Phương pháp giải một số dạng bài tập về axit hidro cabonic và muối cacbonat có lời giải


Phương pháp giải một số dạng bài tập về axit hidro cabonic và muối cacbonat có đáp án và lời giải chi tiết

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Dạng 1: Lý thuyết về axit hidro cabonic và muối cacbonat

* Một số lưu ý cần nhớ:

1. Phân loại:

- Muối trung hòa. Không còn nguyên tố H trong thành phần gốc axit.

Thí dụ:  Na2CO3, CaCO3,..

- Muối axit: Có nguyên tố H trong thành phần gốc axit.

Thí dụ: NaHCO3, Ca(HCO3)2...

2. Tính chất

- Tính tan: Chỉ có một số muối cacbonat tan dược, như Na2CO3, K2CO3... và muối axit như Ca(HCO3)2,... Hầu hết muối cacbonat trung hòa không tan, như CaCO3, BaC03, MgC03...

c) Tính chất hóa học

- Muối cacbonat tác dụng với dd axit mạnh hơn (HCl, HNO3, H,SO4,...) tạo thành muối mới và CO2.

Phương trình hóa học: 

NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O

- Một số dung dịch muối cacbonat tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Phương trình hóa học: 

K2CO3 + Ca(OH)2 -> 2KOH + CaC03

-  Dung dịch muối cacbonat tác dụng với một số dung dịch muối tạo thành 2 muối mới

Phương trình hóa học:  

Na2CO3 + CaCl2 -> 2NaCl + CaCO3

-  Nhiều muối cacbonat (trừ Na2CO3,... )dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2

Thí dụ: CaCO3  \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) CaO + CO2

* Một số ví dụ điển hình

Câu 1: Có các chất rắn màu trắng, đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn : CaCO3, NaCl, NaOH. Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra

A. 1 chất

B. 2 chất

C. 3 chất

D. không nhận được

Hướng dẫn giải chi tiết:

- Cho nước vào các mẫu chất rắn, mẫu không tan trong nước là CaCO­3, 2 mẫu tan trong nước là NaCl và NaOH

- Dùng quỳ tím để nhận biết 2 dung dịch của 2 mẫu tan, dung dịch không làm đổi màu quỳ là NaCl, dung dịch làm đổi màu quỳ là NaOH

Đáp án C

Câu 2: Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4 chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết ?

A. H2O và CO2

B. H2O và NaOH

C. H2O và HCl        

D. H2O và BaCl2

Hướng dẫn giải chi tiết:

- Cho nước cất vào cả 4 mẫu chất rắn trên, mẫu không tan trong nước là CaCO3 và BaSO4 (nhóm I), 2 mẫu tan trong nước là NaCl và Na2CO3 (nhóm II)

- Cho dung dịch HCl vào các mẫu ở cả 2 nhóm.

+ Nhóm I: mẫu xuất hiện khí thoát ra là CaCO3, mẫu không hiện tượng là BaSO4  

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

+ Nhóm II: mẫu xuất hiện khí thoát ra là Na2CO3, mẫu không hiện tượng là NaCl

PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

Đáp án C

Câu 3: Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào không thể tác dụng với nhau?

A. H2SOvà KHCO3

B. K2COvà NaCl

C. MgCOvà HCl

D. CaClvà Na2CO3

Hướng dẫn giải chi tiết:

Những cặp chất tác dụng với nhau:

A. H2SO4+ 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

C. MgCO3+ 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

D. CaCl2+ Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl

Cặp chất không tác dụng với nhau là B. K2CO3 và NaCl

Đáp án B

Dạng 2:  Nhiệt phân muối cacbonat

* Một số lưu ý cần nhớ

- Hầu hết các muối cacbonat đều bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao (trừ Na2CO3, K2CO3…)

- Tất cả các muối hidro cacbonat đều bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

* Một số ví dụ điển hình

Câu 1: Nhiệt phân một thời gian 28,4 gam hỗn hợp X gồm MgCO3, CaCO3 thu được m gam chất rắn Y và 3,36 lít khí CO(đktc). Giá trị của m là

Hướng dẫn giải chi tiết:

\(X\xrightarrow{{{t^0}}}Y + C{O_2}\)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

⟹ \({m_X} = {m_Y} + {m_{C{O_2}}}\).

⟹ m = 28,4 – 0,15.44 = 21,8 gam.

Câu 2: Nung nóng m gam MgCO3 đến khi khối lượng không đổi thì thu được V lít khí CO2 ( ở đktc). Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thì thu được 2,5 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của V và a là:

Hướng dẫn giải chi tiết:

nCa(OH)2=0,04 mol

nCaCO3 = 0,025 mol

Bảo toàn số mol Ca ta có nCa(OH)2 = nCaCO3 + nCa(HCO3)2

→ nCa(HCO3)2 = 0,015 mol

Bảo toàn số mol C ta có nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 → nCO2= 0,025 + 0,015.2=0,055 mol

→ V =1,232 lít

Theo PTHH thì nCaCO3(4) = nCa(HCO3)2 =0,015 mol → a =1.5g

Câu 3: Nung 4,84 gam hỗn hợp gồm NaHCO3 và KHCO3 tạo ra 0,56 lít CO2(đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đã cho lần lượt là:

Hướng dẫn giải chi tiết:

\({n_{CO2(\user1{}ktc)}} = {{0,56} \over {22,4}} = 0,025(mol)\)

2NaHCO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Na2CO3 + H2O + CO2↑ (1)

2KHCO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) K2CO3 + H2O + CO2↑   (2)

Gọi số mol CO2 ở phương trình (1) và (2) lần lượt là x và y (mol)

Theo (1): nNaHCO3=2nCO2(1)= 2x(mol)

Theo (2): nKHCO3=2nCO2(2)= 2y(mol)

Ta có: 

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {\sum {{n_{C{O_2}}} = x + y = 0,025} } \\ {\sum {{m_{hh}} = 84 \times 2x + 100 \times 2y = 4,84} } \end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = 0,005} \\ {y = 0,02} \end{array}} \right.\)

=>  mNaHCO3= 84×2×0,005=0,84(g)

=>  mKHCO3= 4,84- 0,84 = 4 (g)

Dạng 3: Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit

* Một số ví dụ điển hình

Câu 1: Cho 19 g hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng muối trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

Hướng dẫn giải chi tiết:

nCO2(ĐKTC) = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol)

Gọi x, y lần lượt là số mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong hỗn hợp ban đầu

Ta có phản ứng:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O (1)

x                                             x                      (mol)

NaHCO3 + HCl → 2NaCl + CO2 + H2O (1)

y                                              y                      (mol)

Giải hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{gathered}
{m_{hh}} = {m_{N{a_2}C{O_3}}} + {m_{NaHC{O_3}}} = 106x + 84y = 19 \hfill \\
{n_{C{O_2}}} = x + y = 0,2 \hfill \\ 
\end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
x = 0,1 \hfill \\
y = 0,1 \hfill \\ 
\end{gathered} \right.\)

mNa2CO3 = 0,1 × 106 = 10,6 (g)

mNaHCO3 = 0,1 ×84 = 8,4 (g)

Câu 2: Hòa tan 2 gam muối YCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 0,224 lít CO2(đktc). Khối lượng muối trong dung dịch A là (H=1, Cl=35,5, C=12, O=16)

Hướng dẫn giải chi tiết:

PTHH: YCO3 + 2HCl →  YCl2 + CO2↑ + H2O

\({n_{C{O_2}}}(dktc) = \frac{{{V_{C{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{0,224}}{{22,4}} = 0,01\,(mol)\)

Cách 1:

Theo PTHH: nHCl = 2nCO2 = 2.0,01 = 0,02 (mol)

                     nH2O = nCO2 = 0,01 (mol)

áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mYCO3 + mHCl = mYCl2 + mCO2­ + mH2O

→ 2 + 0,02×36,5 = mYCl2 + 0,01×44 + 0,01×18

→ mYCl2 = 2,11 (g)

Cách 2: Theo PTHH: nYCO3 = nYCl2 = nCO2 = 0,01 (mol)

Ta có: cứ 1 mol YCO3 sinh ra 1 mol YCl2 thì khối lượng tăng là (Y+71)- (Y+60) = 11 (g)

Vậy cứ  0,01 mol YCO3 sinh ra 0,01 mol YCl2 thì khối lượng tăng là x = ? gam

→ x = 0,01.11/1 = 0,11 (g)

→ Khối lượng muối YCl­2 thu được = mYCO3 + mtăng­ = 2 + 0,11 = 2,11 (g).

Câu 3: Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 , sau phản ứng thu được 0,448 lít khí CO2 ở đktc. Tổng khối lượng muối sunfat thu được là:

Hướng dẫn giải chi tiết:

PTHH :  Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 +H2O + CO2

               K2CO3+ H2SO4 → Na2SO4 +H2O + CO2

Đặt số mol của Na2CO3 và K2CO3 lần lượt là x và y mol → 106x + 138y = 2,44

Theo PTHH nCO2 = x+ y =0,02 mol

→ x =y = 0,01 mol

→mmuối =mK2SO4 + mNa2SO4 =3,16

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.2 trên 9 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.