Trắc nghiệm Bài 5. Sự cân bằng lực - Quán tính - Vật Lí 8
Đề bài
Hai lực cân bằng là:
-
A.
hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
-
B.
hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
-
C.
hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
-
D.
hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
Chuyển động theo quán tính là:
-
A.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
-
B.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.
-
C.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
-
D.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.
Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.
-
A.
Xe máy đang đi trên đường
-
B.
Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính.
-
C.
Chiếc thuyền chạy trên sông
-
D.
Chiếc đu quay đang quay
Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng?
-
A.
Hai lực tác dụng là hai lực cân bằng
-
B.
Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau
-
C.
Hai lực tác dụng có phương khác nhau
-
D.
Hai lực tác dụng có cùng chiều
Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
-
A.
Hành khách nghiêng sang phải
-
B.
Hành khách nghiêng sang trái
-
C.
Hành khách ngã về phía trước
-
D.
Hành khách ngã về phía sau
Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
-
A.
Xe đột ngột tăng vận tốc
-
B.
Xe đột ngột giảm vận tốc
-
C.
Xe đột ngột rẽ sang phải
-
D.
Xe đột ngột rẽ sang trái
Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
-
A.
Hòn đá lăn từ trên núi xuống
-
B.
Xe máy chạy trên đường
-
C.
Lá rơi từ trên cao xuống
-
D.
Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa
Hai lực cân bằng là hai lực:
-
A.
cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
-
B.
cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
-
C.
đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
-
D.
đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:
-
A.
Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn
-
B.
Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi
-
C.
Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn
-
D.
Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn
Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
-
A.
ma sát
-
B.
trọng lực
-
C.
quán tính
-
D.
đàn hồi
Quan sát hình vẽ bên, cặp lực cân bằng là:
-
A.
\(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_3}} \)
-
B.
\(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_4}} \)
-
C.
\(\overrightarrow {{F_4}} \) và \(\overrightarrow {{F_3}} \)
-
D.
\(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)
Một quả bóng khối lượng \(0,5{\rm{ }}kg\) được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.
-
A.
0,5 N
-
B.
Nhỏ hơn 0,5 N
-
C.
5N
-
D.
Nhỏ hơn 5N
Một vật nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng (hình vẽ), lực cân bằng với trọng lực \(P\) là:
-
A.
\(\overrightarrow {{F_1}} \)
-
B.
\(\overrightarrow N \)
-
C.
Cả A, B đều đúng
-
D.
Cả A, B đều sai
Một quả cầu được treo trên sợi chỉ tơ mảnh như hình vẽ. Cầm đầu B của sợi chỉ để giật thì sợi chỉ có thể bị đứt tại điểm A hoặc điểm C. Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
-
A.
Giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo
-
B.
Giật đầu B một cách từ từ
-
C.
Giật thật nhẹ đầu B
-
D.
Vừa giật vừa quay sợi chỉ
Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ \(30N\). Khối lượng vật là bao nhiêu?
-
A.
\(m > 3kg\)
-
B.
\(m = 30kg\)
-
C.
\(m = 3kg\)
-
D.
\(m < 3kg\)
Trong cách mô tả sau đây về tương quan giữa trọng lượng P và lực căng T, câu nào đúng?
-
A.
Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn
-
B.
Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn
-
C.
Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn
-
D.
Không cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn
Khi xe tăng tốc đột ngột, hành khách trên xe có xu hướng bị ngã ra phía sau. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
-
A.
Do người có khối lượng lớn
-
B.
Do quán tính
-
C.
Do các lực tác dụng lên người cân bằng nhau
-
D.
Một lí do khác
Với cùng cường độ, cách biểu diễn hai lực cân bằng nào sau đây đúng?
-
A.
Hình 1
-
B.
Hình 2
-
C.
Hình 3
-
D.
Hình 4
Một hộp phấn nằm yên trên bàn. Hỏi hộp phấn có chịu tác dụng của lực nào không ?
-
A.
Không chịu tác dụng của lực nào.
-
B.
Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.
-
C.
Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
-
D.
Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ của mặt bàn.
Một vật có khối lượng 50kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:
-
A.
Fms = 35N
-
B.
Fms = 50N
-
C.
Fms > 35N
-
D.
Fms < 35N
Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1 = 20N, F2 = 60N và F3 = 40N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thoả mãn:
-
A.
F1, F2 cùng chiều nhau và F3 ngược chiều với hai lực trên
-
B.
F1, F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên
-
C.
F2, F3 cùng chiều nhau và F1 ngược chiều với hai lực trên.
-
D.
F1, F2 ngược chiều nhau và F3 cùng chiều hay ngược chiều F1 đều được
Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do :
-
A.
Ma sát
-
B.
Quán tính
-
C.
Trọng lực
-
D.
Lực đẩy
Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng?
-
A.
Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
-
B.
Hai lực cùng phương, ngược chiều.
-
C.
Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
-
D.
Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều.
Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật đang đứng yên, làm vật tiếp tục đứng yên?
-
A.
Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
-
B.
Hai lực cùng phương, ngược chiều.
-
C.
Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
-
D.
Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang trái, chứng tỏ xe:
-
A.
Đột ngột giảm vận tốc.
-
B.
Đột ngột tăng vận tốc.
-
C.
Đột ngột rẽ sang phải.
-
D.
Đột ngột rẽ sang trái.Quán tính là xu hướng giữ nguyên vận tốc khi có lực tác dụng đột ngột.
Tại sao khi áo quần bị bụi bám vào, muốn cho sạch bụi thì người ta thường cầm lên và giũ thật mạnh?
-
A.
Để bụi dễ bay ra khỏi quần áo
-
B.
Giũ mạnh để lực tác động lên quần áo mạnh nhất khiến bụi văng ra ngoài
-
C.
Quần áo được giũ mạnh thật nhanh rồi dừng lại đột ngột, khi đó bụi tiếp tục chuyển động do quán tính nên bụi bị văng ra ngoài.
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều đúng
Lời giải và đáp án
Hai lực cân bằng là:
-
A.
hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
-
B.
hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
-
C.
hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
-
D.
hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
Đáp án : A
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
Chuyển động theo quán tính là:
-
A.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
-
B.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.
-
C.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
-
D.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.
Đáp án : C
Ta có: Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.
-
A.
Xe máy đang đi trên đường
-
B.
Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính.
-
C.
Chiếc thuyền chạy trên sông
-
D.
Chiếc đu quay đang quay
Đáp án : B
Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính là trường hợp chuyển động mà không có lực tác dụng.
Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng?
-
A.
Hai lực tác dụng là hai lực cân bằng
-
B.
Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau
-
C.
Hai lực tác dụng có phương khác nhau
-
D.
Hai lực tác dụng có cùng chiều
Đáp án : A
Ta có: Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Theo đề bài, ta có: vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều => hai lực tác dụng là hai lực cân bằng.
Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
-
A.
Hành khách nghiêng sang phải
-
B.
Hành khách nghiêng sang trái
-
C.
Hành khách ngã về phía trước
-
D.
Hành khách ngã về phía sau
Đáp án : C
Khi xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ ngã về phía trước do có quán tính.
Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
-
A.
Xe đột ngột tăng vận tốc
-
B.
Xe đột ngột giảm vận tốc
-
C.
Xe đột ngột rẽ sang phải
-
D.
Xe đột ngột rẽ sang trái
Đáp án : D
Do quán tính nên khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải khi xe đột ngột rẽ sang trái.
Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
-
A.
Hòn đá lăn từ trên núi xuống
-
B.
Xe máy chạy trên đường
-
C.
Lá rơi từ trên cao xuống
-
D.
Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa
Đáp án : D
Chuyển động của xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa là chuyển động do quán tính
Hai lực cân bằng là hai lực:
-
A.
cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
-
B.
cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
-
C.
đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
-
D.
đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
Đáp án : B
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:
-
A.
Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn
-
B.
Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi
-
C.
Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn
-
D.
Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn
Đáp án : C
+ Xác định các lực tác dụng lên vật
+ Vận đụng định nghĩa về lực cân bằng
+ Các lực tác dụng lên vật gồm: Trọng lực \(\overrightarrow P \) và phản lực \(\overrightarrow N \)
+ Trọng lực \(\overrightarrow P \) cân bằng với phản lực \(\overrightarrow N \)
Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
-
A.
ma sát
-
B.
trọng lực
-
C.
quán tính
-
D.
đàn hồi
Đáp án : C
Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì có quán tính.
Quan sát hình vẽ bên, cặp lực cân bằng là:
-
A.
\(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_3}} \)
-
B.
\(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_4}} \)
-
C.
\(\overrightarrow {{F_4}} \) và \(\overrightarrow {{F_3}} \)
-
D.
\(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)
Đáp án : B
Ta có: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Từ hình, ta có: lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_4}} \) cân bằng với nhau
Một quả bóng khối lượng \(0,5{\rm{ }}kg\) được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.
-
A.
0,5 N
-
B.
Nhỏ hơn 0,5 N
-
C.
5N
-
D.
Nhỏ hơn 5N
Đáp án : C
+ Xác định trọng lực của quả bóng: \(P = 10m\)
+ Vận dụng định nghĩa về lực cân bằng
+ Trọng lực của quả bóng: \(P = 10m = 10.0,5 = 5N\)
+ Để quả bóng cân bằng, cần phải giữ đầu dây một lực \(F = P = 5N\)
Một vật nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng (hình vẽ), lực cân bằng với trọng lực \(P\) là:
-
A.
\(\overrightarrow {{F_1}} \)
-
B.
\(\overrightarrow N \)
-
C.
Cả A, B đều đúng
-
D.
Cả A, B đều sai
Đáp án : D
Phân tích \(\overrightarrow P \) thành hai thành phần \(\overrightarrow {{P_1}} ,\overrightarrow {{P_2}} \) như hình vẽ, ta có:
+ \(\overrightarrow {{F_1}} \) cân bằng với \(\overrightarrow {{P_1}} \)
+ \(\overrightarrow N \) cân bằng với \(\overrightarrow {{P_2}} \)
Một quả cầu được treo trên sợi chỉ tơ mảnh như hình vẽ. Cầm đầu B của sợi chỉ để giật thì sợi chỉ có thể bị đứt tại điểm A hoặc điểm C. Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
-
A.
Giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo
-
B.
Giật đầu B một cách từ từ
-
C.
Giật thật nhẹ đầu B
-
D.
Vừa giật vừa quay sợi chỉ
Đáp án : A
Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo, khi đó quả cầu sẽ chuyển động lên trên theo quán tính.
Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ \(30N\). Khối lượng vật là bao nhiêu?
-
A.
\(m > 3kg\)
-
B.
\(m = 30kg\)
-
C.
\(m = 3kg\)
-
D.
\(m < 3kg\)
Đáp án : C
+ Vận dụng định nghĩa lực cân bằng
+ Sử dụng biểu thức xác định trọng lực: \(P = 10m\)
Ta có:
+ Số chỉ của lực kế chính là trọng lực của vật: \(F = P = 30N\)
+ Trọng lực: \(P = 10m \to m = \dfrac{P}{10} = \dfrac{{30}}{{10}} = 3kg\)
Trong cách mô tả sau đây về tương quan giữa trọng lượng P và lực căng T, câu nào đúng?
-
A.
Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn
-
B.
Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn
-
C.
Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn
-
D.
Không cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn
Đáp án : A
Ta có: Trọng lượng P và lực căng T cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
Khi xe tăng tốc đột ngột, hành khách trên xe có xu hướng bị ngã ra phía sau. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
-
A.
Do người có khối lượng lớn
-
B.
Do quán tính
-
C.
Do các lực tác dụng lên người cân bằng nhau
-
D.
Một lí do khác
Đáp án : B
Do quán tính nên khi ngồi trên ô tô hành khách có xu hướng ngả người phía sau khi xe đột ngột tăng tốc.
Với cùng cường độ, cách biểu diễn hai lực cân bằng nào sau đây đúng?
-
A.
Hình 1
-
B.
Hình 2
-
C.
Hình 3
-
D.
Hình 4
Đáp án : B
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Suy ra đáp án B đúng
Một hộp phấn nằm yên trên bàn. Hỏi hộp phấn có chịu tác dụng của lực nào không ?
-
A.
Không chịu tác dụng của lực nào.
-
B.
Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.
-
C.
Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
-
D.
Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ của mặt bàn.
Đáp án : B
Phân tích các lực tác dụng lên hộp phấn.
Các lực tác dụng lên hộp phấn:
+ Trọng lực \(\overrightarrow P \)
+ Lực đỡ \(\overrightarrow Q \) của mặt bàn
Hai lực này cân bằng nhau nên hộp phấn nằm yên trên bàn.
Một vật có khối lượng 50kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:
-
A.
Fms = 35N
-
B.
Fms = 50N
-
C.
Fms > 35N
-
D.
Fms < 35N
Đáp án : A
+ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
+ Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Vì vật chuyển động thẳng đều nên: \({F_{ms}} = F = 35N\)
Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1 = 20N, F2 = 60N và F3 = 40N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thoả mãn:
-
A.
F1, F2 cùng chiều nhau và F3 ngược chiều với hai lực trên
-
B.
F1, F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên
-
C.
F2, F3 cùng chiều nhau và F1 ngược chiều với hai lực trên.
-
D.
F1, F2 ngược chiều nhau và F3 cùng chiều hay ngược chiều F1 đều được
Đáp án : B
Phương pháp:
Điều kiện cân bằng của một vật: Một vật ở trạng thái cân bằng khi các lực tác dụng vào vật phải tự triệt tiêu
Cách giải:
Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1 = 20N, F2 = 60N và F3 = 40N
Ta thấy: F2 = F1 + F3
Để vật đứng yên, ba lực đó phải thoả mãn: F1, F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên
Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do :
-
A.
Ma sát
-
B.
Quán tính
-
C.
Trọng lực
-
D.
Lực đẩy
Đáp án : B
Phương pháp :
Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính
Cách giải :
Khi hành khách đang ngồi trên xe và xe đang chuyển động về phía trước thì hành khách có xu hướng đang chuyển động về phía trước cùng xe. Nếu phanh gấp, xe dừng lại nhưng hành khách không kịp dừng lại theo xe. Do đó hành khách trên xe bị xô về phía trước.
Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng?
-
A.
Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
-
B.
Hai lực cùng phương, ngược chiều.
-
C.
Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
-
D.
Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều.
Đáp án : D
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều.
Cặp lực là hai lực cân bằng là: hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều.
Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật đang đứng yên, làm vật tiếp tục đứng yên?
-
A.
Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
-
B.
Hai lực cùng phương, ngược chiều.
-
C.
Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
-
D.
Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Đáp án : D
Hai lực cân bằng là hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Vật đang đứng yên chịu tác dụng của cặp lực cân bằng: hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang trái, chứng tỏ xe:
-
A.
Đột ngột giảm vận tốc.
-
B.
Đột ngột tăng vận tốc.
-
C.
Đột ngột rẽ sang phải.
-
D.
Đột ngột rẽ sang trái.Quán tính là xu hướng giữ nguyên vận tốc khi có lực tác dụng đột ngột.
Đáp án : C
Vì khi ô tô đột ngột rẽ sang phải, do quán tính hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp chuyển động theo hướng cũ nên hành khách thấy mình bị nghiêng người sang bên trái.
Tại sao khi áo quần bị bụi bám vào, muốn cho sạch bụi thì người ta thường cầm lên và giũ thật mạnh?
-
A.
Để bụi dễ bay ra khỏi quần áo
-
B.
Giũ mạnh để lực tác động lên quần áo mạnh nhất khiến bụi văng ra ngoài
-
C.
Quần áo được giũ mạnh thật nhanh rồi dừng lại đột ngột, khi đó bụi tiếp tục chuyển động do quán tính nên bụi bị văng ra ngoài.
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều đúng
Đáp án : C
Sử dụng lý thuyết quán tính để giải thích hiện tượng.
Khi ta giũ mạnh quần áo, quần áo chuyển động thật nhanh rồi dừng lại đột ngột, khi đó bụi tiếp tục chuyển động do quán tính nên bụi văng ra ngoài.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Lực ma sát Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Áp suất Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Áp suất khí quyển Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Sự nổi Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 13. Công cơ học Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 14. Định luật về công Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. Công suất Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16. Cơ năng - Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4. Biểu diễn lực Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Vận tốc (tiếp theo) Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Vận tốc Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Chuyển động cơ học Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 28. Động cơ nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 26. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng - Vật Lí 8