Phương pháp giải một số dạng bài tập về sắt và hợp chất của sắt có lời giải>
Phương pháp giải một số dạng bài tập về sắt và hợp chất của sắt có đáp án và lời giải chi tiết
Dạng 1: Lý thuyết về kim loại sắt
Ví dụ 1: Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3, người ta dùng dung dịch:
A. HCl
B. H2SO4
C. NaOH
D. AgNO3
Hướng dẫn giải chi tiết:
Từ muối tạo thành bazo ta cần cho muối tác dụng với bazo tan để tạo thành muối mới và bazo mới hoặc cho tác dụng với muối mà sản phẩm muối mới kém bền chuyển thành hidroxit
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
Đáp án C
Ví dụ 2: Thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) sunfat là
A. Sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
B. Sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.
C. Sắt phản ứng với dung dịch CuSO4.
D. Sắt phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.
Hướng dẫn giải chi tiết:
A. Fe + H2SO4 đặc \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
B. Fe + H2SO4→ FeSO4+ H2
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
D. Fe không phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.
Đáp án A
Ví dụ 3: Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là
A. sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.
B. bạc được giải phóng nhưng sắt không biến đổi.
C. không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hòa tan.
D. không xảy ra hiện tượng gì.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat xảy ra phản ứng:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓
=> Hiện tượng xảy ra là: sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.
Đáp án A
Ví dụ 4: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. FeCl3
B. CuSO4
C. AgNO3
D. MgCl2
Dạng 2: Một số bài tập tính toán điển hình
Ví dụ 1: Hoà tan 16,8g kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại đem hoà tan là:
Hướng dẫn giải chi tiết:
Gọi A là kim loại cần tìm
A + 2HCl → ACl2 + H2
nH2 = VH2 : 22,4 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol
từ pthh ta có nA = nH2 = 0,3 mol
=> MA = mA : nA = 16,8 : 0,3 = 56g/mol => A là sắt
Ví dụ 2: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn tăng 1,6 gam. Số mol CuSO4 đã tham gia phản ứng là:
Hướng dẫn giải chi tiết:
Gọi số mol của CuSO4 phản ứng là x (mol)
PTPƯ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
x ← x → x (mol)
Khối lượng tăng: mtăng = mCu - mFe
=> 1,6 = 64x – 56x
=> 1,6 = 8x
=> x = 0,2 (mol)
Ví dụ 3: Cần 10,752 lít CO để khử hoàn toàn 27,84 gam oxit sắt thu được sắt và khí cacbonic. Công thức của oxit sắt là
Hướng dẫn giải chi tiết:
nCO = 0,48 mol
yCO + FexOy → xFe + yCO2.
0,48 → 0,48/y
MFexOy= 58y = 56x + 16y ⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{3}{4}\)⟹ Fe3O4.
Ví dụ 4: Nung hỗn hợp chứa FeCO3 và FexOy cần dùng 1,12 lít O2 (đktc) thu được 16 gam Fe2O3 và khí CO2. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 bằng dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng bình tăng 6,6 gam. Công thức của oxit sắt là
Hướng dẫn giải chi tiết:
nFe2O3 = 0,1, nO2 = 0,05 mol
Khối lượng bình tăng là khối lượng CO2 ⟹ mCO2 = 6,6 gam, nCO2 = 0,15 mol
FeCO3 → FeO + CO2.
0,15 0,15 ← 0,15
2FeO + 0,5O2 → Fe2O3. (1)
0,15 →0,0375 0,075
2FexOy + (3x – 2y)/2 O2 → xFe2O3. (2)
0,025.(3x – 2y)/2x ← 0,1 – 0,075 = 0,025
Từ (2) nO2 = 0,05 – 0,0375
= \(0,0125{\rm{ }} = \frac{{0,025.(3x - 2y)}}{{2x}}\)⟹ \(\frac{x}{y} = \frac{1}{1}\)⟹ FeO
Loigiaihay.com
- Lý thuyết về sắt
- Bài 1 trang 60 SGK Hoá học 9
- Bài 2 trang 60 SGK Hoá học 9
- Bài 3 trang 60 SGK Hoá học 9
- Bài 4 trang 60 SGK Hoá học 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu
- Đề số 9 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 7 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Đề số 6 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 9 có đáp án và lời giải chi tiết
- Phương pháp giải bài tập về độ rượu