Trắc nghiệm Bài 15. Công suất - Vật Lí 8
Đề bài
Công suất là:
-
A.
Công thực hiện được trong một giây
-
B.
Công thực hiện được trong một giờ
-
C.
Công thực hiện được trong một ngày
-
D.
Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
Biểu thức tính công suất là:
-
A.
\(P = At\)
-
B.
\(P = \frac{A}{t}\)
-
C.
\(P = \frac{t}{A}\)
-
D.
\(P = {A^t}\)
Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?
-
A.
Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
-
B.
Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây
-
C.
Công suất được xác định bằng công thức \(P = At\)
-
D.
Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét
Đơn vị của công suất là:
-
A.
Oát \(\left( W \right)\)
-
B.
Kilôoát \(\left( {kW} \right)\)
-
C.
Jun trên giây \(\left( {J/s} \right)\)
-
D.
Cả ba đơn vị trên
Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn ?
-
A.
So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn
-
B.
So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn
-
C.
So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn
-
D.
Các phương án trên đều không đúng
Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi; thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng.
-
A.
Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi
-
B.
Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam
-
C.
Công suất của Nam và Hùng là như nhau
-
D.
Không đủ căn cứ để so sánh
Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất $2$ giờ, nếu dùng máy cày thì mất $20$ phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
-
A.
Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn $3$ lần
-
B.
Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn $6$ lần
-
C.
Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn $5$ lần
-
D.
Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn $10$ lần
Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc \(9km/h\). Lực kéo là \(200N\). Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau :
-
A.
\(P = 1500W\)
-
B.
\(P = 500W\)
-
C.
\(P = 1000W\)
-
D.
\(P = 250W\)
Công suất của một người đi bộ là bao nhiêu nếu trong \(1\) giờ \(30\) phút người đó bước đi \(750\) bước, mỗi bước cần một công \(45J\)
-
A.
\(P = 5,55W\)
-
B.
\(P =6,25W\)
-
C.
\(P = 20000W\)
-
D.
\(P = 333,3W\)
Một người kéo đều một vật từ giếng sâu \(8m\) lên trong \(30\) giây. Người ấy phải dùng một lực \(F = 180N\). Công và công suất của người kéo là:
-
A.
\(A = 1420J,P = 47,33W\)
-
B.
\(A = 1440J,P = 48W\)
-
C.
\(A = 1460J,P = 73W\)
-
D.
Một cặp giá trị khác
Công suất của ô tô du lịch cỡ \(75kW\), của ô tô loại trung bình cỡ \(180kW\). Công do \(2\) loại ô tô trên sinh ra trong \(2\) giờ chạy liên tục là bao nhiêu?
-
A.
\(1836000kJ\)
-
B.
\(510kJ\)
-
C.
\(30600kJ\)
-
D.
Một giá trị khác
Một tòa nhà cao \(7\) tầng, mỗi tầng cao \(3,4m\), có một thang máy chở tối đa $20$ người, mỗi người có khối lượng trung bình \(50kg\). Mỗi chuyến lên tầng $7$ nếu không dừng thì mất $1$ phút. Hỏi công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu?
-
A.
\(P = 34000W\)
-
B.
\(P = 1,2kW\)
-
C.
\(P = 3,4kW\)
-
D.
Một giá trị khác
Một dòng nước chảy qua đập ngăn cao \(30m\) xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là \(125{m^3}/ph\), khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Công suất của dòng nước có thể nhận giá trị nào sau đây?
-
A.
\(625kW\)
-
B.
\(625MW\)
-
C.
\(625000kW\)
-
D.
Một giá trị khác
Môt máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động\(10500N\), sau \(1\) phút \(30\) giây máy bay đạt độ cao \(850m\). Công suất của động cơ máy bay có thể nhận giá trị:
-
A.
\(P = 1062W\)
-
B.
\(P = 991666,67W\)
-
C.
\(P = 99,17kW\)
-
D.
Một giá trị khác
Để kéo vật lên cao \(5m\) người ta dùng một lực tối thiểu \(850N\). Cũng để thực hiện việc này người ta dùng một máy nâng có công suất \(P = 1450W\) và có hiệu suất \(75\% \). Thời gian máy thực hiện công việc trên là bao nhiêu?
-
A.
\(3,9\) giây
-
B.
\(390\) giây
-
C.
\(39\) giây
-
D.
\(3900\) giây
Một máy bơm bơm nước lên cao \(6,2m\). Trong mỗi giây máy sinh công \(7500J\). Hỏi máy hoạt động liên tục trong \(1\) giờ, thể tích nước mà máy bơm chuyển được lên cao là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\).
-
A.
\(324,6{m^3}\)
-
B.
\(1000{m^3}\)
-
C.
\(133,7{m^3}\)
-
D.
\(435,5{m^3}\)
Một máy bơm chạy bằng động cơ điện tiêu thụ công suất \(7,5kW\). Trong \(1\) giây máy hút \(60\) lít nước lên cao \(7,5m\). Hiệu suất của máy bơm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\).
-
A.
\(52\% \)
-
B.
\(60\% \)
-
C.
\(45\% \)
-
D.
\(80\% \)
Một máy khi hoạt động với công suất \(P = 1600W\)thì nâng được vật nặng \(m = 70kg\) lên đến độ cao \(36m\) trong \(36s\). Công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật và hiệu suất của máy trong quá trình làm việc lần lượt là:
-
A.
\(A = 576000J;H = 43,75\% \)
-
B.
\(A = 57600J;H = 43,75\% \)
-
C.
\(A = 57600kJ;H = 43,75\% \)
-
D.
\(A = 5760J;H = 43,75\% \)
Cần cẩu nâng một vật nặng \(4000N\) lên cao \(2m\). Cần một công suất là \(1600W\) . Thời gian cần thiết để cần cẩu đó nâng một vật là:
-
A.
5s
-
B.
20s
-
C.
10s
-
D.
15s
Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng \(80N\) và đi được \(4,5km\) trong nửa giờ. Công và công suất trung bình của con ngựa là:
-
A.
\(360000J;200W\)
-
B.
\(36000J;20W\)
-
C.
\(3600000J;2000W\)
-
D.
\(360000J;200kW\)
Người ta muốn nâng một vật khối lượng \(200kg\) lên cao \(7,5m\) với vận tốc không đổi trong khoảng thời gian \(5s\). Hỏi dùng động cơ nào trong các động cơ sau là thích hợp nhất?
-
A.
Động cơ công suất \(1kW\)
-
B.
Động cơ công suất \(3,5kW\)
-
C.
Động cơ công suất \(6kW\)
-
D.
Động cơ công suất \(10kW\)
Một thang máy có khối lượng \(200kg\), chứa 8 người. Thang máy lên đều, sau \(20s\) lên cao được \(50m\). Công suất của động cơ thang máy là (Coi khối lượng trung bình mỗi người là \(50kg\) )
-
A.
\(30kW\)
-
B.
\(15kW\)
-
C.
\(22,5kW\)
-
D.
\(27,5kW\)
Cần cẩu (A) nâng được l000kg lên cao 5m trong 1 phút, cần cẩu (B) nâng được 800kg lên cao 5m trong 40s. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.
-
A.
Công suất của cần cẩu (A) lớn hơn.
-
B.
Công suất của cần cẩu (B) lớn hơn.
-
C.
Công suất của hai cần cẩu bằng nhau
-
D.
Chưa đủ dữ liệu để so sánh
Một người dùng ròng rọc cố định để kéo một vật có khối lượng 15kg từ giếng sâu 10m lên đều trong 20giây.
a, Tính công của lực kéo?
b, Để lực kéo vật lên giảm đi một nửa thì cần dùng hệ thống ròng rọc mắc như thế nào và khi đó cần kéo đầu dây di chuyển bao nhiêu mét?
-
A.
a) 1500 J
b) l = 20m
-
B.
a) 150 J
b) l = 20m
-
C.
a) 1500 J
b) l = 10m
-
D.
a) 15000 J
b) l = 40m
Một cái búa nặng 1000N rơi từ độ cao 5m mất 2 giây để đập vào cọc móng. Tính công suất của búa.
-
A.
5000 W
-
B.
2500 W
-
C.
10000 W
-
D.
1000 W
Lời giải và đáp án
Công suất là:
-
A.
Công thực hiện được trong một giây
-
B.
Công thực hiện được trong một giờ
-
C.
Công thực hiện được trong một ngày
-
D.
Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
Đáp án : D
Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.
Biểu thức tính công suất là:
-
A.
\(P = At\)
-
B.
\(P = \frac{A}{t}\)
-
C.
\(P = \frac{t}{A}\)
-
D.
\(P = {A^t}\)
Đáp án : B
Ta có, biểu thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Trong đó:
+ \(A\): công thực hiện \(\left( J \right)\)
+ \(t\): khoảng thời gian thực hiện công \(A{\rm{ }}\left( s \right)\)
Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?
-
A.
Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
-
B.
Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây
-
C.
Công suất được xác định bằng công thức \(P = At\)
-
D.
Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét
Đáp án : A
Ta có:
+ Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất
+ Công suất được tính bằng biểu thức: \(P = \frac{A}{t}\)
Ta suy ra các phương án:
A – đúng
B, C, D – sai
Đơn vị của công suất là:
-
A.
Oát \(\left( W \right)\)
-
B.
Kilôoát \(\left( {kW} \right)\)
-
C.
Jun trên giây \(\left( {J/s} \right)\)
-
D.
Cả ba đơn vị trên
Đáp án : D
Nếu công \(A\) được tính là \(1J\), thời gian \(t\) được tính là \(1s\), thì công suất được tính là:
\(P = \frac{{1J}}{{1{\rm{s}}}} = 1J/s\) (Jun trên giây)
Đợn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W)
\(\begin{array}{*{20}{l}}{1W{\rm{ }} = {\rm{ }}1J/s}\\{1kW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000W}\\{1MW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000{\rm{ }}kW{\rm{ }} = {\rm{ }}1000000W}\end{array}\)
Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn ?
-
A.
So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn
-
B.
So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn
-
C.
So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn
-
D.
Các phương án trên đều không đúng
Đáp án : C
Để biết người nào hay máy nào làm việc khoẻ hơn (năng suất hơn hay thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi; thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng.
-
A.
Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi
-
B.
Công suất của Hùng lớn hơn vì thời gian kéo của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian kéo của Nam
-
C.
Công suất của Nam và Hùng là như nhau
-
D.
Không đủ căn cứ để so sánh
Đáp án : C
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)
+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Gọi lực kéo gàu nước lên của Nam và Hùng lần lượt là: \({F_1},{F_2}\)
Thời gian Nam và Hùng kéo gàu nước lên lần lượt là: \({t_1},{t_2}\)
Chiều cao của giếng nước là: \(h\)
Theo đầu bài ta có:
- Trọng lượng của gàu nước do Nam kéo nặng gấp đôi do Hùng kéo: \({P_1} = 2{P_2} \to {F_1} = 2{F_2}\)
- Thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam: \({t_2} = \dfrac{{{t_1}}}{2}\)
Ta suy ra:
+ Công mà Nam thực hiện được là: \(A_1 = {F_1}h\)
Công mà Hùng thực hiện được là: \(A_2 = {F_2}h = \dfrac{{{F_1}}}{2}h = \dfrac{{{A_1}}}{2}\)
+ Công suất của Nam và Hùng lần lượt là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{P_1} = \dfrac{{{A_1}}}{{{t_1}}}\\{P_2} = \dfrac{{{A_2}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{\dfrac{{{A_1}}}{2}}}{{\dfrac{{{t_1}}}{2}}} = \dfrac{{{A_1}}}{{{t_1}}}\end{array} \right.\)
Từ đây, ta suy ra: \({P_1} = {P_2}\) => Công suất của Nam và Hùng là như nhau.
Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất $2$ giờ, nếu dùng máy cày thì mất $20$ phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
-
A.
Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn $3$ lần
-
B.
Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn $6$ lần
-
C.
Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn $5$ lần
-
D.
Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn $10$ lần
Đáp án : B
Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Ta thấy, cùng một sào đất:
+ Trâu cày mất \({t_1} = 2\) giờ
+ Máy cày mất \({t_2} = 20\) phút \( = \dfrac{1}{3}\) giờ
Gọi \({P_1},{P_2}\) lần lượt là công suất của trâu và máy
Ta có: Công suất được tính bằng biểu thức: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Lại có công mà trâu và máy thực hiện là như nhau, suy ra:
\(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{\dfrac{1}{3}}}{2} = \dfrac{1}{6} \to {P_2} = 6{P_1}\)
=> Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn \(6\) lần
Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc \(9km/h\). Lực kéo là \(200N\). Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau :
-
A.
\(P = 1500W\)
-
B.
\(P = 500W\)
-
C.
\(P = 1000W\)
-
D.
\(P = 250W\)
Đáp án : B
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
+ Sử dụng biểu thức tính vận tốc: \(v = \frac{s}{t}\)
Đổi đơn vị: \(v = 9km/h = 2,5m/s\)
Ta có:
Công mà con ngựa thực hiện: \(A = Fs\)
=> Công suất của con ngựa: \(P = \frac{A}{t} = \frac{{Fs}}{t}\)
Mặt khác, ta có vận tốc: \(v = \frac{s}{t}\)
Ta suy ra: \(P = F.\frac{s}{t} = F.v = 200.2,5 = 500W\)
Công suất của một người đi bộ là bao nhiêu nếu trong \(1\) giờ \(30\) phút người đó bước đi \(750\) bước, mỗi bước cần một công \(45J\)
-
A.
\(P = 5,55W\)
-
B.
\(P =6,25W\)
-
C.
\(P = 20000W\)
-
D.
\(P = 333,3W\)
Đáp án : B
+ Tính công tổng cộng mà người đi bộ đó thực hiện
+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Thời gian người đó đi bộ: \(t = \left( {60 + 30} \right).60 = 5400s\)
+ Tổng công mà người đó thực hiện trong khoảng thời gian trên là: \(A = 750.45 = 33750J\)
+ Công suất của người đi bộ đó là: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{33750}}{{5400}} = 6,25W\)
Một người kéo đều một vật từ giếng sâu \(8m\) lên trong \(30\) giây. Người ấy phải dùng một lực \(F = 180N\). Công và công suất của người kéo là:
-
A.
\(A = 1420J,P = 47,33W\)
-
B.
\(A = 1440J,P = 48W\)
-
C.
\(A = 1460J,P = 73W\)
-
D.
Một cặp giá trị khác
Đáp án : B
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
+ Công mà người đó thực hiện là: \(A = Fs = 180.8 = 1440J\)
+ Công suất của người kéo là: \(P = \frac{A}{t} = \frac{{1440}}{{30}} = 48W\)
Công suất của ô tô du lịch cỡ \(75kW\), của ô tô loại trung bình cỡ \(180kW\). Công do \(2\) loại ô tô trên sinh ra trong \(2\) giờ chạy liên tục là bao nhiêu?
-
A.
\(1836000kJ\)
-
B.
\(510kJ\)
-
C.
\(30600kJ\)
-
D.
Một giá trị khác
Đáp án : A
Vận dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
\(t = 2h = 2.60.60 = 7200s\)
Ta có: Công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Ta suy ra, công: \(A = Pt\)
+ Công mà ô tô du lịch thực hiện trong \(2\) giờ đó là: \({A_1} = {P_1}t = 75.7200 = 540000kJ\)
+ Công mà ô tô cỡ trung thực hiện trong \(2\) giờ đó là: \({A_2} = {P_2}t = 180.7200 = 1296000kJ\)
Công do hai xe trên sinh ra trong \(2\) giờ liên tục đó là:
\(A = {A_1} + {A_2} = 540000 + 1296000 = 1836000kJ\)
Một tòa nhà cao \(7\) tầng, mỗi tầng cao \(3,4m\), có một thang máy chở tối đa $20$ người, mỗi người có khối lượng trung bình \(50kg\). Mỗi chuyến lên tầng $7$ nếu không dừng thì mất $1$ phút. Hỏi công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu?
-
A.
\(P = 34000W\)
-
B.
\(P = 1,2kW\)
-
C.
\(P = 3,4kW\)
-
D.
Một giá trị khác
Đáp án : C
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
- Để lên đến tầng \(7\), thang máy phải vượt qua \(6\) tầng, nên phải lên cao
\(h = 3,4.6 = 20,4m\)
- Khối lượng của \(20\) người là: \(m = 20.50 = 1000kg\)
+ Trọng lượng của \(20\) người là: \(P = 10m = 10.1000 = 10000N\)
+ Công phải tốn cho mỗi lần thang máy lên tầng 6 là: \(A = Ph = 10000.20,4 = 204000J\)
+ Công suất tổi thiểu của động cơ kéo thang máy lên là:
\(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{204000}}{{60}} = 3400W = 3,4kW\)
Một dòng nước chảy qua đập ngăn cao \(30m\) xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là \(125{m^3}/ph\), khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Công suất của dòng nước có thể nhận giá trị nào sau đây?
-
A.
\(625kW\)
-
B.
\(625MW\)
-
C.
\(625000kW\)
-
D.
Một giá trị khác
Đáp án : A
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Ta có:
\(1\) phút \( = 60s\)
+ Khối lượng của \(1{m^3}\) nước là: \({m_1} = 1000kg\)
=> Trọng lượng của \(1{m^3}\) nước là: \({P_1} = 10.1000 = 10000N\)
Trong thời gian \(1\) phút có \(125{m^3}\) nước rơi từ độ cao \(30m\) xuống dưới
+ Trọng lượng tổng cộng của \(125{m^3}\) nước là: \({P_2} = 125{P_1} = 125.10000 = 1250000N\)
+ Công thực hiện trong thời gian đó: \(A = {P_2}.h = 1250000.30 = 37500000J\)
+ Công suất của dòng nước là: \(P = \frac{A}{t} = \frac{{37500000}}{{60}} = 625000W = 625kW\)
Môt máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động\(10500N\), sau \(1\) phút \(30\) giây máy bay đạt độ cao \(850m\). Công suất của động cơ máy bay có thể nhận giá trị:
-
A.
\(P = 1062W\)
-
B.
\(P = 991666,67W\)
-
C.
\(P = 99,17kW\)
-
D.
Một giá trị khác
Đáp án : C
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
\(t = 1\) phút \(30\) giây \( = 60 + 30 = 90s\)
+ Công của động cơ máy bay thực hiện được là: \(A = Fs = 10500.850 = 8925000J\)
+ Công suất của động cơ máy bay:
\(P = \frac{A}{t} = \frac{{8925000}}{{90}} = 99166,67W \approx 99,17kW\)
Để kéo vật lên cao \(5m\) người ta dùng một lực tối thiểu \(850N\). Cũng để thực hiện việc này người ta dùng một máy nâng có công suất \(P = 1450W\) và có hiệu suất \(75\% \). Thời gian máy thực hiện công việc trên là bao nhiêu?
-
A.
\(3,9\) giây
-
B.
\(390\) giây
-
C.
\(39\) giây
-
D.
\(3900\) giây
Đáp án : A
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)
+ Vận dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \)
+ Vận dụng công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
+ Công cần để kéo vật lên độ cao đó là: \({A_1} = Fs = 850.5 = 4250J\)
+ Khi dùng máy nâng, với hiệu suất \(75\% \) thì công toàn phần mà máy nâng dùng để nâng vật là:
\({A_{tp}} = \dfrac{{{A_1}}}{H} = \dfrac{{4250}}{{0,75}} = 5666,67J\)
+ Thời gian máy thực hiện công việc đó là: \(t = \dfrac{{{A_{tp}}}}{P} = \dfrac{{5666,67}}{{1450}} = 3,9s\)
Một máy bơm bơm nước lên cao \(6,2m\). Trong mỗi giây máy sinh công \(7500J\). Hỏi máy hoạt động liên tục trong \(1\) giờ, thể tích nước mà máy bơm chuyển được lên cao là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\).
-
A.
\(324,6{m^3}\)
-
B.
\(1000{m^3}\)
-
C.
\(133,7{m^3}\)
-
D.
\(435,5{m^3}\)
Đáp án : D
+ Vận dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Vận dụng biểu thức tính trọng lượng: \(P = dV\)
Đổi đơn vị:
\(1\) giờ \( = 60.60 = 3600s\)
+ Lực cần để máy bơm đưa nước lên cao \(h = 6,2m\) là: \(F = \frac{A}{h} = \frac{{7500}}{{6,2}} = 1209,68N\)
+ Vì nước được máy bơm đưa lên cao nên nước chịu tác dụng của hai lực cân bằng hay: \(F = P\)
Ta có: \(P = dV \to V = \frac{P}{d}\)
Thể tích nước được bơm trong 1 giờ là: \(V = \frac{P}{d}.3600 = \frac{{1209,68}}{{10000}}.3600 = 435,48{m^3} \simeq 435,5{m^3}\)
Một máy bơm chạy bằng động cơ điện tiêu thụ công suất \(7,5kW\). Trong \(1\) giây máy hút \(60\) lít nước lên cao \(7,5m\). Hiệu suất của máy bơm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\).
-
A.
\(52\% \)
-
B.
\(60\% \)
-
C.
\(45\% \)
-
D.
\(80\% \)
Đáp án : B
+ Đổi đơn vị: \(1l = 0,001{m^3}\)
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng của vật: \(P = dV\)
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t} \to A = Pt\)
+ Sử dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \frac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \)
+ Đổi đơn vị: \(60l = 0,06{m^3}\)
+ Trọng lượng của \(60l\) là: \(P = dV = 10000.0,06 = 600N\)
+ Công có ích để máy bơm bơm nước lên là: \({A_1} = P.h = 600.7,5 = 4500J\)
+ Công máy bơm thực hiện được trong một giây là: \(A = Pt = 7,5.1000.1 = 7500J\)
+ Hiệu suất của máy bơm là: \(H = \frac{{{A_1}}}{A}.100\% = \frac{{4500}}{{7500}}.100\% = 60\% \)
Một máy khi hoạt động với công suất \(P = 1600W\)thì nâng được vật nặng \(m = 70kg\) lên đến độ cao \(36m\) trong \(36s\). Công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật và hiệu suất của máy trong quá trình làm việc lần lượt là:
-
A.
\(A = 576000J;H = 43,75\% \)
-
B.
\(A = 57600J;H = 43,75\% \)
-
C.
\(A = 57600kJ;H = 43,75\% \)
-
D.
\(A = 5760J;H = 43,75\% \)
Đáp án : B
+ Sử dụng công thức tính trọng lực: \(P = 10m\)
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t} \to A = Pt\)
+ Sử dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \)
+ Trọng lượng của vật nặng là: \(P = 10m = 10.70 = 700N\)
+ Công có ích để đưa vật lên là: \({A_1} = P.h = 700.36 = 25200J\)
+ Công của máy hoạt động khi đưa vật lên trong 36s là: \(A = Pt = 1600.36 = 57600J\)
+ Hiệu suất của máy bơm là: \(H = \dfrac{{{A_1}}}{A}.100\% = \dfrac{{25200}}{{57600}}.100\% = 43,75\% \)
Cần cẩu nâng một vật nặng \(4000N\) lên cao \(2m\). Cần một công suất là \(1600W\) . Thời gian cần thiết để cần cẩu đó nâng một vật là:
-
A.
5s
-
B.
20s
-
C.
10s
-
D.
15s
Đáp án : A
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Công để đưa vật nặng là: \(A = P.h = 4000.2 = 8000J\)
Thời gian cần thiết để cần cẩu nâng vật:
\(P = \dfrac{A}{t} \Rightarrow t = \dfrac{A}{P} = \dfrac{{8000}}{{1600}} = 5s\)
Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng \(80N\) và đi được \(4,5km\) trong nửa giờ. Công và công suất trung bình của con ngựa là:
-
A.
\(360000J;200W\)
-
B.
\(36000J;20W\)
-
C.
\(3600000J;2000W\)
-
D.
\(360000J;200kW\)
Đáp án : A
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Đổi đơn vị: \(s = 4,5km = 4500m\)
\(t = 0,5h = 0,5.60.60 = 1800s\)
Ta có:
Công mà con ngựa thực hiện: \(A = F.s = 80.4500 = 360000J\)
Công suất trung bình của con ngựa: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{360000}}{{1800}} = 200W\)
Người ta muốn nâng một vật khối lượng \(200kg\) lên cao \(7,5m\) với vận tốc không đổi trong khoảng thời gian \(5s\). Hỏi dùng động cơ nào trong các động cơ sau là thích hợp nhất?
-
A.
Động cơ công suất \(1kW\)
-
B.
Động cơ công suất \(3,5kW\)
-
C.
Động cơ công suất \(6kW\)
-
D.
Động cơ công suất \(10kW\)
Đáp án : B
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Ta có:
Trọng lượng vật cần nâng là: \(P = 10m = 10.200 = 2000N\)
Muốn nâng vật với vận tốc không đổi thì lực nâng động cơ bằng với trọng lượng của vật.
Công mà động cơ cần thực hiện: \(A = F.s = 2000.7,5 = 15000J\)
Công suất trung bình của con ngựa: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{15000}}{5} = 3000W = 3kW\)
Như vậy, dùng động cơ \(3,5kW\) sẽ thích hợp nhất, động cơ \(1kW\) không đủ khả năng nâng vật, hai động cơ còn lại có công suất quá lớn sẽ nâng vật lên quá nhanh.
Một thang máy có khối lượng \(200kg\), chứa 8 người. Thang máy lên đều, sau \(20s\) lên cao được \(50m\). Công suất của động cơ thang máy là (Coi khối lượng trung bình mỗi người là \(50kg\) )
-
A.
\(30kW\)
-
B.
\(15kW\)
-
C.
\(22,5kW\)
-
D.
\(27,5kW\)
Đáp án : B
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Trọng lượng thang máy là \({P_t} = 10{m_t} = 10.200 = 2000N\)
Trọng lượng người trong thang máy là: \({P_n} = 10{m_n} = 10.8.50 = 4000N\)
Muốn thang máy chuyển động đều thì lực kéo thang máy phải có cường độ: \(F = {P_t} + {P_n} = 2000 + 4000 = 6000N\)
Công của động cơ thang máy thực hiện là: \(A = F.h = 6000.50 = 300000J\)
Công suất của động cơ thang máy: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{300000}}{{20}} = 15000W = 15kW\)
Cần cẩu (A) nâng được l000kg lên cao 5m trong 1 phút, cần cẩu (B) nâng được 800kg lên cao 5m trong 40s. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.
-
A.
Công suất của cần cẩu (A) lớn hơn.
-
B.
Công suất của cần cẩu (B) lớn hơn.
-
C.
Công suất của hai cần cẩu bằng nhau
-
D.
Chưa đủ dữ liệu để so sánh
Đáp án : B
Phương pháp:
Công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Công thức tính công: A = F.s
Trọng lượng: P = 10.m
Cách giải:
Công suất của cần cẩu A và B: \(\left\{ \begin{array}{l}{P_A} = \frac{{{A_A}}}{{{t_A}}} = \frac{{10.{m_1}.{S_1}}}{{{t_A}}} = \frac{{10.1000.5}}{{60}} = 833,3W\\{P_B} = \frac{{{A_B}}}{{{t_B}}} = \frac{{10.{m_2}.{S_2}}}{{{t_B}}} = \frac{{10.800.5}}{{40}} = 1000W\end{array} \right. \Rightarrow {P_B} > {P_A}\)
Một người dùng ròng rọc cố định để kéo một vật có khối lượng 15kg từ giếng sâu 10m lên đều trong 20giây.
a, Tính công của lực kéo?
b, Để lực kéo vật lên giảm đi một nửa thì cần dùng hệ thống ròng rọc mắc như thế nào và khi đó cần kéo đầu dây di chuyển bao nhiêu mét?
-
A.
a) 1500 J
b) l = 20m
-
B.
a) 150 J
b) l = 20m
-
C.
a) 1500 J
b) l = 10m
-
D.
a) 15000 J
b) l = 40m
Đáp án : A
a) Áp dụng công thức tính công A = F.s. Với F là lực kéo của dây.
F = P = 10m.
b) Dùng ròng rọc cố định chỉ giúp đổi chiều tác dụng của lực mà không thay đổi lực tác dụng.
Dùng mỗi ròng rọc động thì độ lớn của lực giảm đi một nửa nhưng quãng đường cần kéo dây dài gấp đôi.
Tóm tắt:
Dùng ròng rọc cố định kéo vật m = 15kg
Độ cao h = 10m , thời gian t = 20s.
a) A = ? J
b) để lực kéo F’ = ½ F thì dùng hệ thống ròng rọc mắc ntn? Cần kéo đầu dây di chuyển bao nhiêu mét?
Bài Giải:
a) Để kéo vật chuyển động đều lên bằng ròng rọc cố định thì lực kéo bằng trọng lượng của vật:
F = P = 10m = 10.15 = 150 N
Công của lực kéo là:
A = F.s = F.h = 150.10 = 1500 J
b) Ròng rọc cố định chỉ giúp đổi chiều tác dụng của lực mà không thay đổi lực tác dụng. Mỗi ròng rọc động thì giúp giảm độ lớn của lực cần tác dụng đi một nửa nhưng quãng đường cần kéo dây dài gấp đôi.
Vậy để giảm lực kéo đi một nửa thì ta kết hợp hệ ròng rọc động và ròng rọc cố định như sau:
Được lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi, nên độ dài đầu dây cần kéo tăng lên gấp đôi độ cao cần kéo lên: l = 2h = 2.10 = 20 m.
Một cái búa nặng 1000N rơi từ độ cao 5m mất 2 giây để đập vào cọc móng. Tính công suất của búa.
-
A.
5000 W
-
B.
2500 W
-
C.
10000 W
-
D.
1000 W
Đáp án : B
Công cơ học: \(A = F.s\)
Công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Công của trọng lực của búa thực hiện là:
\(A = F.h = 1000.5 = 5000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\)
Công suất của búa là:
\(P = \frac{A}{t} = \frac{{5000}}{2} = 2500{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {\rm{W}} \right)\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16. Cơ năng - Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 14. Định luật về công Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 13. Công cơ học Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Sự nổi Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Áp suất khí quyển Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8. Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Áp suất Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Lực ma sát Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Sự cân bằng lực - Quán tính Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4. Biểu diễn lực Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Vận tốc (tiếp theo) Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Vận tốc Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Chuyển động cơ học Vật Lí 8 với đấy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 28. Động cơ nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 26. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt - Vật Lí 8
- Trắc nghiệm Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng - Vật Lí 8