Phương pháp giải bài tập về Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn>
Tổng hợp phương pháp giải bài tập về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn hay, chi tiết
Phương pháp
- Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây:
\(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{{{l_1}}}{{{l_2}}}\)
- Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu tỉ lệ nghịch với tiết diện của mỗi dây:
\(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{{{S_2}}}{{{S_1}}}\)
- Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn:
\(R = \rho \dfrac{l}{S}\)\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}l = \dfrac{{R.S}}{\rho }\\S = \dfrac{{\rho .l}}{R}\\\rho = \dfrac{{R.S}}{l}\end{array} \right.\)
Bài tập ví dụ:
Bài 1: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là \({R_1} = 2\Omega \) và có chiều dài 10m, dây thứ hai có điện trở là \({R_2}\) và có chiều dài là 30m. Tính điện trở R2?
Hướng dẫn giải
Hai dây dẫn đều bằng đồng, có cùng tiết diện nên ta có:
\(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{{{l_1}}}{{{l_2}}} \Leftrightarrow \dfrac{2}{{{R_2}}} = \dfrac{{10}}{{30}} \Rightarrow {R_2} = \dfrac{{2.30}}{{10}} = 6\Omega \)
Bài 2: Cuộn dây thứ nhất có điện trở là \({R_1} = 20\Omega \), được quấn bằng dây dẫn có chiều dài tổng cộng là l1 = 40m và có đường kính tiết diện là d1 = 0,5 mm. Dùng dây dẫn được làm từ cùng vật liệu như cuộn dây thứ nhất nhưng có đường kính tiết diện của dây là d2 = 0,3mm để quấn một cuộn dây thứ hai, có điện trở \({R_2} = 30\Omega \). Tính chiều dài tổng cộng của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây thứ hai này.
Hướng dẫn giải
Tiết diện của mỗi cuộn dây là:
+ Cuộn dây thứ nhất:
\({S_1} = \dfrac{{\pi d_1^2}}{4} = \dfrac{{3,14.0,{5^2}}}{4} = 0,19625m{m^2} \\= 0,{19625.10^{ - 6}}{m^2}\)
+ Cuộn dây thứ hai:
\({S_2} = \dfrac{{\pi d_2^2}}{4} = \dfrac{{3,14.0,{3^2}}}{4} = 0,07065m{m^2} \\= 0,{07065.10^{ - 6}}{m^2}\)
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \rho \dfrac{{{l_1}}}{{{S_1}}}\\{R_2} = \rho \dfrac{{{l_2}}}{{{S_2}}}\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{{{l_1}{S_2}}}{{{l_2}{S_1}}}\)
Suy ra: \(\dfrac{{20}}{{30}} = \dfrac{{40.0,{{07065.10}^{ - 6}}}}{{{l_2}.0,{{19625.10}^{ - 6}}}} \Rightarrow {l_2} = 21,6m\)
Vậy chiều dài tổng cộng của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây thứ hai là 21,6m
- Lý thuyết Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- Bài C1 trang 25 SGK Vật lí 9
- Bài C2 trang 26 SGK Vật lí 9
- Bài C3 trang 26 SGK Vật lí 9
- Bài C4 trang 27 SGK Vật lí 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- STEM - Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 trường THCS Gia Thụy
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD - ĐT Thành Phố Thủ Dầu Một
- Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 9 - Đề số 03 có lời giải chi tiết
- STEM - Thấu kính thần kì khi nhìn qua cốc nước
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 trường THCS Gia Thụy
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD - ĐT Thành Phố Thủ Dầu Một
- Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 9
- Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 9 - Đề số 03 có lời giải chi tiết