Lý thuyết: Đôi nét về lịch sử xã hội Ấn Độ cổ đại, về sự phát triển của triết học Ấn Độ>
Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và chế độ quốc hữu về ruộng đất là hai đặc điểm lớn nhất, ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt của lịch sử Ấn Độ.
Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và chế độ quốc hữu về ruộng đất là hai đặc điểm lớn nhất, ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt của lịch sử Ấn Độ. Từ hai đặc điểm trên, dẫn đến hệ quả là các bước phát triển của lịch sử xã hội Ấn Độ thời cổ không mạch lạc như lịch sử xã hội của các nước châu Âu. Thực sự ở Ấn Độ không có quan hệ phong kiến giống như kiểu ở Hy - La, cũng không có quan hệ phong kiến giống như ở các nước Tây Âu. Ở Ấn Độ, nô lệ chưa bao giờ là lực lượng sản xuất chủ yếu, họ chưa bao giờ trở thành nông nô như ở Tây Âu phong kiến... Mặt khác, quan hệ đẳng cấp ở Ấn Độ càng làm cho kết cấu xã hội - giai cấp thêm phức tạp. Trong xã hội có bốn đẳng cấp:
1. Bràhman (Tăng lữ)
2. Ksatriya (Quý tộc)
3. Vai'sya (Bình dân tự do)
4. K’sudra (Cùng đinh, nô lệ).
Sự phát triển chậm chạp của xã hội Ấn Độ, với các đặc điểm trên, đã quy định đặc điểm của sự phát triển triết học Ấn Độ cổ đại.
Bước phát triển của triết học Ấn Độ có những đặc điểm khác châu Âu. Ở châu Âu, các nhà tư tưởng thay thế nhau, thường phát triển triết học với quan điểm hoàn toàn mới, phê phán và gạt bỏ quan điểm của người đi trước. Còn ở Ấn Độ, một loạt các quan điểm triết học hay hệ thống triết học đã được đặt cở sở từ thời cổ. Sự phát triển sau đó chỉ là phát triển các quan điểm ban đầu. Các nhà triết học tiếp nhau, nói chung, không đặt mục đích tạo ra thứ triết học mới. Mỗi người ủng hộ một hệ thống đã có, bảo vệ và hoàn thiện nó, thường là tăng cường các chứng cứ cho người đi trước hơn là tìm các sai lầm. "Các đại biểu mới luôn luôn giới hạn mình trong việc làm sáng tỏ các học thuyết cũ và không bao giờ mâu thuẫn với chúng".
Để hiểu sự ra đời của các hệ thống triết học Ấn Độ cổ đại, chúng ta cần luớt qua các giai đoạn của lịch sử Ấn Độ cổ. Có thể chia làm 3 chặng mốc chính.
Loigiaihay.com