Giải bài 9: Luyện tập chung (tiết 1) trang 30, 31, 32 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức>
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. a) Giá trị của chữ số 8 trong số 478 062 là:
Bài 1
Giải Bài 1 trang 30 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a) Giá trị của chữ số 8 trong số 478 062 là:
A. 8 |
B. 80 |
C. 800 |
D. 8 000 |
b) Số bé nhất trong các số 431 200, 398 801, 389 999, 399 000 là:
A. 431 200 |
B. 398 801 |
C. 389 999 |
D. 399 000 |
c) Phân số lớn nhất trong các phân số \(\frac{3}{4};\frac{7}{8};\frac{{13}}{{16}};\frac{{27}}{{32}}\) là:
A. \(\frac{3}{4}\)
B. \(\frac{7}{8}\)
C. \(\frac{{13}}{{16}}\)
D. \(\frac{{27}}{{32}}\)
d) Phân số \(\frac{{217}}{{100}}\) viết ở dạng hỗn số là:
A. \(2\frac{{17}}{{100}}\)
B. \(20\frac{{17}}{{100}}\)
C. \(7\frac{{21}}{{100}}\)
D. \(21\frac{7}{{100}}\)
Phương pháp giải:
a) Xác định hàng của chữ số 8 để tìm giá trị của chữ số 8 trong số đã cho.
b) So sánh các số đã cho để tìm số bé nhất.
c) So sánh các phân số đã cho để tìm phân số lớn nhất trong các phân số đã cho.
d) Chuyển phân số thành hỗn số rồi chọn đáp án thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a) Giá trị của chữ số 8 trong số 478 062 là: chữ số 8 thuộc hàng nghìn nên có giá trị là 8 000
Chọn D
b) Số bé nhất trong các số 431 200, 398 801, 389 999, 399 000 là: 389 999
Chọn C
c) Phân số lớn nhất trong các phân số \(\frac{3}{4};\frac{7}{8};\frac{{13}}{{16}};\frac{{27}}{{32}}\) là: \(\frac{7}{8}\)
Ta có \(\frac{3}{4} = \frac{{24}}{{32}};\frac{7}{8} = \frac{{28}}{{32}};\frac{3}{4} = \frac{{13}}{{16}} = \frac{{26}}{{32}}\). Mà \(\frac{{24}}{{32}} < \frac{{26}}{{32}} < \frac{{27}}{{32}} < \frac{{28}}{{32}}\)nên \(\frac{3}{4} < \frac{{13}}{{16}} < \frac{{27}}{{32}} < \frac{7}{8}\)
Chọn B
d) Phân số \(\frac{{217}}{{100}}\) viết ở dạng hỗn số là: \(2\frac{{17}}{{100}}\)
\(\frac{{217}}{{100}} = \frac{{200 + 17}}{{100}} = 2 + \frac{{17}}{{100}} = 2\frac{{17}}{{100}}\)
Chọn A
Bài 2
Giải Bài 2 trang 30 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Đặt tính rồi tính
a) 268 408 + 27 369
b) 72 638 – 9 450
c) 318 x 54
d) 54 404 : 67
Phương pháp giải:
- Đặt tính
- Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: tính lần lượt từ phải sang trái.
- Với phép chia: Chia từ trái sang phải
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Giải Bài 3 trang 31 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Một bút mực có giá 12 500 đồng, một quyển vở có giá 8 000 đồng. Mai mua 2 bút mực và 6 quyển vở. Mai đưa cho cô bán hàng 100 000 đồng. Hỏi cô bán hàng trả lại Mai bao nhiêu tiền?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin ở đề bài rồi điền số thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
Bài giải
Số tiền Mai mua 2 bút mực là:
12 500 x 2 = 25 000 (đồng)
Số tiền Mai mua 6 quyển vở là:
8 000 x 6 = 48 000 (đồng)
Số tiền Mai mua bút mực và vở là:
25 000 + 48 000 = 73 000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng trả lại Mai là:
100 000 – 73 000 = 27 000 (đồng)
Đáp số: 27 000 đồng
Bài 4
Giải Bài 4 trang 31 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Tìm số bé nhất có năm chữ số khác nhau mà tổng năm chữ số của số đó bằng 10.
Số phải tìm là: …………..
Phương pháp giải:
Tìm số bé nhất có năm chữ số khác nhau sao cho tổng của năm chữ số đó bằng 10.
Lời giải chi tiết:
Ta có: 1 + 2 + 3 + 4 + 0 = 10
Vậy số phải tìm là: 10 234
Bài 5
Giải Bài 5 trang 32 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Vườn trường của Trường Tiểu học Nguyễn Siêu dạng hình chữ nhật có chu vi 96m, chiều dài hơn chiều rộng 10 m. Tính diện tích vườn trường đó.
Phương pháp giải:
Tìm nửa chu vi sân trường = chu vi : 2
Chiều dài sân trường = (tổng + hiệu) : 2
Chiều rộng sân trường = (tổng – hiệu) : 2
Diện tích sân trường = chiều dài x chiều rộng
Lời giải chi tiết:
Bài giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật đó là:
96 : 2 = 48 (m)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
(48 + 10) : 2 = 29 (m)
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
(48 – 10) : 2 = 19 (m)
Diện tích vườn trường đó là:
29 x 19 = 551 (m2)
Đáp số: 551 m2
- Giải bài 9: Luyện tập chung (tiết 2) trang 32, 33 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Giải bài 9: Luyện tập chung (tiết 3) trang 34, 35 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Giải bài 10: Khái niệm số thập phân (tiết 1) trang 36, 37 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Giải bài 10: Khái niệm số thập phân (tiết 2) trang 37, 38 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Giải bài 10: Khái niệm số thập phân (tiết 3) trang 38, 39 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 5 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 4) trang 104 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 2) trang 101 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 1) trang 100 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 3) trang 103 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 68: Ôn tập số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 3) trang 98 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 4) trang 104 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 3) trang 103 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 2) trang 101 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 69: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 1) trang 100 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức
- Bài 68: Ôn tập số tự nhiên, phân số, số thập phân (tiết 3) trang 98 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức