Gioócgiơ Vinhem Phridrích Hêghen (1770 - 1831)


Gioócgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen là nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của triết học mácxít. Theo nhận xét của Ph.Ăngghen, ông “không những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên những phát biểu của ông tạo thành thời đại”

Gioócgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen là nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của triết học mácxít. Theo nhận xét của Ph.Ăngghen, ông “không những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên những phát biểu của ông tạo thành thời đại”.

G.V.Ph. Hêghen sinh năm 1770 trong một gia đình quan chức cao cấp ử Stútga thuộc Đức, sau đó theo học khoa triết học và thần học ở đại học tổng hợp Tubingen. Thời trẻ, ông chủ yếu quan tâm nghiên cứu các vấn đề lịch sử, pháp quyến và tôn giáo, những năm 1800 - 1803, Hêghen làm quen và kết bạn với Senlinh và chịu ảnh hưởng các tư tưởng của Senlinh. Từ đây, ông bắt đầu chủ yếu say mê các vấn đề triết học. Tác phẩm lớn Hiện tượng học tinh thần (1807) đánh dấu sự kết thúc quá trình hình thành thế giới quan triết học của Hêghen thời kỳ đầu, đồng thời cũng cho thấy sự bất đồng nhất định giữa Senlinh và Hêghen trong việc lý giải nhiều vấn đề. Những năm 1812 - 1814, trình bày những quy luật và phạm trù cơ bản của phép biện chứng. Năm 1817, ông cho xuất bản bộ Bách khoa toàn thư các khoa học triết học.

a, Hiện tượng học tinh thần: một số nguyên lý bước đầu xây dựng hệ thống

Hiện tượng học tinh thần (Phanomenologie des Geistes) (1807) là tác phẩm triết học lớn của Hêghen, đánh dấu sự chín muồi trong thế giới quan triết học của ông. Nếu như trước những năm 1806 - 1807, về cơ bản, Hêghen còn chịu ảnh hưởng của Senlinh, thì ở đây, bên cạnh nhiều điểm kế thừa những tư tưởng hợp lý của Senlinh, ông đồng thời đề ra một số nguyên lý cơ bản nhằm bước đầu xây dựng một hệ thống triết học độc lập của mình.

(1)           Tinh thần tuyệt đối là điểm xuất phát và nền tảng trong quan niệm về hiện thực. Tiếp thu những quan niệm của Senlinh về cái Tuyệt đối, Hêghen coi nền tảng thế giới quan triết học của mình là tinh thần tuyệt đối được hiểu như đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên và con người. Mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta, từ những sự vật tự nhiên cho đến những sản phẩm hoạt động cua con người, chỉ là hiện thân của tinh thần tuyệt đối được hiểu như là thực thể sinh ra mọi cái trên thế gian. Con người là sản phẩm, và cũng là giai đoạn phát triển cao nhất của tinh thần tuyệt đối. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người chính là công cụ để tinh thần tuyệt đối nhận thức chính bản thân mình. Cũng như cái tuyệt đối của Senlinh, tinh thần tuyệt đối của Hêghen được hiểu như sự hợp nhất giữa thực thể tự nhiên (ở Xpinôza) và cái “Tôi tuyệt đối” tức tự ý thức (ở Phíchtơ). Nó là sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và vật chất, chủ thể và khách thể. Nền tảng quan niệm của Hêghen về tinh thần tuyệt đối là luận điểm khẳng định: "Chân lý không chỉ là thực thể, mà còn là chủ thể” đầy sống động.

Nhưng khác với Senlinh, Hêghen không coi nghệ thuật là hình thức thể hiện cao nhất của tinh thần tuyệt đối, mà là tư duy khái niệm. Nhận thức khái niệm là dạng nhận thức cao nhất của con người. Theo ông, khái niệm là bản chất đích thực của sự vật, là linh hồn của nó. “Nếu như gọi tri thức là khái niệm, còn bản chất hay chân lý - là tồn tại, tức sự vật, thì vấn đề là xác định liệu khái niệm có phù hợp với sự vật hay không. Nếu chúng ta gọi bản chất [hay tồn tại - tự nó] của sự vật là khái niệm, và ngược lại, thì hiểu sự vật là khái niệm như một sự vật... thì vấn đề xác định liệu sự vật có phù hợp với khái niệm của mình không. Hiển nhiên là hai cách hiểu trên đây - là như nhau”. Vì vậy, nếu như Senlinh coi trực giác trí tuệ (hiểu theo khía cạnh phi duy lý) là khả năng nhận thức cao nhất của con người, và đồng thời cũng là hình thức thể hiện cao nhất của cái Tuyệt đối, thì Hêghen, ngược lại, đặc biệt đề cao vai trò tư duy lôgíc khái niệm.

(2)            Nguyên lý phát triển: Nếu như Senlinh khẳng định cái Tuyệt đối là sự đồng nhất hoàn toàn tinh thần và vật chất, nhưng hiểu sự đồng nhất trên một cách cứng đờ, thì Hêghen lại hiểu sự đồng nhất trên là kết quả của cả một quá trình phát triển tinh thần tuyệt đối. Vì vậy, nguyên lý khẳng định tinh thần tuyệt đối là điểm xuất phát và nền tảng của hiện thực gắn liền vơí quan niệm phát triển. Khác với các nhà siêu hình, Hêghen coi sự phát triển không chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về lượng, hay sự dịch chuyển vị trí của vật về không gian. Ông hiểu sự phát triển là một quá trình phủ định biện chứng, trong đó liên tiếp diễn ra cái mới thay thế cái cũ, nhưng đồng thời kế thừa những yếu tố của cái cũ mà vẫn có khả năng thúc đẩy phát triển. "Cái nụ hoa biến mất khi hoa nở, và có thể nói rằng nó bị hoa phủ định; và tương tự như vậy có thể nói khi quả xuất hiện thì sự tồn tại của hoa bị coi là vô lý, thay thế cho sự hợp lý trước đây của hoa thì giờ đây là quả. Những hình thái trên đây không chỉ khác nhau, mà còn bài trừ không dung hợp nhau. Tuy nhiên bản chất sống động làm chúng trở thành những yếu tố của một chỉnh thể hữu cơ, trong đó chúng không những không mâu thuẫn với nhau, mà cái này cũng tất yếu như cái kia, mà chỉ có tính tất yếu như nhau như thế tạo nên cuộc sống của chỉnh thể" - đó là thực chất của sự phát triển theo quan niệm của Hêghen.

Xuất phát từ quan niệm coi sự phát triển như một quá trình vận động liên tục theo quy luật phủ định củà phủ định, Hêghen coi một trong những nguyên tắc xây dựng hệ thông triết học của mình nhằm thể hiện quá trình phát triển của tinh thần tuyệt đối là tam đoạn thức: chính đề - phản đề - hợp đề, trong đó giữa các yếu tố đều có mối liên hệ hữu cơ, chuyển hoá lẫn nhau. Hiện tượng học tinh thần thể hiện khái quát quá trình lịch sử nhân loại mà Hêghen coi là hiện thân của tinh thẩn tuyệt đối, mặc dù được chia thành tám phần lớn nhưng theo nhận xét của C.Mác, nó được trình bày theo cơ cấu: Tinh thần chủ quan - tinh thần khách quan - tinh thần tuyệt đối. Trong đó: 1) Tinh thần chủ quan là tinh thần thuần tuý tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn phát triển sơ khai của nó; 2) Tinh thần khách quan là giới tự nhiên, tức giai đoạn tinh thần tuyệt đối “tha hoá” bản thân nó, tồn tại dưới dạng các sự vật tự nhiên; 3) Tinh thần tuyệt đối theo đúng nghĩa của danh từ với tư cách là sự thống nhất của cả tinh thần chủ quan và tinh thần khách quan.

Đây là ba giai đoạn cơ bản trong quá trình phát triển của tinh thần tuyệt đôi, đồng thời cũng là quá trình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập - vật chất và tinh thần, khách thể và chủ thể trong bản thân tinh thần tuyệt đối (và theo Hêghen, trên thế gian này, ngoài tinh thần tuyệt đối và hình thức các biểu hiện cụ thể của nó ra thì không còn gì khác cả). Mâu thuẫn đó biểu hiện cụ thể ở mâu thuẫn cơ bản con người - tự nhiên mà hoạt động của con người đang hàng ngày hàng giờ giải quyết: Con người là chủ thể, đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của mình. Tư duy và trí tuệ con người hình thành và phát triển trong chừng mực con người nhận thức và cải tạo thế giới, biến tự nhiên từ cái đối lập với mình thành cái của mình, và bằng cách đó làm chù tự nhiên. Đây là quá trình liên tục. Vì vậy, chân lý là sự thống nhất giữa tinh thần và vật chất, hay kết quả của quá trình vận động của tinh thần tuyệt đối không phải là một cái gì cứng đờ, mà cả một quá trình. “Và một chính thể thực sự không phải là kết quả, mà là kết quả trong sự sinh thành... Kết quả trần truồng là một thây ma không hồn bỏ lại sau cả một xu hướng phát triển” sống động. Hoạt động của con người càng phát triển bao nhiêu, thì sự thống nhất giữa tinh thần và vật chất càng gắn bó hữu cơ bấy nhiêu.

Ý thức con người là sản phẩm của lịch sử: trong Hiện tượng học tinh thần, Hêghen đã tiếp cận được quan niệm coi nhân cách, ý thức con người là sản phẩm của lịch sử, (dĩ nhiên với con mắt duy tâm, Hêghen hiểu lịch sử nhân loại là hiện thân của tinh thần tuyệt đối). Sự phát triển của lịch sử luôn mang tính kế thừa, nỗi thời đại lịch sử là kết quả của cả một tiến trình phát triển trước đó. Vì vậy, quá trình phát triển ý thức của mỗi người là khái quát lại, sự “đi tắt” toàn bộ những gì mà lịch sử ý thức nhân loại đã trải qua. “Khoa học về phía mình đòi hỏi tự ý thức để nó hoà mình vào dạng ê-te này (tức môi trường khoa học), để nó có thể sống với khoa học và trong khoa học. Cá nhân, ngược lại có quyền đòi hòi để khoa học bắc cho mình một cái thang, theo đó ít hất anh ta có thể đạt tới quan điểm mà khoa học vạch ra cho mình”. Lịch sử nhân loại mặc dù được thực hiện thông qua hoạt động của các cá nhân cụ thể, nhưng đồng thời lại là nền tảng và thực thể của ý thức các cá nhân đó. Mối quan hệ biện chứng giữa chúng tựa như mối quan hệ giữa cổ sinh vật học và bào thai ngưòi. Toàn bộ các điểu kiện vật chất và tinh thần trong xã hội, toàn bộ hoàn cảnh lịch sử (tức hiện thân của tinh thần tuyệt đối) và thực thể của mỗi cá nhân, và như vậy là cái gì đó bên ngoài cá nhân - là thế giới vô cơ của con người”. Để phát triển nhân cách, con người phải tiếp thu thế giới vô cơ đó của mình.

Xuất phát từ quan niệm biện chứng trên đây, Hêghen coi nhiệm vụ cơ bản của Hiện tượng học tinh thần là tái diễn lại toàn bộ tiến trình lịch sử mà nhân loại đã trải qua. Lẽ dĩ nhiên ông chỉ có thể làm được điều đó trong phạm vi tư tưởng, dưới dạng sự phát triển của ý thức nhản loại trong quá trình con người nhận thức và cải tạo thế giới từ thời thượng cổ con người mới chỉ có ý thức cảm tính. Người thượng cổ nhìn thế giới như một cái gì đó xa lạ, hoàn toàn đối lập với mình. Đến giữa thời chiếm hữu nô lệ thì con người mới có được ý thức. Thời trung cổ, theo Hêghen, ý thức con người là bất hạnh bởi vì người ta chỉ biết tuân theo Chúa mà từ bỏ đời thường. Nhưng mặt khác, con người trung cổ cũng hạnh phúc vì họ gần gũi với Chúa. Chỉ có sau thời trung cổ, do sự phát triển của khoa học và khai sáng, lý tính với tính cách là khả năng trí tuệ cao nhất của con người mới được phát triển.

Tư tưởng chủ đạo của Hêghen ở đây là, thứ nhất, tư duy và ý thức con người chỉ phát triển trong mối quan hệ và giải quyết mâu thuẫn : con người - tự nhiên. Đặc biệt lý thú khi xem xét sự phân tích của Hêghen về mối quan hệ biện chứng giữa ý thức ông chủ và ý thức người nô lệ. Trong đó ông khẳng định con người là kết quả của quá trình lao động của mình mặc dù mới chỉ đề cập đến lao động theo góc độ tinh thần; thứ hai, ý thức con người là sản phẩm của tiến trình lịch sử nhân loại được coi là hiện thân của tinh thần tuyệt đối. Hoạt động của con người càng phát triển bao nhiêu, thì ý thức càng mang bản chất xã hội bấy nhiêu. Sự phát triển của ý thức cá nhân như là sự lặp lại và thu gọn toàn bộ tiến trình lịch sử mà ý thức con người đã trải qua.

Trên đây là một số nguyên lý bước đầu xây dựng hệ thống của Hêghen được trình bày trong Hiện tượng học tinh thần. Dĩ nhiên chúng không thể bao quát được những giá trị tư tưởng vô giá của một trong những tác phẩm khó hiểu nhất trong kho tàng di sản triết học thế giới. Thế giới quan triết học của ông sau này là sự kế tục các nguyên lý cơ bản trên. Vì thế, như C.Mác nhận xét, Hiện tựợng học tinh thần là bí mật và nguồn gốc của triết học Hêghen.

b, Quan niệm của Hêghen về bản chất của triết học - triết học và lịch sử triết học

Khẳng định tinh thần tuyệt đối là thực thể và bản chất của toàn bộ thế giới, trong đó con người và xã hội là giai đoạn phát triển cao nhất của nó. Hêghen thừa nhận ba hình thức thể hiện cơ bản của tinh thần tuyệt đối: nghệ thuật, tôn giáo và triết học. Chúng nằm trong mối quan hệ biện chứng, đan xen nhau. Trong số ba hình thức trên, triết học là hình thức thể hiện cao nhất, trọn vẹn và bản chất nhất của tinh thần tuyệt đối trên giai đoạn phát triển của nó. Điểm khác nhau cơ bản giữa lập trường của Hêghen với lập trường của nhà duy vật biện chứng ở đây là: thế giội vật chất, theo nhà duy vật biện chứng, là bản chất và thực thể của mọi cái trên thế gian, thì dưới con mất của Hêghen, đó là tinh thần tuyệt đối. Theo nhà duy vật, mọi sự vật đều là các dạng cụ thể của vật chất, còn theo Hêghen chúng là các dạng cụ thể của tinh thần tuyệt đối. Theo nhà duy vật biện chứng, tinh thần tuyệt đối thực chất là ý thức xã hội, như đã bị Hêghen thần thánh hoá, coi là bản chất của thế giới hiện thực.

Triết học, theo Hêghen, là học thuyết về tinh thần tuyệt đối mà lịch sử nhân loại là giaị đoạn phát triển cao nhất của nó (dĩ nhiên ở đây, nói đến lịch sử nhân loại, ông chủ yếu đề cập đến khía cạnh lịch sử tư tưởng). Ông hiểu sự phát triển của tư tưởng nhân loại là một tiến trình thống nhất mang tính kế thừa. Triết học là sự thể hiện toàn bộ tiến trình đó. Cho nên, mỗi học thuyết triết học thể hiện một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử tư tưởng nhân loại. Tiếp thu tinh thần của Cantơ, Phíchtơ và Senlinh, Hêghen khôi phục lại quan niệm của các nhà siêu hình học thế kỷ XVII coi triết học là khoa học của các khoa học, là khoa học vạn năng, đóng vai trò nền tảng toàn bộ thế giới quan tư tưởng con người. Với tư cách như vậy, mỗi học thuyết triết học, theo ông, là tinh hoa tinh thần của thời đại mình, là thời đại được thể hiện dưới dạng tư tưởng.

Vì vậy, lịch sử triết học cho chúng ta một bức tranh khái quát về toàn bộ tiến trình phát triển của tư tưởng nhân loại nói chung. Hơn ai hết, Hêghen nhận thấy mối quan hệ hữu cơ giữa lịch sử triết học và triết học, cũng như tính kế thừa trong sự phát triển tư tưởng triết học thế giới. Lịch sử triết học không phải là sự sưu tầm đơn thuần các quan niệm, học thuyết triết học khác nhau trong quá khứ mà là lịch sử phát triển của bản thân triết học theo những quy luật tất yếu. “Lịch sử triết học chỉ ra, thứ nhật, tất cả các học thuyết triết học tưởng như khác nhau đều thực chất chỉ là một triết học trên các giai đoạn phát triển khác nhau của nó; thứ hai, những nguyên lý đặc thù, mà mỗi chúng là nền tảng của một hệ thống nào đó, thực chất chỉ là những chi nhánh của cùng một chỉnh thể. Học thuyết triết học trước đó, và do vậy cần phải chứa đựng các nguyên lý của tất cả chúng, cho nên nó là học thuyết triết học phát triển nhất, cụ thể nhất”.

Tư tưởng trên đây của Hêghen chứa đựng nhiều điểm hợp lý. Nó khẳng định tiến trình phát triển tư tưởng triết học thế giới vừa đa dạng, vừa thống nhất. Mặc dù chưa nhận thấy vai trò quyết định của các điều kiện kinh tế - xã hội, của hoàn cảnh lịch sử đối với sự phát triển triết học, nhưng ông đã hiểu được chính các cuộc đấu tranh giữa các trường phái, quan niệm triết học khác nhau là động lực phát triển của triết học. Mỗi học thuyết triết học trước đây là sự thể hiện dưới dạng tư tưởng những cơ sở xã hội của một thời đại nhất định. Chẳng hạn, học thuyết ý niệm của Platôn là sự thể hiện những chuẩn mực đạo đức văn hoá Hy Lạp cổ đại. Đối tượng của lịch sử triết học cũng chính là đối tượng nghiên cứu của bản thân triết học. Mỗi học thuyết triết học trước đây đều không bị lãng quên, mà là một vòng khâu tất yếu trong tiến trình phát triển của tư duy nhân loại. Triết học vì vậy “là một vòng khâu được cấu thành, từ những vòng khâu mà mỗi chúng là một yếu tố tất yếu tới mức hệ thống của chúng tạo thành một ý niệm chính thể đồng thời biểu hiện trong từng yếu tố riêng biệt trên”.

Sự thống nhất giữa triết học và lịch sử triết học là sự thống nhất giữa tính lôgíc và tính lịch sử. “Chính sự phát triển tư duy được thể hiện trong lịch sử triết học, được thể hiện trong cả bản thân triết học, nhưng ở đây nó được giải phóng khỏi những yếu tố lịch sử bề ngoài” . Xuất phát điểm của lịch sử triết học cũng là xuất phát điểm của bản thân triết học. “Bước đầu tiên trong khoa học cần phải thể hiện mình là cái đầu tiên về phương diện lịch sử”. Triết học, vì vậy, là sự khái quát lý luận lịch sử nhân loại - tư tưởng mà sau này được C. Mác tiếp thu và phát triển.

Xuất phát từ quan niệm trên đây, Hêghen xây dựng hệ thống triết học của mình trên cơ sở tiếp thu và tổng kết những di sản quý báu của quá trình phát triển tư tưởng triết học thế giới từ trước đó. Mỗi phạm trù triết học của ông, tương ứng với một học thuyết triết học trong lịch sử. Điều đó đặc biệt thể hiện rõ trong Khoa học lôgíc của ông. Vì thế, “hệ thống Hêghen bao trùm một lĩnh vực hết sức rộng hơn bất cứ hệ thống nào trước kia, và phát triển, trong lĩnh vực đó, một sự phong phú về tư tưởng mà ngày nay người ta vẫn còn ngạc nhiên” .

Để phù hợp với các giai đoạn phát triển của tinh thần tuyệt đối: Tinh thần        Giới tự nhiên      Con người và xã hội loài người, hệ thống Hêghen với tư cách là khoa học thể hiện tinh thần tuyệt đối cũng chia thành các bộ phận tương ứng:

Khoa học lôgíc -» Triết học tự nhiên -» Triết học tinh thần (triết học lịch sử, pháp quyền, thẩm mỹ học V.V.).

c, Khoa học lôgíc

Khoa học logic (Die Wissenschaft der Logik) là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống Hêghen, vì nó nghiên cứu tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai nhất, nhưng là điểm xuất phát và nền tảng của toàn bộ hệ thống, vì “vận động lên phía trước là sự quay trả về nền tảng về điểm đầu và chân lý”. Toàn bộ các khoa học khác, do vậy không thể thiếu được nền tảng của mình là lôgíc học. Chúng là lôgíc học ứng dụng. Vì thế, theo Hêghen, logic hoc “là tinh thần sống động của mọi khoa học”.

-          Đặt vấn đề. Bước vào xây dựng khoa học lôgíc của mình, Hêghen nghiên cứu toàn bộ quá trình phát triển các quan niệm lôgíc học trước đây, và ông nhận thấy từ trước tới giờ chủ yếu vẫn tồn tại lôgíc hình thức cổ điển, Lôgíc học này có vại trò to lớn trong lịch sử phát triển tư duy lôgíc, từng là một trong những phương pháp luận cơ bản của các khoa học trong nhiều thế kỷ. Hơn nữa, bắt đầu từ Bêcơn, Đềcáctơ, tư tưởng xây dựng một hệ thống phương pháp luận mới, một ìôgíc học mới đã được khởi xướng.

Nhưng lôgíc học từ trước tới giờ, theo nhận xét của Hêghen, còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, tư duy với tư cách là đối tượng của lôgíc học chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp, chủ yếu chỉ là tư duy chủ quan trọng phạm vi ý thức cá nhân. Thứ hai, chính dọ tư duy chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp như thế nên vấn đề xác định ranh giới giữa lôgíc học và các khoa học khác trong nghiên cứu tư duy đã không được các nhà lôgíc học trước đây thực hiện triệt để, thậm chí nhiều người còn dửng dưng với vấn đề này. Điều đó gây ra tình trạng, như Cantơ nhận xét, “một số nhà nghiên cứu hiện nay đề nghị mở rộng lôgíc học bằng cách đưa vào thành phần của nó khi thì các chương mục tâm lý học về các khả năng nhận thức khác nhau, lúc thì các chương mục nhân bản học về các thành kiến. Tuy nhiên, những ý đồ đó cho thấy sự ít hiểu biết về bản chất thực sự của khoa học này. Lẫn lộn ranh giới các khoa học khác nhau không phải dẫn tới mở rộng các khoa học đó, mà sẽ xuyên tạc chúng”. Thứ ba, lôgíc học trước đây nói chung chỉ dựa trên những phạm trù bất động. Nó tiếp nhận các phạm trù từ các hệ siêu hình học trước đây một cách không phê phán. Giữa các phạm trù hầu như chỉ có những mối liên hệ bề ngoài, trong khi đó bản chất của tư duy vốn luôn sống động như mệt cơ thể hữu cơ không ngừng phát triển. Do hiểu tư duy chỉ là tư duy chủ quan trong khuôn khổ ý thức cá nhân, các phạm trù của lôgíc học trước đây tách rời với nội dung sự vật mà chúng thể hiện. Từ trước tới nay người ta chưa nhận thấy sự thống nhất giữa tính chủ quan và tính khách quan trong các phạm trù lôgíc học.

Vì vậy, Hêghen nhấn mạnh, cần phải xây dựng một hệ thống lôgíc học mới trên cơ sở tiếp thu những mặt tích cực của lôgíc học trước đây, đồng thời khắc phục những hạn chế của nó. Và điều đó xuất phát từ nhu cầu phát triển của bản thân khoa học này. Dựa trên nền tảng của mình là Hiện tượng học tinh thần, khoa học lôgíc, một mặt, phải đem lại cho con người cách nhìn mới về bản chất của tií duy một cách đích thực; mặt khác, phải là một phương pháp luận triết học mới làm nền tảng cho mọi khoa học khác. “Triết học, nếu như nó cần phải là một khoa học, không thể ... tiếp thu phương pháp của mình ở một khoa học phụ thuộc như toán học, cũng như nó không thể hài lòng với những lời nguyện bất di bất dịch của trực quan bên trong”. Từ trước tới giờ, như Hêghen khẳng định, triết học vẫn chưa có một phương pháp luận riêng của mình, mà vẫn phải dựa trên các khoa học khác. Vì thế, khoa học lôgíc phải đem lại cho triết học một phướng pháp luận mới - phép biện chứng với tính cách là học thuyết về sự phát triển, làm nền tảng cho toàn bộ thế giới quan của con người, một phương pháp nhận thức vạn năng giúp chúng ta tìm ra chân lý.

-         Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học lôgíc

Cũng như các nhà lôgíc truyền thống, Hêghen coi lôgíc là “khoa học vê' tư duy, về những phạm trù và quy luật của tư duy”. Nhưng xác định tư duy là gì ? - lại là điểu không đơn giản. “Rằng đối tượng của lôgíc học là tư duy, thì ai cũng đồng ý. Nhưng về tư duy có thể có những ý kiến rất cao quý, hoặc rất thấp hèn. Chẳng hạn, một mặt người ta nói rằng đó chỉ là tư tưởng, coi đó là tư tưởng chủ quan, tuỳ tiện nhưng mặt khác, cũng có những ý kiến cao cả về tư tưởng, cho rằng chỉ có nó đạt được ... bản chất của Chúa”.

Tư duy với tư cách là đối tượng của khoa học lôgíc được Hêghen hiểu là tư tưởng thuần tuý, là tinh thần tuyệt đối (hay dưới khía cạnh tôn giáo đó là Chúa). Lôgíc học, vì vậy, là khoa học về vương quốc của tư tưởng thuần tuý. Lôgíc “thể hiện Chúa trong bản chất vĩnh hằng của Ngài trước khi sáng tạo ra giới tự nhiên và các tinh thần hữu hạn”, tức những con người cụ thể, Hêghen không hiểu tư duy theo nghĩa hẹp, bó gọn trong phạm vi ý thức cá nhân như một khả năng nhận thức chủ quan của con người, mà theo nghĩa rộng. Đó là tinh thần tuyệt đối sáng tạo ra cả giới tự nhiên và con người. Tư duy con người là giai đoạn phát triển cao nhất, trong đó tinh thần tuyệt đối có khả năng ý thức được bản thân nó.

Như vậy, Hêghen phân biệt hai dạng tư duy: thứ nhất, tư duy tự nó (an sich) chính là tinh thần tuyệt đối tạo thành bản chất của toàn bộ hiện thực. Thứ hai, tư duy cho nó (fur sich) - tức tư duy con người. Đây là tư duy tự nó ở giai đoạn phát triển cao nhất, là giai đoạn tư duy có ý thức. Chỉ ở đây mới có tư duy theo đúng nghĩa của dạnh từ. Tư duy của mỗi người phải hoạt động theo những quy luật khách quan chung của tư duy - tức tư duy tự nó.

Vì hiểu tư duy theo nghĩa rộng như vậy, nên Hêghen khẳng định giới tự nhiên cũng chỉ là tư duy thể hiện dưới dạng các sự vật vật chất, hay còn gọi là tư duy khách quan vô thức. Chúng đồng nhất về mặt nội dung. Sự thống nhất giữa tư tưởng và hiện thực, tính thần và vật chất được coi là nguyên lý cơ bản của tư duy lôgíc. Với tư cách là khoa học về tư duy được hiểu theo nghĩa như thế, “lôgíc học vì vậy đồng nkất với siêu hình học - khoa học về các sự vật được thể hiện trong các tư tưởng”. Do đó, lôgíc học - thực chất là “hệ thống các phạm trù của tư duy, trong đó sự đối lập giữa tính khách quan và chủ quan bị triệt tiêu”. Luận điểm xuyên suốt toàn bộ lôgíc học cũng như hệ thống của Hêghen là :

“ Cái gì hợp lý, thì hiện thực và cái gì hiện thực, thì hợp lý“

Luận điểm cơ bản trên đây không chỉ thể hiện lập trường rủa Hêghen muốn bảo vệ và duy trì nhà nước quý tộc Phổ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, cũng như mọi trật tự xã hội là bất công do nó sinh ra; mà còn, thứ nhất, nó là sự khái quát nguyên lý xuất phát điểm và nền tảng của toàn bộ hệ thống triết học (mà là được xây dựng trong Hiện tượng học tinh thần) khẳng định tinh thần và vật chất, chủ thể và khách thể trên cơ sở duy tâm. Vì vậy, mọi phạm trù lôgíc không chỉ là những hình thức tư duy chủ quan, mà thể hiện cả bản chất của sự vật khách quan. Xa rời tư tưởng này, tức là khẳng định mọi “ý niệm, lý tưởng chỉ là những điều ảo tưởng, và triết học là một hệ thống những điều bịa đặt rỗng tuyếch đó” . Thứ hai, nó khẳng định sự thống nhất tư duy và tồn tại, tư tưởng và hiện thực là cả một quá trình phát triển biện chứng. Hiện thực, theo Hêghen, không phải là sự tồn tại nói chung, mà là tồn tại trong tính tất yếu của nó. Chỉ có những gì đang tồn tại phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của chúng thì được coi là hiện thực. Hiện thực, vì vậy, thể hiện sự tồn tại của sự vật như một quá trình. Do đó, như Ph.Ăngghen nhận xét, “Theo tất cả các quy tắc của phương pháp tư duy của Hêghen thì luận đề về tính hợp lý của mọi cái gì hiện thực, đã chuyển thành một luận đề khác: mọi cái đang tồn tại đều đáng tiêu vong”.

Cho nên, để thể hiện được bản chất sống động của tư duy, tất cả các phạm trù, quy luật lôgíc cũng phải sinh động, nằm trong mối liên hệ hữu cơ không ngừng vận động và phát triển theo những quy luật biện chứng. Phép biện chứng là linh hồn của lôgíc học, nhờ đó khoa học lôgíc trở thành một cơ thể sống, chứ không phải là tổng thể những phạm trù khô cứng như lôgíc học trước đây. Nhiệm vụ của khoa học lôgíc là phải đào thải những hình thức của tư tưởng không thể hiện đúng bản chất đích thực của tư duy sống động, đồng thời vũ trang cho con người một phương pháp tư duy biện chứng nhằm khám phá ra chân lý, đi tới tự do.

Quan niệm trên đây của Hêghen về đối tượng và nhiệm vụ của lôgíc học có một ý nghĩa to lớn. Ông đã hiểu được lôgíc là khoa học nghiên cứu tư duy như một quá trình phát triển của trí tuệ và tư tưởng nhân loại. Ông nhận thấy tư duy con người không chỉ bó hẹp trong ý thức cá nhân thể hiện dưới dạng ngôn ngữ, mà cả trong quá trình hoạt động, trong công cụ lao động và sản phẩm lao động của con người. “Bằng các công cụ của mình con người thống trị giới tự nhiên bên ngoài, trong khi bằng các mục đích của mình (tức trong khuôn khổ đơn thuần tư tưởng - T.G) anh ta chịu quy phục nó”. Mặc dù từ lập trường duy tâm, cuối cùng ông vẫn cho rằng ngôn ngữ là hình thức thể hiện cơ bản nhất của tư duy, quan niệm trên đây của Hêghen đặt nền móng cho quan niệm mácxít khẳng định, “Lôgíc không phải là học thuyết về những hình thức bên ngoài của tư duy, mà là học thuyết về những quy luật phát triển của “tất thảy mọi sự vật vật chất, tự nhiên và tinh thần”,... tức là sự tổng kết, tổng số, kết luận của lịch sử nhận thức thế giới".

-          Ba yếu tố của tư duy .

Hêghen hiểu tư duy như một quá trình phát triển biện chứng thể hiện như sự thống nhất của ba yếu tố sau:

Thứ nhất, là giác tính. Đây là tư duy phù hợp với lối suy nghĩ thông thường của mọi người. Tư duy này còn mang nặng tính trực quan, chẳng hạn bằng quan sát trực tiếp người ta tưởng rằng mặt trời qua xung quanh trái đất hoặc vận động của sự vật chỉ là sự dịch chuyển trong không gian v.v.. Vì thế, về cơ bản nó xem xét mọi sự vật một cách cứng đờ, tách rời những mặt đối lập thành những lực tuyệt đối bài trừ nhau, mà không nhận thấy sự thống nhất giữa chúng. "Tư duy giác tính, không đi xa hơn ngoài những phạm trù bất động. Những phạm trù hạn chế như thế được tư duy coi là những cái hoàn toàn độc lập", tách rời nhau. Trong lịch sử phát triển tư duy nhân loại, tư duy này tương ứng với thời kỳ trước Cantơ. Theo Hêghen, đây còn là tư duy biện chứng cấp thấp làm nền tảng cho mọi quá trình phát triển tiếp theo của tư duy. Vì vậy, "không chỉ trong lĩnh vực lý luận, mà cả trong lĩnh vực thực tiễn không thể thiếu được tư duy giác tính" .

Ngay cả với tư cách là yếu tố siêu hình, nhưng đây cũng là yếu tố không thể thiếu được trong tư duy biện chứng, cũng như trong mọi hoạt động của con người nói chung. Nó khẳng định tính chất tĩnh tại nhất định trong quá trình phát triển của tư duy cũng như của mọi vật. Vấn đề là ở chỗ, "giác tính không nên đi quá xa, và điều này là hợp lý bởi vì các phạm trù của tư duy giác tính dĩ nhiên không phải là kết quả cuối cùng, mà ngược lại, là hữu hạn", mặc dù chúng cần thiết.

Thứ hai, yếu tố biện chứng. Khác với các quản niệm truyền thống coi phép biện chứng là nghệ thuật tranh luận, Hêghen hiểu đây là một khoa học về sự phát triển của các khái niệm được ông đồng nhất với bản chất của sự vật. Phép biện chứng, "nói chung là nguyên tắc của mọi vận động, mọi sự sống và mọi hoạt động trong phạm vi hiện thực. Cái biện chứng còn là linh hồn của mọi nhận thức khoa học chân chính".

Mọi sự vật trong thế giới chúng ta, theo Hêghen, đều phát triển theo những quy luật biện chứng. Phát triển là quy luật tất yếu bên trong của mọi vật. Nếu như trước đây nhiều người hiểu sự phát triển chỉ như sự chuyển động cơ học, hay tăng giảm đơn thuần về số lượng, thì Hêghen hiểu sự phát triển là sự thay đổi lần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhảy vọt về chất, là sự nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong lòng mỗi sự vật, là sự phủ định của phủ định, trong đó cái mới thay thế cái rũ. Phát triển là quy luật khách quan không gì có thể cưỡng lại nổi. "Mọi cái xung quanh ta có thể được xem như những kiểu mẫu của phép biện chứng". Hêghen nhấn mạnh: "Mọi vật (nghĩa là mọi cái hữu hạn nói chung) đều đứng trước toà án của nó, và chúng ta do vậy nhìn thấy trong phép biện chứng một uy quyền không gì ngăn nổi, đứng trước nó không có gì đứng vững nổi... Phép biện chứng, hơn nữa, có hiệu lực trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật của thế giới vật chất và tinh thần".

Trong tiến trình phát triển tư tưởng nhân loại, theo Hêghen, yếu tố biện chứng tương ứng với thời kỳ triết học Cantơ, Phíchtơ, v.v. những ngừơi khám phá ra quan niệm biện chứng về thế giới.

Thứ ba, là yếu tố tư biện thể hiện như sự thống nhất hai yếu tố trên, đồng thời là kết quả phát triển của chúng. Chỉ ở đây, theo Hêghen, thì phép biện chứng mới đạt đến sự phát triển chín muồi. Đây là giai đoạn thể hiện bản chất đích thực của mọi cái như sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Và ông tự coi triết học của mình tương ứng với giai đoạn này trong sự phát triển của tư duy nhân loại.

Hêghen khẳng định sự phân chia trên đây hoàn toàn mang tính chất tương đối cả về mặt thời gian lẫn tính chất của từng yếu tố, còn trên thực tế chúng liên hệ hữu cơ, không tách rời nhau trong từng giai đoạn phát triển của sự vật và khái niệm. Chúng là những yếu tố của phép biện chứng - linh hồn sống của khoa học lôgíc. Mỗi phạm trù, khái niệm của lôgíc học, cũng như toàn bộ triết học nói chung đều chứa đựng cả ba yếu tố trên. Tư duy biện chứng là kết quả của tiến trình lịch sử của tư duy nhân loại. Khoa học lôgíc, vì thế, là khoa học về sự phát triển lịch sử của tư tưởng. Nó tất yếu phải được phân chia phù hợp với các giai đoạn lịch sử phát triển của nhận thức từ tồn tại tới bản chất và khái niệm. Mỗi phạm trù lôgíc là sự thể hiện một khía cạnh, hay một giai đoạn phát triển nhất định của tư duy và quá trình nhận thức. Quá trình vận động của lôgíc học diễn ra theo xu hướng thể hiện bản chất của tư duy và nhận thức ngày càng đầy đủ và trọn vẹn hơn, cụ thể hơn.

-            Những nguyên lý cơ bản xác định điểm khởi đầu khoa học lôgíc

Mặc dù có sự khác nhau nhất định giữa Hiện tượng học tinh thần (1807) và Khoa học lôgíc (1812 - 1814), và nhất là Bách khoa toàn thư các khoa học triết học (1817) trong việc xây dựng hệ thống, nhưng chủ yếu lôgíc học của Hêghen được xây dựng trên những nguyên lý cơ bản đã được khởi thảo trong Hiện tượng học tinh thần.

Phù hợp với tiến trình nhận thức đi từ hiện tượng tới bản chất, từ nhận thức cảm tính tới nhận thức lý tính, khái niệm. Hêghen chia lôgíc học của mình thành 3 học thuyết (học thuyết về tồn tại, học thuyết về bản chất và học thuyết về khái niệm), nghiên cứu 3 giai đoạn tương ứng của tinh thần tuyệt đối: tồn tại - bản chất - khái niệm.

Vấn đề bây giờ là phải xác định điểm khởi đầu của khoa học lôgíc ? Từ trước tới giờ mặc dù đã có một số nhà tư tưởng đề cập đến đề tài điểm khởi đầu (chẳng hạn như Đềcáctơ, Xpinôza, Cantơ, Phíchtơ, Senlinh v.v.) nhưng có lẽ ít ai lại đặc biệt quan tâm tới vấn đề xây dựng những nguyên lý cơ bản về mặt lý luận của nó một cách cặn kẽ như Hêghen. Điều đó dễ hiểu, bởi vì điểm khởi đầu của hệ thống là cái làm nền tảng cho cả hệ thống. Toàn bộ sự phát triển của hệ thống là sự tiếp tục triển khai những gì đã được chứa đựng ở điểm khởi đầu dưới dạng tiềm tàng. Nghịch lý của sự phát triển là ở chỗ "vận động lên phía trước là sự quay trở về với nền tảng, với điểm khởi đầu và chân lý”. Theo Hêghen, trên tư tưởng, điểm khởi đầu của hệ thống là điểm cuối dưới dạng tiềm tàng, còn điểm cuối chính là điểm khởi đầu được phát triển đầy đủ. Vì vậy, "điểm khởi đầu của triết học là nền tảng được duy trì trên mọi giai đoạn phát triển tiếp theo".

Cho nên, tính khách quan phải là nguyên lý thứ nhất của điểm khởi đầu. Nó buộc các nhà nghiên cứu không được coi xuất phát điểm một cách tùy tiện theo ý muôn chủ quan của mình, mà phải tuân theo tính khách quan tùy thuộc vào từng đối tượng nghiên cứu một cách cụ thể. Khoa học lôgíc là khoa học về tư duy được hiểu như tinh thần tuyệt đối, phát triển theo những quy luật khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của riêng ai. Bản thân tinh thần tuyệt đối là thực thể của tự nhiên, là bản chất cứa mọi sự vật cho nên điểm khởi đầu của khoa học lôgíc phải là một phạm trù vừa mang tính vật chất, đồng thời chứa đựng cả tính tinh thần. Người ta tưởng rằng có thề bắt đầu từ kết quả của một quá trình nào đó, hay từ một giai đoạn phát triển nào đó của nó một cách tuỳ ý, nhưng, trên thực tế vẫn phải bắt đầu từ điểm xuất phát khách quan của nó. Để lý giải tại sao lôgíc học là hệ thống các phạm trù của tư tưởng mà nó lại bắt đầu từ học thuyết về tồn tại, chứ không phải học thuyết về khái niệm, Hêghen phân tích: “nếu như chúng ta coi khái niệm là điểm xuất phát của lôgíc (điều đó về nội dung là hoàn toàn đúng) và coi khái niệm là sự thống nhất tồn tại và bản chất, thì hãy đặt câu hỏi: tồn tại là gì và bản chất là gì và làm thế nào để chúng thống nhất trong khái niệm? Và khi đó, té ra chúng ta bắt đầu từ khái niệm chỉ trên danh nghĩa, chứ không phải thực chất”. Vì vậy, xuất phát điểm của lôgíc học phải là phạm trù tồn tại. Nguyên lý: đơn giản và trừu tượng nhất. Bởi vì mọi quá trình vận động khách quan đều theo xu hướng từ đơn giản tới phức tạp, từ chưa hoàn thiện tới chỗ ngày càng hoàn thiện hơn, cho nên điểm khởi dầu phải là cái sơ khai nhất, chưa hoàn thiện nhất, trừu tượng nhât. Lần đầu tiên Hêghen coi nguyên lý di từ trừu tượng tới cụ thể là một trong những nguyên lý cơ bản trong vận động các khái niệm lôgíc học.

Nếu như theo quan niệm truyền thống, người ta hiểu cụ thể là những vật tự nhiên có thế sờ mó, cảm nhận được bằng các giác quan - tức cụ thể cảm tính, đối lập với trừu tượng là cái đơn thuần thuộc về lĩnh vực tư tưởng, không cảm nhận được, thì Hêghen ngược lại đưa ra một cách hiểu mới về các phạm trù này. Ông coi cụ thể là bản thân sự vật hay khái niệm như một chỉnh thể bao hàm nhiều khía cạnh cụ thể nghĩa là hiểu nó một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất như chính bản thân nó trên thực tế đối lập với sự hiểu biết sự vật một cách trừu tượng, chung chung, phiến diện. Như vậy trừu tượng và cụ thể, theo Hêghen là hai cấp độ nhận thức, hai cấp độ phát triển khác nhau của tinh thần tuyệt đối. Vận động của tinh thần tuyệt đối từ trừu tượng tới cụ thể là quá trình vận động từ đơn giản, sơ khai tới phức tạp, tới sự hoàn thiện hơn.

Vì vậy, điểm khởi đầu của lôgíc học "với tư cách là điểm khởi đầu của tư duy phải hoàn toàn trừu tượng và chung nhất", tức là dạng tồn tại sơ khai nhất.

Nguyên lý thứ ba khẳng định điểm khởi đầu phải là điểm cuất phát có khả năng phát triển thành toàn bộ hệ thống, tức là Phải chứa đựng mâu thuẫn cơ bản của toàn bộ hệ thống - đó là mâu thuẫn giữa tinh thần và vật chất, chủ thể và khách thể. Toàn bộ khoa học lôgíc của Hêghen là sự vận động các phạm trù mà động lực của chúng là mâu thuẫn trên đây. Bản thân tồn tại sơ khai nhất, tức tồn tại thuần túy với tư cách là điểm khởi đầu phải chứa đựng mâu thuẫn cơ bản trên đây: Nó vừa là tồn tại thuần túy nhưng đồng thời cũng là tư tưởng thuần thuần túy. Nó là tồn tại, nhưng cũng chính là hư vô, tức là không - tồn tại. Đối lập với các quan niệm siêu hình trước đây hiểu mâu thuẫn như một cái gì đó thuộc về ý thức chủ quan, mà tư duy chúng ta cần phải khắc phục trong việc tìm ra chân lý (Hêghen chưa hiểu được vai trò tích cực nhất định ở quy luật cấm mâu thuẫn của lôgíc lình thức - T.G.) Hêghen khẳng định: "Mâu thuẫn - đó là cái làm cho thế giới vận động và thật nực cười nghĩ rằng không thể tư duy mâu thuẫn". Mâu thuẫn, theo ông, có ở trong tất thảy mọi sự vật, mọi tư tưởng chứ không chỉ dừng lại ở 4 antinomia như Cantơ hiểu. Nó len lỏi trong từng quy luật, từng phạm trù lôgíc học làm cho chúng trở nên sống động.

Không dừng lại ở những luận điểm trên đây, Hêghen trong Học thuyết về bản chất của khoa học lôgíc, lần đầu tiên vạch ra cơ chế phát triển của mâu thuẫn trong từng phạm trù, cụ thể là phạm trù bản chất như sau:

... -> Phạm trù bản chất, được hiểu như một sự:

Giai đoạn 1: đồng nhất, nhưng đồng thời cũng là sự khác nhau

Giai đoạn 2: Khác nhau bề ngoài

Giai đoạn 3: Khác nhau cơ bản

Giai đoạn 4: Sự đối lập

Giai đoạn 5: Mâu thuẫn

Giai đoạn 6: Cơ sở, được hiểu như sự đồng nhất, nhưng trên cơ sở cao hơn so với giai đoạn 1 của nó, đây là sự phủ định của phủ định của phạm trù đồng nhất ở giai đoạn 1 -> ...

Tư tưởng cơ bản của Hêghen ở đây là: thứ nhất, mâu thuẫn là bản chất của mọi sự vật, mọi tư tưởng và khái niệm. Mọi cái ièu là sự thống nhất, nhưng không phải là sự thống nhất khô cứng, mà là sự thống nhất cụ thể của các mặt đối lập. "Nếu như người ta hỏi, bằng cách nào sự đồng nhất đi tới sự khác nhau, thì cơ sở của câu hỏi này là tiền đề coi sự đồng nhất như một cái trần truồng, tức sự đồng nhất trừu tượng. Và tiền đề trên đã làm cho câu hỏi trên không thể trả lời được". Trên thực tế sự đồng nhất cũng chính là sự khác nhau. Thứ hai, mâu thuẫn là một quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Bước chuyển từ giai đoạn này sang khác là quá trình tích lũy dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, và ngược lại. Đồng thời đây cũng là quá trình phủ định của giai đoạn sau đối với giai đoạn trước. Bản thân sự giải quyết mâu thuẫn cũng chính là sự phủ định của cái mới đối với cái cũ, là sự phá vỡ độ dẫn đến sự hình thành chất mới. Thứ ba, ba quy luật trên (mâu thuẫn, phủ định của phủ định, sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, và ngược lại) gắn liền hữu cơ với nhau trên mọi giai đoạn phát triển của sự vật và khái niệm.

Nguyên lý thứ tư khẳng định sự thống nhất giữa tính lịch sử và tính lôgíc trong việc xác định điểm khởi đầu, Hêghen coi khoa học lôgíc của mình là sự tổng kết toàn bộ tiến trình phát triển tư tưởng triết học của nhân loại. Mỗi hệ thống triết học trước đây là một yếu tố tất yếu, một giai đoạn hợp tính quy luật trong sự phát triển của tư tưởng, mà đỉnh cao của nó là khoa học lôgíc của ông, Do vậy, tiến trình phát triển của các phạm trù trong lôgíc học của Hêghen là sự tái diễn lại một cách khái quát trên cơ sở lý luận toàn bộ quá trình phát triển của hệ thống triết học trong lịch sử. "Lôgíc học bắt đầu từ chính xuất phát điểm của lịch sử triết học theo đúng nghĩa của danh từ này. Chúng ta tìm thấy xuất phát điểm đó ở triết học Êlê, chủ yếu là ở Parmenít, người... đã hiểu rằng "chỉ có tồn tại chứ không thể có cái không - tồn tại. Thế giới quan của Parmenít được Hêghen coi là xuất phát điểm của lịch sử triết học, thứ nhất, bởi vì lần đầu tiên ở đây đề cập đến phạm trù tồn tại mang tính khái quát cao thể hiện đặc trưng riêng của triết học; thứ hai, ngay trong phạm trù tồn tại đã được hiểu như sự thống nhất vật chất và tinh thần và xác định mối quan hệ giữa chúng là vấn đề cơ bản của triết học. "Cái gì tạo thành bước tiến đầu tiên trong khoa học, cần phải thể hiện mình là cái đầu tiên về phương diện lịch sử, ở đây cũng cho thấy Hêghen khác với C.Mác, không coi tính lôgíc là sự khái quát lại lịch sử, là tính tất yếu bên trong các sự kiện lịch sử, mà ngược lại, lịch sử là hiện thân của lôgíc học. Nhưng điểm chung giữa họ là cả hai đều hiểu sự thống nhất giữa tính lôgíc và tính lịch sử là một quá trình biện chứng.

Trên đây là những nguyên lý cơ bản trong việc xác định điểm khởi đầu của lôgíc học Hêghen. Đó cũng là những nguyên lý cơ bản xây dựng khoa học lôgíc của ông. Chúng là sự phát triển tiêp theo những nguyên lý bước đầu xây dựng hệ thống được ông đề cập trong Hiện tượng học tinh thần. Cố nhiên, lôgíc học của Hêghen không chỉ là học thuyết về điểm khởi đầu mà là sự vận động của các phạm trù được triển khai từ điểm khởi đầu, "mỗi ý nghĩa tiếp theo mà chúng có được … là sự thể hiện chính xác hơn, và như vậy là sự xác định đúng đắn hơn cái tuyệt đối". Những quan niệm của Hêghen trên đây là nền tảng và linh hồn lôgíc học của ông.

d, Triết học tự nhiên

Triết học tự nhiên, theo Hêghen, là sự nghiên cứu lý luận giới tự nhiên được hiểu như tồn tại khách quan của tinh thần, hay sự tồn tại của tinh thần dưới đạng các sự vật vật chất. Vì vậy, quá trình hình thành giới tự nhiên từ tinh thần đồng thời cũng là quá trình tinh thần ngày càng biểu hiện ra thành tự nhiên. Và đây là quá trình diễn ra liên tục "Thế giới được tạo ra, hiện đang được tạo ra và sẽ vĩnh viễn được tạo ra".

Thế giới chúng ta, theo cách hiểu của Hêghen, là một chỉnh thể thống nhất trong đó mọi sự vật đều có mối liên hệ hữu cơ với nhau, không ngừng vận động và phát triển. Tiếp thu những thành tựu của khoa học tự nhiên, ông khẳng định tồn tại nhiều cấp độ phát triển khác nhau về chất của tự nhiên như cơ học, vật lý, hóa học, địa chất, sự sống, V.V., với bản chất và đặc tính vận động tương ứng. Vì vậy, phê phán quan niệm cơ học về thế giới thống trị trong khoa học tự nhiên thòi đó, Hêghen khẳng định đặc thù riêng của từng giai đoạn phát triển của tự nhiên. Để nhận thức đúng tự nhiên, “nhiệm vụ là phải phân dạng để xem xét từng sự vật phù hợp với tính chất của từng giai đoạn phát triển của nó” . Đối lập với các quan niệm tách rời không gian, thời gian với quá trình vận động của các sự vật vật chất, nhà biện chứng lỗi lạc hiểu rằng "các sự vật tiêu vong không phải vì chúng nằm trong thời gian, mà vì bản thân chúng là cái nhất thời". Thời gian gắn liền với không gian phải được hiểu "như sự sinh thành" của mọi vật.

Nhìn chung, triết học tự nhiên của Hêghen, bên cạnh nhiều tư tưởng tích cực bởi ý đồ của nó muốn đem lại cho con người một cách nhìn biện chứng về tự nhiên, nhưng theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, là khâu yếu nhất trong hệ thống của ông. Sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng chỉ ra sự bất lực của mọi cách diễn giải duy tâm, đối với những thành tựu khoa học. Điều đó cũng chứng tỏ, triết học tự nhiên mặc dù đã từng đóng vai trò rất tích cực và cách mạng trong lịch sử triết học và khoa học, nhưng từ thế kỷ XIX, ngày càng trẻ nền mất hiệu lực trước sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật.

e, Triết học pháp quyền và triết học lịch sử

Trong triết học pháp quyền và triết học lịch sử, Hêghen thể hiện những quan niệm cơ bản của mình vê các vấn đề phát triển xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm nghiên cứu bản chất và nguồn gốc của nhà nước. Theo ông, gia đình và xã hội công dân chịu sự chỉ đạo của nhà nước. "Chỉ có nhà nước là sự thực hiện tự do.

Nhờ nó, gia đình và xã hội công dân được bảo tồn, đời sống xã hội như những mâu thuẫn giữa các đẳng cấp, tầng lớp mới được hòa. Nhà nước là "sự ngao du" của Chúa trời trong xã hội người, là sự thể hiện tinh thần tuyệt đối.

Khác với nhiều nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII đòi lật đổ chế độ phong kiến thối nát, xây dựng một chế độ xã hội mới đem tự do và bình đẳng cho mọi người. Hêgnen cho rằng, "luận điểm khẳng định mọi người về bản tính vốn bình đẳng là không đúng..., Cần phải nói ngược lại rằng con người về bản tính vốn là bất bình đẳng. Từ đây ông coi mọi sự bất công, tệ nạn xã hội những hiện tượng tất yếu của sự phát triển xã hội xuất phát bản tính con người. Vì thế, trong xã hội thường xuyên xảy ra những mâu thuẫn, xung đột giữa các tầng lớp, đẳng cấp xã hội khác nhau, cũng như giữa mỗi cá nhân và xã hội. Và chính sự không ngừng nảy sinh và giải quyết những mâu thuẫn giữa các quan hệ xã hội đó là một trong những động lực cơ bản thúc đẩy xã hội phát triển.

Và chính từ những mâu thuẫn xã hội trên đây mà nhà nước xuất hiện. Khác với nhiều nhà tư tưởng từ trước tới giờ lý giải nguồn gốc nhà nước từ khế ước xã hội, Hêghen khẳng định, nhà nước hiện đại và chính phủ hiện đại chỉ xuất hiện khi tồn tại sự khác nhau giữa các đẳng cấp, khi sự chênh lệch giàu và nghèo trở nên quá lớn, và khi mà xuất hiện những mối quan hệ trong đó đông đảo quần chúng không thoả mãn những nhu cầu của mình như "họ đã từng quen”. Nhà nước ra đời làm dung hòa các mâu thuẫn giữa những người giàu và người nghèo, giữa các đẳng cấp xã hội khác nhau nhằm định hướng sự phát triển xã hội. Nhà nước, theo cách hiểu của Hêghen, không chỉ là cơ quan hành pháp, mà là tổng thể các quy chế, kỷ cương, chuẩn mực về mọi lĩnh vực đạo đức, pháp quyền, chính trị, văn hóa, v,v. của xã hội, nhờ đó mỗi quốc gia mới có thể phát triển bình thường. Vì thế, nhà nước tồn tại trên bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử. Coi bản chất của nhà nước vốn là mâu thuẫn, Hêghen khẳng định, đây cũng là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia hoặc trong nội bộ mỗi quốc gia. Ở đây, theo quan niệm biện chứng của Hêghen, mâu thuẫn được, hiểu là động lực phát triển của mọi sự vật lại đi ngược lại với lập trường giai cấp của ông. Một mặt, Hêghen cho rằng nhờ có các cuộc chiến tranh "mà thể trạng đạo đức của các dân tộc mới được bảo toàn..., cũng như những cơn gió không cho phép mặt hồ được phẳng lặng như lúc yên gió. Chiến tranh bảo vệ các dân tộc tránh khỏi sự thối nát" . Nhưng, mặt khác, nhằm bảo vệ sự thống trị của nhà nước quý tộc Phổ, Hêghen lại chủ trương dung hòa các mâu thuẫn đối kháng của xã hội Đức thời đó, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh của quần chúng bị áp bức đối với những giai cấp thống trị.

Cho nên, trong sự xem xét lịch sử, theo Hêghen cần phải k


Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu
  • Lútvích Phoiơbắc (1804 - 1872)

    Lútvích Phoiơbắc (Ludwig FeuerBach), nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức, bậc tiền bối của triết học Mác. Ông sinh năm 1804 trong gia đình một luật sư nổi tiếng ở Đức.

  • Phriđrích Vinhem Giôdép Senlinh (1775-1854)

    Phriđrích Vinhem Giôdép Senlinh (F.W.J. Schelling) là bậc tiền bối của triết học Hêghen. Ông sinh năm 1775 trong một gia đình mục sư Tin lành ở thành phố Lêônbơ (Leonberg). Ngay từ năm 15 tuổi, ông theo khoa thần học trường đại học tổng hợp Tubingen và sớm nổi tiếng trong lĩnh vực triết học

  • Giôhan Gốtlíp Phíchtơ (1762 - 1814)

    Giôhan Gôtlíp Phíchtơ (G.G.Fichte) là nhà triết học cổ điển Đức nổi tiếng, người kế tục sự nghiệp của Cantơ. Ông sinh năm 1762 trong một gia đình nông dân nghèo ở miền đông Phổ

  • Imanuen Cantơ (1724 -1804)

    Imanuen Cantơ (Imanuel Kant) là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng phương Tây trước C.Mác. Triết học Cantơ "là nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại, những hạn chế trong triết học của ông không làm lu mờ công lao đó của triết học Cantơ”’.