Giôhan Gốtlíp Phíchtơ (1762 - 1814)


Giôhan Gôtlíp Phíchtơ (G.G.Fichte) là nhà triết học cổ điển Đức nổi tiếng, người kế tục sự nghiệp của Cantơ. Ông sinh năm 1762 trong một gia đình nông dân nghèo ở miền đông Phổ

Giôhan Gôtlíp Phíchtơ (G.G.Fichte) là nhà triết học cổ điển Đức nổi tiếng, người kế tục sự nghiệp của Cantơ. Ông sinh năm 1762 trong một gia đình nông dân nghèo ở miền đông Phổ, sau đó theo học ngành triết học ở các trường đại học tổng hợp Iena và Laixích. Năm 1791, ông đến Kenixbec gặp Cantơ và từ đây ông chịu ảnh hưởng lớn của nhà sáng lập triết học cổ điển Đức. Năm 1809, ông là chủ nhiệm khoa triết học ở trường đại học tổng hợp Beclin, và là hiệu trưởng đầu tiên của trường đại học tổng hợp mới thành lập này. Phíchtơ mất năm 1814, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Các nguyên lý của lý luận khoa học phổ biến (1794 ). Về quan niệm chiến tranh chân chính (1813) v.v...

a, Quan niệm của Phíctơ về bản chất và nhiệm vụ của triết học

Quảng cáo
decumar

Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức khoa học đối với cuộc sống của con người, Phíchtơ khẳng định nhiệm vụ của triết học là đề ra cơ sở phương pháp luận và phương hướng phát triển khoa học. Nó cần vạch ra bản chất của khoa học, đồng thời xây dựng những nguyên lý cơ bản của thế giới quan khoa học cho con người. Vì vậy, triết học được coi là lý luận khoa học, là khoa học về khoa học (Wissen schafts lehre).

Cũng như Cantơ, Phíchtơ coi con người là trung tâm của các vấn đề triết học. “Toàn bộ triết học, toàn bộ tư duy và lý luận con người ... không có mục đích nào khác ngoài việc giải đáp những vấn đề đặt ra, nhất là vấn đề tối cao: “chức năng của con người là gì và bằng những công cụ gì con người có thể đạt được điều đó một cách tối ưu nhất chức năng của con người tối cao và chân chính nhất là nhiệm vụ cuối cùng đối với mọi nghiên cứu triết học, cũng như nhiệm vụ hàng đầu của nó là xác định chức năng của con người nói chung”. Để làm điều đó, triết học phải lý giải vấn đề cơ bản - mục đích của đời sống con người là gì, trong đó có cuộc đời của nhà khoa học, tức con người tối cao là gì ? (nhà khoa học hay triết học, theo Phíchtơ, là biểu tượng của con người chân chính, hay còn gọi là nhà giáo dục nhân loại).

Tóm lại, xuất phát từ chủ nghĩa tiên nghiệm của Cantơ (Transendentalismus), Phíchtơ đặc biệt coi trọng vấn đề tri thức, chứ không phải vấn đề tồn tại. Vấn dề cơ bản của triết học lý luận của Cantơ - “Các mệnh đề tiên nghiệm tổng hợp có được như thế nào ?”, tức các tri thức lý luận khoa học có được như thế nào ? - cũng chính là vấn đề trung tâm trong triết học Phíchtơ. Coi con người là cao quý nhất trên thế gian, ông khẳng định sứ mạng của khoa học và triết học là đưa lại cho con người một cách nhìn mới về chính bản thân mình, làm cho con người sống với chính mình, trở thành con người theo đúng nghĩa của danh từ.

b, Những luận đề cơ bản của triết học lý luận Phíchtơ và tính biện chứng của chúng.

Theo Phíchtơ, một trong những đặc tính cơ bản của khoa học là tính hệ thống. Bản thân khoa học tồn tại như một cơ thể sống dựa trên một luận đề cơ bản là xuất phát điểm và nền tảng của toàn bộ hệ thống. Vấn đề giờ đây là phải làm rõ luận đề này là gì ? Việc này không đơn giản vì đây là việc xác định xuất phát điểm xuyên suốt toàn bộ tri thức con người. “Bản thân luận đề mà từ đó chúng ta xuất phát, đồng thời cũng chính là kết quả cuối cùng”. Toàn bộ triết học và khoa học là sự khai triển tiếp theo luận để cơ bản đó. Cũng như Cantơ, Phíchtơ coi con người là trung tâm và chủ đề chính của toàn bộ thế giới quan con người. Theo ông, xuất phát điểm và tiền đề của triết học là sự tồn tại thực của con người. Mà đặc trưng của con người là có thể tự ý thức về bản thân mình, là cái “Tôi”. Con người không phải do chúa trời tạo ra, mà đồng thời vừa là chủ thể vừa là kết quả hoạt động của mình. “Buộc phải đề cập đến vấn đề, Phíchtơ viết tôi là cái gì trước khi tôi có thể tự ý thức ? Câu trả lời tự nhiên đó là: tôi chẳng là cái gì cả, vì tôi chưa phải là tôi: cái Tôi chỉ có được khi nó ý thức chính bản thân mình”. Tóm lại, luận đề xuất phát điểm của triết học “Tôi là Tôi” (Tôi = Tôi) là hiển nhiên cũng như "Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” của Đềcáctơ vậy. Nó giả định, con người, ngay từ đầu bằng hoạt động của mình, sáng tạo ra chính mình một cách vô điều kiện.

Nhưng một khi Tôi là Tôi (Tôi = Tôi) thì cũng có nghĩa là Tôi không phải là cái không - Tôi . Đây là luận đề thứ hai cũng hiển nhiên và vô điều kiện như luận đề thứ nhất. Nhưng cái không - Tôi không là cái gì khác, mà do chính cái tôi sinh ra. Như vậy, luận đề thứ hai là mặt đối lập của luận đề thứ nhất, nhưng được sinh ra từ chính luận đề thứ nhất. Phíchtơ khẳng định: “Mọi mặt đối lập về bản thân chỉ tồn tại nhờ hoạt động của cái Tôi”. Bản thân các mặt đối lập không tách rời nhau. Và luận đề thứ ba  Tôi được rút ra từ sự tương tác giữa 2 luận đề trên. Trước mắt chúng ta, 3 luận đề cơ bản của triết học Phíchtơ thể hiện là:

Nhưng phân tích ba luận đề trên ta thấy, thức chất ở Phíchtơ có hai quan niệm về cái Tôi: Cái Tôi mà tự nó sản sinh ra nó là cái Tôi tuyệt đối, tồn tại trước cả giới tự nhiên và loài người. Bản thân thế giới chúng ta là kết quả sáng tạo của nó. Còn cái “tôi” do cái Tôi tuyệt đối sinh ra là cái “tôi” tương đối, hữu hạn, là hình thức tồn tại cụ thể của cái Tôi tuyệt đối. “Cái “tôi” mà đối lập với cái không - Tôi thì phân chia được. Như vậy, cái “tôi”, bởi vì nó đối lập với cái không - Tôi, nên bản thân đối lập với cái Tôi là:

Trong đó, cái Tôi tuyệt đối thực chất, theo cách hiểu của Phíchtơ, chính là sự thể hiện một con người lý tưởng. Con người theo đúng nghĩa của danh từ. Còn cái “tôi” tương đối hay còn gọi là cái “tôi” kinh nghiệm là những con người cụ thể đang sống và làm việc, sinh ra và chết đi từ thế hệ này đến thế hệ khác. Hoạt động của cái Tôi tuyệt đối (hay chủ thể tuyệt đối) là nguồn gốc duy nhất của mọi cái trên thế gian. Quan niệm của Phíchtơ về cái Tôi tuyệt đối là sự kế tục quan niệm của Cantơ về chủ thể tiên nghiệm. Giới tự nhiên chúng ta (cái mà Cantơ gọi là “vật tự nó”), theo Phíchtơ, là kết quả sáng tạo của cái Tôi tuyệt đối một cách vô thức từ thời tiền sử xa xưa. Vì thế, quá trình cái “tôi” kinh nghiệm cải tạo giới tự nhiên cũng là quá trình nó ngày càng tiếp cận với cái Tôi tuyệt đối. Chừng nào nhân loại chúng ta nhận thức và cải tạo được toàn bộ giới tự nhiên, thì khi đó chúng ta trở thành Con người theo đúng nghĩa của danh từ, trở thành cái Tôi tuyệt đối, và hoàn toàn được tự do. Bản thân luận đề xuất phát điểm “Tôi và tôi” cho thấy Phíchtơ, cũng như Cantơ, đều khẳng định tự do là lý tưởng cao quý nhất của con người.

Nhưng điều đó không thế có được trong một khoảng thời gian hữu hạn nào cả. Đó là lý tưởng cao đẹp mà nhân loại hướng tới nhưng không bao giờ có thể đạt được điều đó một cách trọn vẹn. Và vận động ngày càng tiếp cận lý tưởng đó - là sứ mệnh của toàn bộ tiến trình lịch sử loài người. Bản thân sự thống nhất “Tôi là tôi” (tức con người ngày càng tiếp cận tới Con người) là điểm xuất phát nhưng đồng thời cũng là quá trình biện chứng dài vô hạn mà mỗi con người chúng ta đang hàng ngày hàng giờ thực hiện.

c, Triết học lịch sử và pháp quyền Phíchtơ

Lịch sử phát triển trên quy mô toàn nhân loại, mặc dù thực hiện cụ thể thông qua hoạt động mỗi ngưòi, tức là mỗi cái “tôi” kinh nghiệm. Tự do là kết quả quá trình lịch sử con ngưòi nhận thức và cải tạo thế giới, giải quyết những mâu thuẫn giữa cái “tôi” và cái không - tôi, tiếp cận cái Tôi tuyệt đối. Lịch sử là một tiến trình thống nhất diễn ra theo những quy luật tất yếu khách quan. Con người càng nhận thức và cải tạo thế giới bao nhiêu thì càng tự do bấy nhiêu. Cũng như Cantơ, Phichtơ đặt hoạt động thực tiễn con người cao hơn lý luận, nhưng mới chỉ dừng  lại ở những hoạt động đạo đức, pháp quyền, chính trị. Hoạt động sản xuất vật chất còn ít được đề cập đến.

Nhà nước và pháp quyền, theo Phictơ, là những công cụ để nhân loại thực hiện sứ mạng lịch sử tối cao của mình - tiến tới cái Tôi tuyệt đối, tức là tự do tuyệt đối. Chúng có nhiệm vụ cụ thể là điều hoà và quản lý phát triển xã hội, cũng như mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Nhà nước xuất hiện dựa trên nền tảng khế ước xã hội giữa mọi người vì lợi ích chung - tiến tới tự do. Vì thế, mọi người phải tuân theo các pháp luật do nhà nước đã quy định.

Sở hữu tư nhân là một trong những điều kiện để duy trì sự tồn tại của nhà nước, vì vậy, Phíchtơ nhấn mạnh, phải bảo vệ chế độ tư hữu tới mức tối đa. Chịu ảnh hưởng tư tưởng của các nhà lãnh tụ Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794), Phíchtơ mong muốn xây dựng một xã hội lý tưởng bảo đảm các nhu cầu nhân đạo cho mọi người dân trong xã hội.

d, Bước chuyển sang chủ nghĩa duy tâm khách quan

Từ năm 1800, Phíchtơ ngày càng chuyển sang lập trường duy tâm khách quan bởi nhiều lý do.Thứ nhất, ông không giải quyết được những mâu thuẫn trong bản thân luận đề thứ nhất với tư cách là điểm xuất phát và nền tảng của toàn bộ triết học. Nó khẳng định “Tôi là tôi” trong khi đó lạ thừa nhận hai quan điểm về cái “tôi” - “Tôi tuyệt đối” và “tôi kinh nghiệm”. Thứ hai, ông không dung hợp được quan niệm coi cả giới tự nhiên như một thực thể như ở Xpinôza nếu cái “Tôi” tuyệt đối của mình chỉ là hình ảnh một cá nhân lý tưởng. Những lý do trên buộc Phíchtơ phải chuyển sang lập trường duy tâm khách quan trong việc giải quyết các vấn đề triết học, với việc coi cái Tôi tuyệt đối là “tồn tại thuần tuy” hay “ý thức thuần tuý” vượt ra khỏi phạm vi ý thức cá nhân. Đây là tiền đề cho các quan niệm của Senlinh và Hêghen sau này.

Tóm lại, triết học của Phíchtơ là sự kế tục tiếp theo tư tưởng chủ đạo của triết học Cantơ coi con người như một chủ thể của quá trình hoạt động của mình. Lịch sử là phương thức tồn tại cùa con người, là kết quả hoạt động của chính con người. Tư tưởng trên đây là tiền đề luận lý cho quan điểm duy vật lịch sử của C.Mác. “Triết học Phíchtơ, có một ưu việt vĩ đại: Nó khẳng định triết học cần phải là một khoa học xuất phát từ một luận đề tối cao, mà từ đó mọi phạm trù được rút ra một cách tất yếu”.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 4 phiếu
  • Phriđrích Vinhem Giôdép Senlinh (1775-1854)

    Phriđrích Vinhem Giôdép Senlinh (F.W.J. Schelling) là bậc tiền bối của triết học Hêghen. Ông sinh năm 1775 trong một gia đình mục sư Tin lành ở thành phố Lêônbơ (Leonberg). Ngay từ năm 15 tuổi, ông theo khoa thần học trường đại học tổng hợp Tubingen và sớm nổi tiếng trong lĩnh vực triết học

  • Gioócgiơ Vinhem Phridrích Hêghen (1770 - 1831)

    Gioócgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen là nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của triết học mácxít. Theo nhận xét của Ph.Ăngghen, ông “không những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên những phát biểu của ông tạo thành thời đại”

  • Lútvích Phoiơbắc (1804 - 1872)

    Lútvích Phoiơbắc (Ludwig FeuerBach), nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức, bậc tiền bối của triết học Mác. Ông sinh năm 1804 trong gia đình một luật sư nổi tiếng ở Đức.

  • Imanuen Cantơ (1724 -1804)

    Imanuen Cantơ (Imanuel Kant) là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng phương Tây trước C.Mác. Triết học Cantơ "là nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại, những hạn chế trong triết học của ông không làm lu mờ công lao đó của triết học Cantơ”’.