Trắc nghiệm Bài 11. Biểu thức có chứa chữ (tiếp theo) Toán 4 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình tứ giác có tổng độ dài ba cạnh là \(a\), biết cạnh còn lại bằng \(\dfrac{1}{3}\) tổng độ dài ba cạnh.
Với \(a = 252dm\) thì chu vi hình tứ giác là
\(cm\) .
Giá trị của biểu thức $468 \times 5 - 1279 + a\;$ với a là số lớn nhất nhỏ hơn số chẵn lớn nhất có \(4\) chữ số khác nhau là:
A. \(10936\)
B. \(10937\)
C. \(11058\)
D. \(11059\)
Một hình chữ nhật có chiều dài là \(b\), chiều rộng bằng $48cm$ .
Với $b = 63cm$ thì chu vi hình chữ nhật là:
A. \(111cm\)
B. \(174cm\)
C. \(222cm\)
D. \(3024cm\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình vuông có độ dài cạnh là \(a\), gọi chu vi hình vuông là \(P\).
Vậy chu vi hình vuông với \(a = 75mm\) là \(P = \)
\(cm\).
Cho biểu thức $P = 198 + 33 \times m - 225$ và $Q = 1204:m + 212:4.$
So sánh giá trị của 2 biểu thức \(P\) và \(Q\) với \(m = 7\).
A. \(P > Q\)
B. \(P = Q\)
C. \(P < Q\)
Giá trị của biểu thức $5772:4 + \,a \times 8$ với \(a = 123 - 17 \times 5\) là \(11848\).
Đúng hay sai?
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị biểu thức $68 \times n + 145$ với $6 < n < 8\;\;$ là
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị của biểu thức \(375 + 254 \times c\) với \(c = 9\) là
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị của biểu thức \(133 + b\) với \(b = 379\) là
Giá trị của biểu thức \(75 - a\) với \(a = 18\) là:
A. \(57\)
B. \(67\)
C. \(83\)
D. \(93\)
\(45 + b\) được gọi là:
A. Biểu thức
B. Biểu thức có chứa một chữ
C. Biểu thức có chứa hai chữ
Biểu thức có chứa một chữ gồm có:
A. Các số
B. Dấu tính
C. Một chữ
D. Cả A, B, C đều đúng
Lời giải và đáp án
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình tứ giác có tổng độ dài ba cạnh là \(a\), biết cạnh còn lại bằng \(\dfrac{1}{3}\) tổng độ dài ba cạnh.
Với \(a = 252dm\) thì chu vi hình tứ giác là
\(cm\) .
Một hình tứ giác có tổng độ dài ba cạnh là \(a\), biết cạnh còn lại bằng \(\dfrac{1}{3}\) tổng độ dài ba cạnh.
Với \(a = 252dm\) thì chu vi hình tứ giác là
\(cm\) .
- Tính độ dài còn lại ta lấy tổng độ dài ba cạnh chia cho \(3\) hay bằng \(a:3\).
- Chu vi hình tứ giác bằng tổng độ dài của bốn cạnh của tứ giác đó.
- Đổi chu vi từ đơn vị đề-xi-mét sang đơn vị xăng-ti-mét ta chỉ cần thêm một chữ số \(0\) vào bên phải.
Với \(a = 252dm\) thì \(a:3 = 252:3 = 84dm\).
Hay độ dài cạnh còn lại của hình tứ giác là \(84dm\).
Chu vi hình tứ giác đó là:
\(\begin{array}{l}252 + 84 = 336(dm)\\336dm = 3360cm\end{array}\)
Đáp số: \(3360cm\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3360\).
Giá trị của biểu thức $468 \times 5 - 1279 + a\;$ với a là số lớn nhất nhỏ hơn số chẵn lớn nhất có \(4\) chữ số khác nhau là:
A. \(10936\)
B. \(10937\)
C. \(11058\)
D. \(11059\)
A. \(10936\)
- Tìm số chẵn lớn nhất có \(4\) chữ số khác nhau.
- Tìm số lớn nhất nhỏ hơn số chẵn lớn nhất có \(4\) chữ số khác nhau: số đó chính là số liền trước của số chẵn lớn nhất có \(4\) chữ số khác nhau.
- Thay giá trị của \(a\) vào biểu thức $468 \times 5 - 3279 + a\;$ rồi thực hiện tính.
Số chẵn lớn nhất có \(4\) chữ số khác nhau là $9876$.
Số lớn nhất nhỏ hơn số $9876$ là số $9875$.
Với $a = 9875$ thì:
$468 \times 5 - 1279 + a\; $
$= 468 \times 5 - 1279 + 9875$
$ = 2340 - 1279 + 9875 $
\(= 1061 + 9875\)
\(= 10936\)
Vậy giá trị của biểu thức $468 \times 5 - 1279 + a\;$ với $a = 9875$ là \(10936\).
Một hình chữ nhật có chiều dài là \(b\), chiều rộng bằng $48cm$ .
Với $b = 63cm$ thì chu vi hình chữ nhật là:
A. \(111cm\)
B. \(174cm\)
C. \(222cm\)
D. \(3024cm\)
C. \(222cm\)
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với $2.$
Hình chữ nhật có chiều dài là \(b\), chiều rộng bằng $48cm$ thì công thức chu vi hình chữ nhật là \(P = (b + 48) \times 2\).
Nếu $b = 63cm$ thì \(P = (b + 48) \times 2 = (63 + 48) \times 2 = 222(cm)\).
Vậy với $b = 63cm$ thì chu vi hình chữ nhật là \(222cm\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình vuông có độ dài cạnh là \(a\), gọi chu vi hình vuông là \(P\).
Vậy chu vi hình vuông với \(a = 75mm\) là \(P = \)
\(cm\).
Một hình vuông có độ dài cạnh là \(a\), gọi chu vi hình vuông là \(P\).
Vậy chu vi hình vuông với \(a = 75mm\) là \(P = \)
\(cm\).
- Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với \(4\).
- Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị xăng-ti-mét.
Hình vuông có độ dài cạnh là \(a\), chu vi hình vuông là \(P\) thì ta có công thức tính chu vi: \(P = a \times 4\).
Nếu \(a = 75mm\) thì \(P = a \times 4 = 75 \times 4 = 300mm\).
Đổi \(300mm = 30cm\)
Vậy chu vi hình vuông với \(a = 75mm\) là \(P = 30cm\).
Đáp án đúng điền vào ô trống là \(30\).
Cho biểu thức $P = 198 + 33 \times m - 225$ và $Q = 1204:m + 212:4.$
So sánh giá trị của 2 biểu thức \(P\) và \(Q\) với \(m = 7\).
A. \(P > Q\)
B. \(P = Q\)
C. \(P < Q\)
C. \(P < Q\)
Thay giá trị của \(m\) lần lượt vào hai biểu thức \(P\) và \(Q\) rồi thực hiện tính, sau đó so sánh kết quả với nhau.
Nếu \(m = 7\) thì $P = 198 + 33 \times m - 225 $ $= 198 + 33 \times 7 - 225 $ $= 198 + 231 - 225 $ $= 429 - 225 $
$= 204$
Nếu \(m = 7\) thì $Q = 1204:m + 212:4 $$= 1204:7 + 212:4 $$= 172 + 53 $
$= 225$
Mà \(204 < 225\)
Vậy với \(m = 7\) thì \(P < Q\).
Giá trị của biểu thức $5772:4 + \,a \times 8$ với \(a = 123 - 17 \times 5\) là \(11848\).
Đúng hay sai?
- Tính giá trị của \(a\).
- Thay giá trị của \(a\) vào biểu thức rồi thực hiện tính.
- Chú ý thứ tự thực hiện phép tính: biểu thức có chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
Ta có: \(a = 123 - 17 \times 5 = 123 - 85 = 38\)
Nếu \(a = 38\) thì $5772:4 + a \times 8$ $= 5772:4 + 38 \times 8= 1443 + 304 = 1747$.
Mà \(1747 < 11848\)
Do đó kết luận "giá trị của biểu thức $5772:4 + \,a \times 8$ với \(a = 123 - 17 \times 5\) là \(11848\)" là sai.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị biểu thức $68 \times n + 145$ với $6 < n < 8\;\;$ là
Giá trị biểu thức $68 \times n + 145$ với $6 < n < 8\;\;$ là
- Lập luận để tìm giá trị của \(n\).
- Thay giá trị của \(n\) vào biểu thức rồi thực hiện tính.
Ta thấy $6 < 7 < 8\;\;$ nên $n = 7$.
Với $n = 7$ thì $68 \times n + 145 = 68\times 7 + 145 = 621$
Vậy giá trị của biểu thức $68 \times n + 145$ với $6 < n < 8$ là \(621\).
Đáp án đúng điền vào ô trống là \(621\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị của biểu thức \(375 + 254 \times c\) với \(c = 9\) là
Giá trị của biểu thức \(375 + 254 \times c\) với \(c = 9\) là
- Thay giá trị của \(c\) vào biểu thức \(375 + 254 \times c\) rồi thực hiện tính.
- Biểu thức có chứa phép cộng và phép nhân thì ta thực hiện phép tính nhân trước, thực hiện phép tính cộng sau.
Nếu c = 9 thì 375 + 254 x c = 375 + 254 x 9 = 375 + 2286 = 2661
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 2661
Điền số thích hợp vào ô trống:
Giá trị của biểu thức \(133 + b\) với \(b = 379\) là
Giá trị của biểu thức \(133 + b\) với \(b = 379\) là
Thay \(b = 379\) vào biểu thức \(133 + b\) rồi tính giá trị biểu thức đó.
Nếu \(b = 379\) thì \(133 + b = 133 + 379 = 512\).
Vậy với \(b = 379\) thì giá trị của biểu thức \(133 + b\) là \(512.\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(512\).
Giá trị của biểu thức \(75 - a\) với \(a = 18\) là:
A. \(57\)
B. \(67\)
C. \(83\)
D. \(93\)
A. \(57\)
Thay \(a = 18\) vào biểu thức \(75 - a\) rồi tính giá trị biểu thức đó.
Nếu \(a = 18\) thì \(75 - a = 75 - 18 = 57\).
Vậy với \(a = 18\) thì giá trị của biểu thức \(75 - a\) là \(57\).
\(45 + b\) được gọi là:
A. Biểu thức
B. Biểu thức có chứa một chữ
C. Biểu thức có chứa hai chữ
B. Biểu thức có chứa một chữ
Biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu tính và một chữ.
Vậy \(45 + b\) là biểu thức có chứa một chữ.
Biểu thức có chứa một chữ gồm có:
A. Các số
B. Dấu tính
C. Một chữ
D. Cả A, B, C đều đúng
D. Cả A, B, C đều đúng
Biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu tính và một chữ.
Ví dụ: \(10 - a\,;\,\,b + 35\,;\,\,...\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12. Biểu thức có chứa chữ (tiếp theo) Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 13. Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 14: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15: Em làm được những gì Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16: Dãy số liệu Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 17: Biểu đồ cột Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18: Số lần lặp lại của một sự kiện Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19: Tìm số trung bình cộng Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 20: Đề-xi-mét vuông Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 21: Mét vuông Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22: Em làm được những gì Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Biểu thức có chứa chữ Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9: Ôn tập biểu thức số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8: Bài toán giải bằng ba bước tính Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo) Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Em làm được những gì Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4: Số chẵn, số lẻ Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Ôn tập phép nhân, phép chia Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000 Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 78: Ôn tập phân số và các phép tính Toán 4 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 78: Ôn tập hình học và đo lường Toán 4 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 78: Ôn tập số tự nhiên và các phép tính Toán 4 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 77: Em làm được những gì Toán 4 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 76: Tìm phân số của một số Toán 4 Chân trời sáng tạo