{m^2}\). Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là \(0,03{m^2}\). Trọng lượng của người đó là:

  • A.

    \(51N\)

  • B.

    \(510N\)

  • C.

    \(5100N\)

  • D.

    \(5,{1.10^4}N\)

Câu 27 :

Biết bạn Hoa có khối lượng \(37,5kg\), diện tích một bàn chân là \(130c{m^2}\). Tính áp suất bạn Hoa tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân:

  • A.

    \(0,144Pa\)

  • B.

    \(2,88Pa\)

  • C.

    \(28846Pa\)

  • D.

    \(14423Pa\)

Câu 28 :

Một máy cày ruộng có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tác dụng lên đất là \(10000{\rm{ }}Pa\) . Hỏi diện tích bánh của máy cày phải tiếp xúc với ruộng là:

  • A.

    \(1{m^2}\)

  • B.

    \(0,5{m^2}\)

  • C.

    \(10000c{m^2}\)

  • D.

    \(10{m^2}\)

Câu 29 :

Một người tác dụng áp suất \(18000 N /m^2\) lên mặt đất. Biết diện tích mà chân người đó tiếp xúc với đất là \(250cm^2\). Khối lượng của người đó là:

  • A.

    \(m = 45kg\)

  • B.

    \(m = 72 kg\)

  • C.

    \(m= 450 kg\)

  • D.

    Một kết quả khác

Câu 30 :

Đặt một bao gạo \(60kg\) lên một ghế 4 chân có khối lượng \(4kg\). Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là \(8cm^2\). Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:

  • A.

    \(p = 20000 N/m^2\)      

  • B.

    \(p = 2000000 N/m^2\)

  • C.

    \(p = 200000N/m^2\)       

  • D.

    Là một giá trị khác

Câu 31 :

Tại sao lưỡi dao, lưỡi kéo mài sắc (mài cho lưỡi mỏng)

  • A.
    Để giảm ma sát khi cắt
  • B.
    Để tăng áp suất lên bề mặt cắt
  • C.
    Để tăng ma sát khi cắt
  • D.
    Để giảm áp suất lên bề mặt bị cắt
Câu 32 :

Một vật có khối lượng \(5\,\,kg\) được đặt trên mặt bàn nằm ngang với diện tích tiếp xúc là \(40\,\,c{m^2}\). Áp suất của vật đó tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu?

  • A.
    \(125\,\,N/{m^2}\)
  • B.
    \(12500\,\,N/{m^2}\)
  • C.
    \(1250\,\,N/{m^2}\)
  • D.
    \(800\,\,N/{m^2}\)
Câu 33 :

a. Áp lực là gì? Công thức tính áp suất ghi rõ kí hiệu và đơn vị của các đại có trong công thức?

b. Một bánh xe xích có trọng lượng \(45000\,\,N\), diện tích tiếp xúc của bản xích xe lên mặt đất \(1,25\,\,{m^2}\).Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất.

  • A.
    a) - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

    - Công thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

    Với: F (N) là độ lớn lực tác dụng lên diện tích bị ép S (m2). Áp suất P có đơn vị N/m2

    b) \(45000\,\,N/{m^2}\)

  • B.
    a) - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

    - Công thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

    Với: F (N) là độ lớn lực tác dụng lên diện tích bị ép S (m2). Áp suất P có đơn vị N/m2

    b) \(36000\,\,N/{m^2}\)

  • C.
    a) - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

    - Công thức tính áp suất: P = F/S

    Với: F (N) là độ lớn lực tác dụng lên diện tích bị ép S (m2). Áp suất P có đơn vị N/m2

    b) \(48000\,\,N/{m^2}\)

  • D.
    a) - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

    - Công thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

    Với: F (N) là độ lớn lực tác dụng lên diện tích bị ép S (m2). Áp suất P có đơn vị N/m2

    b) \(47000\,\,N/{m^2}\)

Câu 34 :

Đơn vị của áp suất là:

  • A.
     \(kg/{m^3}\).
  • B.
     \(N/{m^3}\).
  • C.
     N.
  • D.
     \(N/{m^2}\) hoặc Pa.
Câu 35 :

 Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người và xe đi lại?

  • A.
    Để làm tăng diện tích tiếp xúc, làm tăng áp suất lên đường
  • B.
    Để làm tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường
  • C.
    Để làm giảm diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường
  • D.
    Để làm giảm diện tích tiếp xúc, làm tăng áp suất lên đường
Câu 36 :

Một kiện hàng có khối lượng 800 kg gây áp suất \(5000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N/{m^2}\) lên sàn nằm ngang, diện tích tiếp xúc có độ lớn:

  • A.
     \(1,6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
  • B.
     \(16{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
  • C.
     \(0,16{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
  • D.
     \(40{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Áp lực là:

  • A.

    Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

  • B.

    Lực ép có phương song song với mặt bị ép

  • C.

    Lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì

  • D.

    Lực ép có phương trùng với mặt bị ép

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Câu 2 :

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

  • A.

    Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu

  • B.

    Trọng lực của tàu

  • C.

    Lực ma sát giữa tàu và đường ray

  • D.

    Cả ba lực trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu

Vì khi đó, trọng lực vuông góc với mặt bị ép, lực ma sát và lực kéo có phương song song với mặt bị ép.

Câu 3 :

Đơn vị của áp lực là:

  • A.

    \(N/{m^2}\)

  • B.

    \(Pa\)

  • C.

    \(N\)

  • D.

    \(N/c{m^2}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

=> Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực: Niutơn (N)

Câu 4 :

Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

  • A.

    phương của lực

  • B.

    chiều của lực

  • C.

    điểm đặt của lực

  • D.

    độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

- Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép càng nhỏ.

=> Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.

Câu 5 :

Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

  • A.

    Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

  • B.

    Đơn vị của áp suất là \(N/{m^2}\)

  • C.

    Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép

  • D.

    Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì: Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép

Câu 6 :

Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?

  • A.

    Áp lực như nhau ở cả 6 mặt

  • B.

    Mặt trên

  • C.

    Mặt dưới

  • D.

    Các mặt bên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

Xét các mặt của khối lập phương khi được nhúng vào nước, ta thấy mặt dưới của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất.

Câu 7 :

Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất:

  • A.

    \(p = \frac{F}{S}\)

  • B.

    \(p = FS\)

  • C.

    \(p = \frac{P}{S}\)

  • D.

    \(p = dV\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: Áp suất được tính bởi công thức: \(p = \frac{F}{S}\)

Trong đó:

     + \(F\): áp lực \(\left( N \right)\)

     + \(S\): diện tích mặt bị ép \(\left( {{m^2}} \right)\)

     + \(p\): áp suất \(\left( {N/{m^2}} \right)\)

Câu 8 :

Muốn tăng áp suất thì:

  • A.

    giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ

  • B.

    giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực

  • C.

    tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ

  • D.

    tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

=> Muốn tăng áp suất, ta tăng lực F hoặc giảm diện tích mặt bị ép S

Câu 9 :

Muốn giảm áp suất thì:

  • A.

    giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ

  • B.

    tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ

  • C.

    tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

  • D.

    giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \dfrac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Áp suất \(p = \dfrac{F}{S}\)

=> Muốn giảm áp suất, ta giảm lực F hoặc tăng diện tích mặt bị ép S.

Câu 10 :

Đơn vị đo áp suất là:

  • A.

    \(N/{m^2}\)

  • B.

    \(N/{m^3}\)

  • C.

    \(kg/{m^3}\)

  • D.

    \(N\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của áp suất: \(\left( {N/{m^2}} \right)\)

Ngoài , đơn vị áp suất còn tính theo Pa (paxcan): \(1Pa = 1{\rm{ }}N/{m^2}\)

Câu 11 :

Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất ?

  • A.

    \(N/{m^2}\)

  • B.

    \(Pa\)

  • C.

    \(N/{m^3}\)

  • D.

    \(kPa\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của áp suất: \(\left( {N/{m^2}} \right)\)

Ngoài \(N/{m^2}\), đơn vị áp suất còn tính theo Pa (paxcan): \(1Pa = 1{\rm{ }}N/{m^2}\)

=> A, B, D là đơn vị của áp suất

C - không phải là đơn vị của áp suất

Câu 12 :

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực nhỏ nhất

  • A.

    Khi bạn Độ xách cặp đứng co một chân trên bục giảng

  • B.

    Khi bạn Độ xách cặp đứng nhón hai chân

  • C.

    Khi bạn Độ không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

  • D.

    Khi bạn Độ xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

- Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép càng nhỏ.

=> Áp lực nhỏ nhất khi lực nhỏ và diện tích mặt ép lớn

=> Khi bạn Độ không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại thì áp lực là nhỏ nhất

Câu 13 :

Quan sát video sau và hoàn thành câu hỏi.

Hãy điền các dấu "=", ">", "<" thích hợp cho các ô trống sau:

=
>
<
Áp lực: \({F_2}\) ..... \({F_1}\)
Diện tích bị ép: \({S_2}\) ..... \({S_1}\)
Độ lún: \({h_1}\) ..... \({h_2}\)
Đáp án
=
>
<
Áp lực: \({F_2}\)
>
\({F_1}\)
Diện tích bị ép: \({S_2}\)
=
\({S_1}\)
Độ lún: \({h_1}\)
<
\({h_2}\)
Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết bài áp suất.

Lời giải chi tiết :

Áp lực: \({F_2}\) > \({F_1}\)

Diện tích bị ép: \({S_2}\) = \({S_1}\)

Độ lún: \({h_1}\) < \({h_2}\)

Câu 14 :

Quan sát video sau và hoàn thành câu hỏi.

Hãy điền các dấu "=", ">", "<" thích hợp cho các ô trống sau:

=
>
<
Áp lực: \({F_3}\) ..... \({F_1}\)
Diện tích bị ép: \({S_3}\) ..... \({S_1}\)
Độ lún: \({h_3}\) ..... \({h_1}\)
Đáp án
=
>
<
Áp lực: \({F_3}\)
=
\({F_1}\)
Diện tích bị ép: \({S_3}\)
<
\({S_1}\)
Độ lún: \({h_3}\)
>
\({h_1}\)
Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết bài áp suất.

Lời giải chi tiết :

Áp lực: \({F_3}\) = \({F_1}\)

Diện tích bị ép: \({S_3}\) < \({S_1}\)

Độ lún: \({h_3}\) > \({h_1}\)

Câu 15 :

Quan sát video thí nghiệm và cho biết: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chọn đáp án đúng nhất?

  • A.

    Áp lực

  • B.

    Diện tích bị ép

  • C.

    Áp lực và diện tích bị ép

  • D.

    Chiều dài vật

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ video thí nghiệm ta thấy: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.

Vậy tác dụng của áp lực phụ thuộc vào: Áp lực và diện tích bị ép.

Câu 16 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp lực lớn nhất

  • A.

    Khi bạn Độ xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng

  • B.

    Khi bạn Độ xách cặp đứng co một chân

  • C.

    Khi bạn Độ không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

  • D.

    Khi bạn Độ xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

- Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép càng nhỏ.

=> Áp lực nhỏ nhất khi lực nhỏ và diện tích mặt ép lớn

=> Khi bạn Độ xách cặp đứng co một chân thì áp lực là lớn nhất

Câu 17 :

Trong các cách sau, cách nào tăng được áp suất nhiều nhất

  • A.

    Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép

  • B.

    Tăng áp lực, tăng diện tích bị ép

  • C.

    Giảm áp lực, giảm diện tích bị ép

  • D.

    Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

=> Để tăng áp suất nhiều nhất => tăng áp lực F và giảm diện tích bị ép S

Câu 18 :

Phương án nào trong các phương án sau đây có thể tăng áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn nằm ngang.

  • A.

    Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép

  • B.

    Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép

  • C.

    Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép

  • D.

    Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

=> Để tăng áp suất => tăng áp lực F hoặc giảm diện tích bị ép S

Câu 19 :

Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất.

Các trường hợp được tính từ trái qua phải

  • A.

    Trường hợp 1

  • B.

    Trường hợp 2

  • C.

    Trường hợp 3

  • D.

    Trường hợp 4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

=> Trường hợp 4 có áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất vì diện tích mặt bị ép là nhỏ nhất và áp lực lớn

Câu 20 :

Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.

  • A.

    Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B

  • B.

    Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A

  • C.

    Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau

  • D.

    Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

Theo đầu bài, ta có: \({S_A} = 2{{\rm{S}}_B}\)

Ta suy ra: \(\frac{{{p_A}}}{{{p_B}}} = \frac{{{S_B}}}{{{S_A}}} = \frac{1}{2} \to {p_A} = \frac{1}{2}{p_B}\)

Câu 21 :

Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:

  • A.

    để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất

  • B.

    để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất

  • C.

    để tăng áp suất lên mặt đất

  • D.

    để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

Câu 22 :

Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào. Tại sao vậy?

  • A.

    Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.

  • B.

    Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.

  • C.

    Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.

  • D.

    Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào

Vì: Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.

Câu 23 :

Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?

  • A.

    Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

  • B.

    Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

  • C.

    Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.

  • D.

    Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ

Vì: đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.

Câu 24 :

Vật thứ nhất có khối lượng \({m_1} = 0,5{\rm{ }}kg\), vật thứ hai có khối lượng \(1kg\). Hãy so sánh áp suất \({p_1}\)  và \({p_2}\) của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.

  • A.

    \({p_1} = {p_2}\)

  • B.

    \({p_1} = 2{p_2}\)

  • C.

    \(2{p_1} = {p_2}\)

  • D.

    Không so sánh được.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

Để so sánh áp suất của hai vật ta cần biết áp lực và diện tích bị ép

Theo đầu bài ta mới chỉ xác định được áp lực tác dụng lên hai vật mà chưa xác định được diện tích bị ép của mỗi vật

=> Không so sánh áp lực của hai vật được.

Câu 25 :

Một hình hộp chữ nhật có kích thước \(20cm{\rm{ }}x{\rm{ }}10cm{\rm{ }}x{\rm{ }}5cm\)  được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là \(d = {2.10^4}{\rm{ N}}/{m^3}\). Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu ? Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

  • A.

    \({p_{max}} = 4000Pa;{\rm{ }}{p_{min}} = 1000Pa\)

  • B.

    \({p_{max}} = 10000Pa{\rm{ }};{\rm{ }}{p_{min}} = 2000Pa\)

  • C.

    \({p_{max}} = 4000Pa{\rm{ }};{\rm{ }}{{\rm{p}}_{min}} = 1500Pa\)

  • D.

    \({p_{max}} = 10000Pa{\rm{ }};{{\rm{p}}_{min}} = 5000Pa\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính trọng lượng riêng: \(d = \dfrac{P}{V}\)

+ Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \dfrac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có,

+ Trọng lượng riêng của vật \(d = \dfrac{P}{V} \to P = dV = {2.10^4}.\left( {{{20.10.5.10}^{ - 6}}} \right) = 20N\)

+ Áp suất của vật: \(p = \dfrac{P}{S}\)

- áp suất nhỏ nhất khi diện tích tiếp bị ép lớn nhất:

Ta có: \({S_{{\rm{max}}}} = {20.10.10^{ - 4}} = 0,02{m^2}\)

\( \to {p_{{\rm{min}}}} = \dfrac{P}{{{S_{{\rm{max}}}}}} = \dfrac{{20}}{{0,02}} = 1000Pa\)

- áp suất lớn nhất khi diện tích bị ép nhỏ nhất:

Ta có: \({S_{\min }} = {10.5.10^{ - 4}} = {5.10^{ - 3}}{m^2}\)

\( \to {p_{{\rm{max}}}} = \dfrac{P}{{{S_{\min }}}} = \dfrac{{20}}{{{{5.10}^{ - 3}}}} = 4000Pa\)

Câu 26 :

Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất \(1,{7.10^4}N/{m^2}\). Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là \(0,03{m^2}\). Trọng lượng của người đó là:

  • A.

    \(51N\)

  • B.

    \(510N\)

  • C.

    \(5100N\)

  • D.

    \(5,{1.10^4}N\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(p = \frac{P}{S} \to P = p{\rm{S}} = 1,{7.10^4}.0,03 = 510N\)

Câu 27 :

Biết bạn Hoa có khối lượng \(37,5kg\), diện tích một bàn chân là \(130c{m^2}\). Tính áp suất bạn Hoa tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân:

  • A.

    \(0,144Pa\)

  • B.

    \(2,88Pa\)

  • C.

    \(28846Pa\)

  • D.

    \(14423Pa\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

+ Sử dụng biểu thức tính áp suất \(p = \dfrac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Diện tích mặt bị ép gồm diện tích của hai bàn chân: \(S = {2.130.10^{ - 4}} = 0,026{m^2}\)

+ Trọng lực của bạn Hoa: \(P = mg = 37,5.10 = 375N\)

Áp suất mà bạn Hoa tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân là: \(p = \dfrac{P}{S} = \dfrac{{375}}{{0,026}} = 14423Pa\)

Câu 28 :

Một máy cày ruộng có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tác dụng lên đất là \(10000{\rm{ }}Pa\) . Hỏi diện tích bánh của máy cày phải tiếp xúc với ruộng là:

  • A.

    \(1{m^2}\)

  • B.

    \(0,5{m^2}\)

  • C.

    \(10000c{m^2}\)

  • D.

    \(10{m^2}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

+ Sử dụng biểu thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Trọng lực của máy cày: \(P = {10^3}.10 = {10^4}N\)

+ Áp suất: \(p = \frac{P}{S} \to S = \frac{P}{p} = \frac{{{{10}^4}}}{{10000}} = 1{m^2}\)

Câu 29 :

Một người tác dụng áp suất \(18000 N /m^2\) lên mặt đất. Biết diện tích mà chân người đó tiếp xúc với đất là \(250cm^2\). Khối lượng của người đó là:

  • A.

    \(m = 45kg\)

  • B.

    \(m = 72 kg\)

  • C.

    \(m= 450 kg\)

  • D.

    Một kết quả khác

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức tính trọng lượng \(P = 10m\)

Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \dfrac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(p = \dfrac{P}{S} \to P = p.{\rm{S}} = {18000.250.10^{ - 4}} = 450N\)

\(P = 10m \Rightarrow m = \dfrac{P}{{10}} = \dfrac{{450}}{{10}} = 45kg\)

Câu 30 :

Đặt một bao gạo \(60kg\) lên một ghế 4 chân có khối lượng \(4kg\). Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là \(8cm^2\). Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:

  • A.

    \(p = 20000 N/m^2\)      

  • B.

    \(p = 2000000 N/m^2\)

  • C.

    \(p = 200000N/m^2\)       

  • D.

    Là một giá trị khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = 10m\)

+ Sử dụng biểu thức tính áp suất \(p = \dfrac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Diện tích mặt bị ép gồm diện tích của 4 chân ghế: \(S = {4.8.10^{ - 4}} = 3,{2.10^{ - 3}}{m^2}\)

Tổng khối lượng của gạo và ghế: \(m = {m_{gao}} + {m_{ghe}} = 60 + 4 = 64kg\)

Áp lực của cả gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là: \(P = 10m = 10.64 = 640N\)

Áp suất mà cả gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là: \(p = \dfrac{P}{S} = \dfrac{{640}}{{3,{{2.10}^{ - 3}}}} = 200000N/{m^2}\)

Câu 31 :

Tại sao lưỡi dao, lưỡi kéo mài sắc (mài cho lưỡi mỏng)

  • A.
    Để giảm ma sát khi cắt
  • B.
    Để tăng áp suất lên bề mặt cắt
  • C.
    Để tăng ma sát khi cắt
  • D.
    Để giảm áp suất lên bề mặt bị cắt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép

Công thức: \(p = \frac{F}{S}\)

Trong đó: p là áp suất; F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S

Lời giải chi tiết :

Ta có : \(p = \frac{F}{S}\)

Lưỡi dao, lưỡi kéo mài sắc (mài cho lưỡi mỏng) → S giảm → p tăng

Câu 32 :

Một vật có khối lượng \(5\,\,kg\) được đặt trên mặt bàn nằm ngang với diện tích tiếp xúc là \(40\,\,c{m^2}\). Áp suất của vật đó tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu?

  • A.
    \(125\,\,N/{m^2}\)
  • B.
    \(12500\,\,N/{m^2}\)
  • C.
    \(1250\,\,N/{m^2}\)
  • D.
    \(800\,\,N/{m^2}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp suất của vật gây ra trên mặt bàn: \(p = \frac{F}{S}\)

Với F là lực ép của vật lên bàn, có độ lớn bằng trọng lượng vật \(F = P = 10m\)

Lời giải chi tiết :

Lực ép mà vật tác dụng lên mặt bàn có độ lớn bằng trọng lượng

\(F = P = 10m = 10.5 = 50\,\,\left( N \right)\)

Đổi \(40\,\,c{m^2} = 0,004\,\,{m^2}\)

Áp suất của vật đó tác dụng lên mặt bàn là:

\(p = \frac{F}{S} = \frac{{50}}{{0,004}} = 12500N/{m^2}\)

Câu 33 :

a. Áp lực là gì? Công thức tính áp suất ghi rõ kí hiệu và đơn vị của các đại có trong công thức?

b. Một bánh xe xích có trọng lượng \(45000\,\,N\), diện tích tiếp xúc của bản xích xe lên mặt đất \(1,25\,\,{m^2}\).Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất.

  • A.
    a) - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

    - Công thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

    Với: F (N) là độ lớn lực tác dụng lên diện tích bị ép S (m2). Áp suất P có đơn vị N/m2

    b) \(45000\,\,N/{m^2}\)

  • B.
    a) - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

    - Công thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

    Với: F (N) là độ lớn lực tác dụng lên diện tích bị ép S (m2). Áp suất P có đơn vị N/m2

    b) \(36000\,\,N/{m^2}\)

  • C.
    a) - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

    - Công thức tính áp suất: P = F/S

    Với: F (N) là độ lớn lực tác dụng lên diện tích bị ép S (m2). Áp suất P có đơn vị N/m2

    b) \(48000\,\,N/{m^2}\)

  • D.
    a) - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

    - Công thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

    Với: F (N) là độ lớn lực tác dụng lên diện tích bị ép S (m2). Áp suất P có đơn vị N/m2

    b) \(47000\,\,N/{m^2}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

- Công thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Với: F (N) là độ lớn lực tác dụng lên diện tích bị ép S (m2). Áp suất P có đơn vị N/m2

Lời giải chi tiết :

a) - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

- Công thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Với: F (N) là độ lớn lực tác dụng lên diện tích bị ép S (m2). Áp suất P có đơn vị N/m2

b) Áp suất của bánh xe tác dụng lên mặt đất là:

\(P = \frac{F}{S} = \frac{{45000}}{{1,25}} = 36000\,\,\left( {N/{m^2}} \right)\)

Câu 34 :

Đơn vị của áp suất là:

  • A.
     \(kg/{m^3}\).
  • B.
     \(N/{m^3}\).
  • C.
     N.
  • D.
     \(N/{m^2}\) hoặc Pa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ công thức tính áp suất, suy ra đơn vị của áp suất.

Lời giải chi tiết :

Công thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Đơn vị của áp suất là: N/m2 hoặc Pa.

Câu 35 :

 Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người và xe đi lại?

  • A.
    Để làm tăng diện tích tiếp xúc, làm tăng áp suất lên đường
  • B.
    Để làm tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường
  • C.
    Để làm giảm diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường
  • D.
    Để làm giảm diện tích tiếp xúc, làm tăng áp suất lên đường

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp suất: \(p = \frac{F}{s}\)

Từ công thức suy ra cách cách làm tăng, giảm áp suất

+ Tăng áp suất: Tăng F, giảm s

+ Giảm áp suất: giảm F, tăng s.

Lời giải chi tiết :

Khi trời mưa, đường đất lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường nên khi đi không bị lún.

Câu 36 :

Một kiện hàng có khối lượng 800 kg gây áp suất \(5000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N/{m^2}\) lên sàn nằm ngang, diện tích tiếp xúc có độ lớn:

  • A.
     \(1,6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
  • B.
     \(16{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
  • C.
     \(0,16{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).
  • D.
     \(40{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {m^2}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng của kiện hàng là:

P = 10.m = 800.10 = 8000 (N)

Áp suất của kiện hàng lên mặt sàn là:

\(p = \frac{F}{S} \Rightarrow S = \frac{F}{p} = \frac{{8000}}{{5000}} = 1,6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {{m^2}} \right)\)

Trắc nghiệm Bài 8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Áp suất khí quyển - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Áp suất khí quyển Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 12. Sự nổi - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Sự nổi Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 13. Công cơ học - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 13. Công cơ học Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 14. Định luật về công - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 14. Định luật về công Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 15. Công suất - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. Công suất Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 16. Cơ năng - Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16. Cơ năng - Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6. Lực ma sát - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Lực ma sát Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 5. Sự cân bằng lực - Quán tính - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Sự cân bằng lực - Quán tính Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 4. Biểu diễn lực - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4. Biểu diễn lực Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Vận tốc (tiếp theo) - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Vận tốc (tiếp theo) Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Vận tốc - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Vận tốc Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Chuyển động cơ học - Vật Lí 8

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Chuyển động cơ học Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết