Trắc nghiệm Bài 28. Động cơ nhiệt - Vật Lí 8
Đề bài
Động cơ nhiệt là:
-
A.
Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.
-
B.
Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành nhiệt năng.
-
C.
Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.
-
D.
Động cơ trong đó toàn bộ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành nhiệt năng.
Động cơ nào sau đây không phải là động cơ nhiệt?
-
A.
Động cơ của máy bay phản lực
-
B.
Động cơ của xe máy Hon-da
-
C.
Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện Sông Đà
-
D.
Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện
Các kì của động cơ nổ bốn kì diễn ra theo thứ tự:
-
A.
Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí
-
B.
Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu
-
C.
Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu
-
D.
Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí
Biểu thức nào sau đây xác định hiệu suất của động cơ nhiệt?
-
A.
\(H = \frac{Q}{A}\)
-
B.
\(H = A - Q\)
-
C.
\(H = \frac{A}{Q}\)
-
D.
\(H = Q - A\)
Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt?
-
A.
Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu
-
B.
Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm
-
C.
Hiệu suất cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi \(1kg\) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn trong động cơ
-
D.
Hiệu suất cho biết động có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích
Từ công thức \(H = \frac{A}{Q}\), ta có thể suy ra là đối với một xe ô tô chạy bằng động cơ nhiệt thì:
-
A.
Công mà động cơ sinh ra tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy
-
B.
Công suất của động cơ tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy
-
C.
Vận tốc của xe tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy
-
D.
Quãng đường xe đi được tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt chảy
Một ô tô chạy \(100km\) với lực kéo không đổi là \(700N\) thì tiêu thụ hết \(6\) lít xăng. Hiệu suất của động cơ ô tô đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là \(4,{6.10^7}J/kg\), khối lượng riêng của xăng là \(700kg/{m^3}\)
-
A.
\(86\% \)
-
B.
\(52\% \)
-
C.
\(40\% \)
-
D.
\(36,23\% \)
Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết \(8kg\) dầu thì đưa đưcọ \(900{m^3}\) nước lên cao \(10m\). Hiệu suất của máy bơm đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu dùng cho máy bơm là \(4,{6.10^7}J/kg\), khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\)
-
A.
\(24,46\% \)
-
B.
\(2,45\% \)
-
C.
\(15,22\% \)
-
D.
\(1,52\% \)
Gọi \(H\) là hiệu suất của động cơ nhiệt, \(A\) là công động cơ thực hiện được, \(Q\) là nhiệt lượng toàn phần do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra, \({Q_1}\) là nhiệt lượng có ích, \({Q_2}\) là nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài. Công thức tính hiệu suất nào sau đây là đúng?
-
A.
\(H = \frac{{{Q_1} - {Q_2}}}{Q}\)
-
B.
\(H = \frac{{{Q_2} - {Q_1}}}{Q}\)
-
C.
\(H = \frac{{Q - {Q_2}}}{Q}\)
-
D.
\(H = \frac{{{Q_2}}}{Q}\)
Với \(2\) lít xăng, một xe máy có công suất \(3,2kW\) chuyển động với vận tốc \(45km/h\) sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của động cơ là \(25\% \), năng suất tỏa nhiệt của xăng là \(4,{6.10^7}J/kg\), khối lượng riêng của xăng là \(700kg/{m^3}\).
-
A.
\(100,62km\)
-
B.
\(63km\)
-
C.
\(45km\)
-
D.
\(54km\)
Động cơ của một máy bay có công suất \({2.10^6}{\rm{W}}\) và hiệu suất \(32\% \) . Vậy với một tấn xăng, máy bay có thể bay được bao nhiêu lâu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là \(4,{6.10^7}J/kg\) .
-
A.
\(2,04h\)
-
B.
\(1,24h\)
-
C.
\(1,958h\)
-
D.
\(2,54h\)
Tính hiệu suất của động cơ một ô tô biết rằng khi ô tô chuyển động với vận tốc \(72km/h\) thì động cơ có công suất \(20kW\) và tiêu thụ \(20\) lít xăng để chạy \(200km\). Năng suất tỏa nhiệt của xăng là \(4,{6.10^7}J/kg\)
-
A.
\(0,031\% \)
-
B.
\(0,0466\% \)
-
C.
\(31,06\% \)
-
D.
\(46,58\% \)
Người ta dùng một máy hơi nước hiệu suất \(10\% \) để đưa nước lên độ cao \(9m\). Sau \(5\) giờ, máy bơm được \(720{m^3}\) nước. Tính:
Công suất có ích của máy?
-
A.
\(3,6kW\)
-
B.
\(12,96MW\)
-
C.
\(216kW\)
-
D.
\(7,2kW\)
Lượng than đá tiêu thụ là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là \({27.10^6}J/kg\)
-
A.
\(0,24kg\)
-
B.
\(0,12kg\)
-
C.
\(24kg\)
-
D.
\(12kg\)
Một xe máy chạy với vận tốc không đổi trên suốt đoạn đường với lực phát động động cơ là \(F = 1000N\). Hiệu suất của động cơ xe là \(H = 20\% \). Biết rằng năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là \({46.10^6}J/kg\). Lượng nhiên liệu cần thiết cho quãng đường dài\(10km\)là:
-
A.
\(1,225kg\)
-
B.
\(1,178kg\)
-
C.
\(1,322kg\)
-
D.
\(1,087kg\)
Một cần cẩu nhỏ khi hoạt động với công suất 2000W thì nâng được một vật nặng 200kg lên đều đến độ cao 15m trong 20 giây.
a) Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật?
b) Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc?
-
A.
a) 4000J
b) 85%
-
B.
a) 80000J
b) 75%
-
C.
a) 40000J
b) 75%
-
D.
a) 80000J
b) 85%
Lời giải và đáp án
Động cơ nhiệt là:
-
A.
Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.
-
B.
Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành nhiệt năng.
-
C.
Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.
-
D.
Động cơ trong đó toàn bộ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành nhiệt năng.
Đáp án : C
Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.
Động cơ nào sau đây không phải là động cơ nhiệt?
-
A.
Động cơ của máy bay phản lực
-
B.
Động cơ của xe máy Hon-da
-
C.
Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện Sông Đà
-
D.
Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện
Đáp án : C
Ta có: Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.
Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện Sông Đà không phải là động cơ nhiệt
Các kì của động cơ nổ bốn kì diễn ra theo thứ tự:
-
A.
Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí
-
B.
Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu
-
C.
Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu
-
D.
Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí
Đáp án : D
Động cơ hoạt động có 4 kỳ
- Kỳ thứ nhất (a): Hút nhiên liệu
- Kỳ thứ hai (b): Nén nhiên liệu
- Kỳ thứ ba (c): Đốt nhiên liệu, sinh công. (Chỉ có kỳ này mới sinh công)
- Kỳ thứ tư (d): Thoát khí đã cháy, đồng thời tiếp tục hút nhiên liệu. . .
=> Các kì của động cơ nổ bốn kì diễn ra theo thứ tự: Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí
Biểu thức nào sau đây xác định hiệu suất của động cơ nhiệt?
-
A.
\(H = \frac{Q}{A}\)
-
B.
\(H = A - Q\)
-
C.
\(H = \frac{A}{Q}\)
-
D.
\(H = Q - A\)
Đáp án : C
Hiệu suất của động cơ nhiệt: \(H = \frac{A}{Q}\)
Trong đó:
+ \(A\): công có ích \(\left( J \right)\)
+ \(Q\): nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy \(\left( J \right)\)
Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt?
-
A.
Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu
-
B.
Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm
-
C.
Hiệu suất cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi \(1kg\) nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn trong động cơ
-
D.
Hiệu suất cho biết động có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích
Đáp án : D
Vận dụng biểu thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt: \(H = \frac{A}{Q}\)
Ta có:
Hiệu suất của động cơ nhiệt: \(H = \frac{A}{Q}\)
Trong đó:
+ \(A\): công có ích \(\left( J \right)\)
+ \(Q\): nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy \(\left( J \right)\)
=> Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết động cơ có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích
Từ công thức \(H = \frac{A}{Q}\), ta có thể suy ra là đối với một xe ô tô chạy bằng động cơ nhiệt thì:
-
A.
Công mà động cơ sinh ra tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy
-
B.
Công suất của động cơ tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy
-
C.
Vận tốc của xe tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy
-
D.
Quãng đường xe đi được tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt chảy
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mq\)
(m – khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy, q – năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu)
Ta có nhiệt lượng: \(Q = mq\)
Trong đó:
+ m – khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy
+ q – năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
Từ công thức \(H = \frac{A}{Q}\)
Ta suy ra: \(A = HQ = H.mq\)
=> Công mà động cơ sinh ra tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy
Một ô tô chạy \(100km\) với lực kéo không đổi là \(700N\) thì tiêu thụ hết \(6\) lít xăng. Hiệu suất của động cơ ô tô đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là \(4,{6.10^7}J/kg\), khối lượng riêng của xăng là \(700kg/{m^3}\)
-
A.
\(86\% \)
-
B.
\(52\% \)
-
C.
\(40\% \)
-
D.
\(36,23\% \)
Đáp án : D
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mq\)
+ Sử dụng biểu thức tính khối lượng: \(m = DV\)
+ Sử dụng biểu thức tính hiệu suất của động cơ: \(H = \frac{A}{Q}\)
Đổi đơn vị:
\(6\) lít \( = 6d{m^3} = {6.10^{ - 3}}{m^3}\)
+ Công có ích mà ô tô thực hiện: \(A = Fs = {700.100.10^3} = {7.10^7}J\)
+ Nhiệt lượng do 6 lít xăng tỏa ra:
\({Q_{toa}} = mq = DVq = {700.6.10^{ - 3}}.4,{6.10^7} = 19,{32.10^7}J\)
+ Hiệu suất của động cơ ô tô đó:
\(H\left( \% \right) = \frac{A}{Q}.100 = \frac{{{{7.10}^7}}}{{19,{{32.10}^7}}}.100 = 36,23\% \)
Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết \(8kg\) dầu thì đưa đưcọ \(900{m^3}\) nước lên cao \(10m\). Hiệu suất của máy bơm đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu dùng cho máy bơm là \(4,{6.10^7}J/kg\), khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\)
-
A.
\(24,46\% \)
-
B.
\(2,45\% \)
-
C.
\(15,22\% \)
-
D.
\(1,52\% \)
Đáp án : A
+ Sử dụng biểu thức tính khối lượng: \(m = DV\)
+ Sử dụng biểu thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mq\)
+ Sử dụng biểu thức tính hiệu suất của động cơ: \(H = \frac{A}{Q}\)
+ Khối lượng nước được đưa lên là: \(m = DV = 1000.900 = {9.10^5}kg\)
+ Trọng lượng của nước: \(P = 10m = {10.9.10^5} = {9.10^6}N\)
+ Công có ích: \(A = P.h = {9.10^6}.10 = {9.10^7}J\)
+ Nhiệt lượng do \(8kg\) dầu tỏa ra là: \({Q_{toa}} = mq = 8.4,{6.10^7} = 36,{8.10^7}J\)
+ Hiệu suất của động cơ máy bơm là:
\(H\left( \% \right) = \frac{A}{Q}.100 = \frac{{{{9.10}^7}}}{{36,{{8.10}^7}}} = 24,46\% \)
Gọi \(H\) là hiệu suất của động cơ nhiệt, \(A\) là công động cơ thực hiện được, \(Q\) là nhiệt lượng toàn phần do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra, \({Q_1}\) là nhiệt lượng có ích, \({Q_2}\) là nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài. Công thức tính hiệu suất nào sau đây là đúng?
-
A.
\(H = \frac{{{Q_1} - {Q_2}}}{Q}\)
-
B.
\(H = \frac{{{Q_2} - {Q_1}}}{Q}\)
-
C.
\(H = \frac{{Q - {Q_2}}}{Q}\)
-
D.
\(H = \frac{{{Q_2}}}{Q}\)
Đáp án : C
Sử dụng biểu thức tính hiệu suất của động nhiệt: \(H = \frac{A}{Q}\)
Ta có, hiệu suất của động cơ nhiệt: \(H = \frac{A}{Q}\)
Công có ích: \(A = Q - {Q_2} = {Q_1}\)
Ta suy ra, \(H = \frac{{Q - {Q_2}}}{Q} = \frac{{{Q_1}}}{Q}\)
Với \(2\) lít xăng, một xe máy có công suất \(3,2kW\) chuyển động với vận tốc \(45km/h\) sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của động cơ là \(25\% \), năng suất tỏa nhiệt của xăng là \(4,{6.10^7}J/kg\), khối lượng riêng của xăng là \(700kg/{m^3}\).
-
A.
\(100,62km\)
-
B.
\(63km\)
-
C.
\(45km\)
-
D.
\(54km\)
Đáp án : B
+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mq\)
+ Sử dụng biểu thức tính hiệu suất: \(H = \frac{A}{Q}\)
+ Vận dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
+ Sử dụng công thức tính quãng đường: \(s = vt\)
+ Nhiệt lượng do \(2\) lít xăng tỏa ra là: \({Q_{toa}} = mq = DV.q = {700.2.10^{ - 3}}.4,{6.10^7} = 6,{44.10^7}J\)
+ Ta có: \(H = \frac{A}{Q}\)
=> Công có ích của động cơ: \(A = H.Q = 0,25.6,{44.100^7} = 1,{61.10^7}J\)
+ Ta có: \(P = \frac{A}{t}\)
=> Thời gian xe máy đã đi là: \(t = \frac{A}{P} = \frac{{1,{{61.10}^7}}}{{3,{{2.10}^3}}} = 5031,25s = 1,4h\)
+ Quãng đường xe máy đi được: \(s = vt = 45.1,4 = 63km\)
Động cơ của một máy bay có công suất \({2.10^6}{\rm{W}}\) và hiệu suất \(32\% \) . Vậy với một tấn xăng, máy bay có thể bay được bao nhiêu lâu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là \(4,{6.10^7}J/kg\) .
-
A.
\(2,04h\)
-
B.
\(1,24h\)
-
C.
\(1,958h\)
-
D.
\(2,54h\)
Đáp án : A
+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mq\)
+ Sử dụng biểu thức tính hiệu suất: \(H = \frac{A}{Q}\)
+ Vận dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
\(1\) tấn \( = 1000kg\)
+ Năng lượng do một tấn xăng tỏa ra: \(Q = mq = 1000.4,{6.10^7} = 4,{6.10^{10}}J\)
+ Ta có: \(H = \frac{A}{Q}\)
=> Công do máy bay động cơ sinh ra: \(A = HQ = 0,32.4,{6.10^{10}} = 1,{472.10^{10}}J\)
+ Mặt khác, ta có: \(P = \frac{A}{t}\)
=> Thời gian máy bay bay là: \(t = \frac{A}{P} = \frac{{1,{{472.10}^{10}}}}{{{{2.10}^6}}} = 7360s = 2,04h\)
Tính hiệu suất của động cơ một ô tô biết rằng khi ô tô chuyển động với vận tốc \(72km/h\) thì động cơ có công suất \(20kW\) và tiêu thụ \(20\) lít xăng để chạy \(200km\). Năng suất tỏa nhiệt của xăng là \(4,{6.10^7}J/kg\)
-
A.
\(0,031\% \)
-
B.
\(0,0466\% \)
-
C.
\(31,06\% \)
-
D.
\(46,58\% \)
Đáp án : C
+ Sử dụng công thức tính khối lượng: \(m = DV\)
+ Sử dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mq\)
+ Sử dụng công thức tính thời gian chuyển động: \(t = \frac{s}{v}\)
+ Vận dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
+ Sử dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \frac{A}{Q}\)
\(20\) lít \( = {20.10^{ - 3}}{m^3}\)
+ Khối lượng của \(20\) lít xăng là: \(m = {D_{xang}}V = {700.20.10^{ - 3}} = 14kg\)
+ Năng lượng do \(20\) lít xăng bị đốt tỏa ra là: \(Q = mq = 14.4,{6.10^7} = 6,{44.10^8}J\)
+ Thời gian ô tô chạy là: \(t = \frac{s}{v} = \frac{{200}}{{72}} = \frac{{25}}{9}h = 10000s\)
+ Ta có: \(P = \frac{A}{t}\)
=> Công do động cơ ô tô sinh ra: \(A = Pt = {20.10^3}.10000 = {2.10^8}J\)
+ Hiệu suất của động cơ ô tô: \(H\left( \% \right) = \frac{A}{Q}.100 = \frac{{{{2.10}^8}}}{{6,{{44.10}^8}}}.100 = 31,06\% \)
Người ta dùng một máy hơi nước hiệu suất \(10\% \) để đưa nước lên độ cao \(9m\). Sau \(5\) giờ, máy bơm được \(720{m^3}\) nước. Tính:
Công suất có ích của máy?
-
A.
\(3,6kW\)
-
B.
\(12,96MW\)
-
C.
\(216kW\)
-
D.
\(7,2kW\)
Đáp án: A
+ Sử dụng biểu thức tính khối lượng: \(m = DV\)
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)
+ Sử dụng biểu thức tính công : \(A = Fs\)
+ Sử dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
+ Khối lượng nước được bơm lên là: \(m = D.V = 1000.720 = 720000kg\)
+ Trọng lượng của lượng nước được bơm lên đó là: \(P = 10m = 10.720000 = 7,{2.10^6}N\)
+ Công mà máy bơm sinh ra để đưa \(720{m^3}\) nước lên cao là:
\(A = Ph = 7,{2.10^6}.9 = 64,{8.10^6}J\)
+ Công suất có ích của máy là:
\({P_{ich}} = \frac{A}{t} = \frac{{64,{{8.10}^6}}}{{5.60.60}} = 3600W = 3,6k{\rm{W}}\)
Lượng than đá tiêu thụ là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là \({27.10^6}J/kg\)
-
A.
\(0,24kg\)
-
B.
\(0,12kg\)
-
C.
\(24kg\)
-
D.
\(12kg\)
Đáp án: C
+ Sử dụng biểu thức tính hiệu suất: \(H = \frac{A}{Q}\)
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mq\)
+ Ta có: \(H = \frac{A}{Q}\)
=> Nhiệt lượng tỏa ra của than đá là: \(Q = \frac{A}{H} = \frac{{64,{{8.10}^6}}}{{0,1}} = 64,{8.10^7}J\)
+ Mặt khác, ta có: \(Q = mq\)
=> Khối lượng than đá tiêu thụ là: \({m_{than}} = \frac{Q}{q} = \frac{{64,{{8.10}^7}}}{{{{27.10}^6}}} = 24kg\)
Một xe máy chạy với vận tốc không đổi trên suốt đoạn đường với lực phát động động cơ là \(F = 1000N\). Hiệu suất của động cơ xe là \(H = 20\% \). Biết rằng năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là \({46.10^6}J/kg\). Lượng nhiên liệu cần thiết cho quãng đường dài\(10km\)là:
-
A.
\(1,225kg\)
-
B.
\(1,178kg\)
-
C.
\(1,322kg\)
-
D.
\(1,087kg\)
Đáp án : D
+ Sử dụng biểu thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{A}{Q}\)
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mq\)
Đổi \(s = 10km = 10000m\)
Công có ích của động cơ xe máy là: \(A = Fs = 1000.10000 = {10^7}J\)
+ Ta có: \(H = \dfrac{A}{Q}\)
=> Nhiệt lượng tỏa ra của than đá là: \(Q = \dfrac{A}{H} = \dfrac{{{{10}^7}}}{{0,2}} = {5.10^7}J\)
+ Mặt khác, ta có: \(Q = mq\)
=> Khối lượng than đá tiêu thụ là: \({m_{than}} = \dfrac{Q}{q} = \dfrac{{{{5.10}^7}}}{{{{46.10}^6}}} = 1,087kg\)
Một cần cẩu nhỏ khi hoạt động với công suất 2000W thì nâng được một vật nặng 200kg lên đều đến độ cao 15m trong 20 giây.
a) Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật?
b) Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc?
-
A.
a) 4000J
b) 85%
-
B.
a) 80000J
b) 75%
-
C.
a) 40000J
b) 75%
-
D.
a) 80000J
b) 85%
Đáp án : C
a) Áp dụng công thức tính công suất: P = A/t. Rút ra : A = P.t
b) Áp dụng công thức tính hiệu suất : H = (Aich/Atp).100%
Với công có ích là công đưa vật lên cao : A = F.s
Tóm tắt:
P = 2000W; m = 200kg; h = 15m; t = 20s
Hỏi: a) Atp = ? b) H = ?
Lời giải:
a) Máy đã thực hiện công để nâng vật lên (đây là công toàn phần):
Atp = P.t = 2000×20 = 40000 ( J)
b) Công thực tế để nâng vật lên( đây là công có ích):
Aích = F.s = P.h = (10m).h = (10.200).15 = 30000 (J)
(Ở đây: F = P; s = h)
Vậy hiệu suất của máy là:
\(H = \frac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% = \frac{{30000}}{{40000}}.100\% = 75\% \)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Dẫn nhiệt - Đối lưu - Bức xạ nhiệt Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 21. Nhiệt năng Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19. Cấu tạo chất - Chuyển động của nguyên tử và phân tử Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 28. Động cơ nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 26. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng - Vật Lí 8