A. Hoạt động cơ bản - Bài 22B: Một dải biên cương>
Giải bài 22B: Một dải biên cương phần hoạt động cơ bản trang 44, 45, 46 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Quan sát các tấm ảnh dưới đây và cho biết em có cảm nhận gì về cảnh vật và con người trong ảnh
Phương pháp giải:
Em quan sát ảnh xem cảnh gì, họ đang làm gì rồi nêu cảm nhận
Lời giải chi tiết:
- Ảnh 1: Cảnh thác nước và đồi núi trập trùng đem lại cho chúng ta cảm giác thiên nhiên vừa hoang sơ lại vừa hùng vĩ.
- Ảnh 2: Những trẻ em người dân tộc đang cười nói vui vẻ, hồn nhiên, trong trẻo.
- Ảnh 3: Các bà và các chị cần cù, chăm chỉ lao động
Nhận xét: Cảnh vật thiên nhiên thì đẹp một cách hoang sơ, hùng vĩ. Con người thì hồn nhiên, trong sáng, chân chất; họ cũng rất cần cù, chăm chỉ và yêu lao động.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Cao Bằng
Sau khi qua Đèo Gió
Ta lại vượt Đèo Giàng
Lại vượt qua Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng.
Cao Bằng, rõ thật cao!
Rồi dần bằng bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng.
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng.
Đã dâng đến tận cùng
Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào.
Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương.
TRÚC THÔNG
Câu 3
Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- Cao Bằng:Tỉnh miền núi phía Đông Bắc nước ta, giáp với Trung Quốc.
- Đèo: Đường dốc vắt qua ngang núi
- Đèo Gió, Đèo Giàng: hai đèo thuộc tỉnh Bắc Kạn, nằm trên đường từ Bắc Kạn đi Cao Bằng
- Đèo Cao Bắc: Thuộc tỉnh Cao Bằng
Câu 4
Cùng luyện đọc
Ba em đọc tiếp nối 6 khổ thơ. Chú ý phát âm đúng các cụm từ: rồi dần bằng bằng xuống, lặng thầm trong suốt, suối khuất rì rào,…
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế xa xôi, hiểm trở của Cao Bằng?
2) Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào ở khổ thơ thứ 2 và 3 để nói lên:
- Lòng mến khách của người Cao Bằng?
- Sự đôn hậu của người Cao Bằng?
3) Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng? (khổ thơ 4 và 5)
4) Qua khổ thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì? Chọn ý đúng để trả lời:
a. Cao Bằng có vị trí rất quan trọng, người Cao Bằng đã vì cả nước mà giữ vững biên cương.
b. Khó đo được chiều cao của núi non Cao Bằng, không đo hết được tình yêu đất nước của người Cao Bằng.
c. Tình yêu nước của người Cao Bàng thầm lặng mà trong trẻo như suối sâu.
Phương pháp giải:
1) Em đọc kĩ lại khổ thơ thứ 1.
2) Em đọc kĩ khổ thơ thứ 2 và thứ 3.
3) Em đọc khổ thơ 4 và thứ 5.
4) Em đọc kĩ lại khổ thơ cuối bài rồi lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
1) Những từ ngữ, chi tiết ở khổ 1 cho thấy địa thế xa xôi, hiểm trở của Cao Bằng đó là: sau khi qua, lại vượt, lại vượt
- Đầu tiên là mận ngọt/Đón môi ta dịu dàng
- Rồi đến chị rất thương
- Rồi đến em rất thảo
- Ông lành như hạt gạo
- Bà hiền như suối trong
Từ đó ta cảm nhận được về con người Cao Bằng
- Khách đến Cao Bằng sẽ được thưởng thức mận – thức quà đặc trưng của Cao Bằng, cảm nhận sự mến khách và ngọt ngào thông qua từng trái mận
- Con người nơi đây vô cùng đôn hậu, tình nghĩa, hiền lành: Người trẻ thì “rất thương, rất thảo, người già thì hiền lành như con suối trong, hạt gạo trắng.
3) Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng được ví với những hình ảnh thiên nhiên cho thấy một sự trường tồn bất diệt mà mãnh liệt đồng thời cũng có thể thấy thấy được
- Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng sâu sắc là lớn lao như núi non, chẳng thể đo được
- Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng cũng trong trẻo và sâu sắc như những con suối
4) Khổ thơ cuối bài, tác giả muốn nói với chúng ta rằng: Cao Bằng có vị trí rất quan trọng, người Cao Bằng vì cả nước mà giữ vững biên cương.
Chọn đáp án: a
Câu 6
Học thuộc lòng 4 khổ thơ đầu
Học thuộc bốn khổ thơ trong nhóm. Thi đọc thuộc thơ trước lớp
Loigiaihay.com