Giải bài 5 trang 20 SBT Sinh học 6


Giải bài 5 trang 20 SBT Sinh học 6: Quan sát một số loài cây như: trầu không, cà rốt, cây mắm, dây tơ hồng, bụt mọc, cây tầm gửi, cải củ, hồ tiêu... có rễ biến dạng:

Đề bài

Quan sát một số loài cây như: trầu không, cà rốt, cây mắm, dây tơ hồng, bụt mọc, cây tầm gửi, cải củ, hồ tiêu... có rễ biến dạng:

Căn cứ vào những đặc điểm giống nhau, em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm phù hợp, nêu đặc điểm chung của mỗi nhóm và cho biết vai trò của loại rễ đó đối với cây.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lý thuyết Biến dạng của rễ

Lời giải chi tiết

STT

Tên rễ biến dạng

Tên cây

Đặc điếm của rễ biến dạng

Chức năng đối với cây

1

Rễ củ

Cà rốt, cải củ

Rễ phình to.

Chứa chất dự trử cho cây khi ra hoa, tạo quả.

2

Rễ móc

Trầu không, hồ tiêu

Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.

Giúp cây bám và leo lên.

3

Rễ thở

Cây mắm, bụt mọc

Rễ mọc ngược lên trên mặt đất.

Lấy ôxi, cung cấp cho các phần rễ dưới đất.

4

Giác mút

Dây tơ hồng, cây tầm gửi

Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.

Lấy thức ăn từ cây chủ.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Giải bài 4 trang 20 SBT Sinh học 6

    Giải bài 4 trang 20 SBT Sinh học 6: Quan sát hình 11.2 SGK và cho biết: Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu nhờ bộ phận nào?

  • Giải bài 3 trang 20 SBT Sinh học 6

    Giải bài 3 trang 20 SBT Sinh học 6: Bạn An đã làm một thí nghiệm như sau: Trồng đậu đen vào 2 chậu đất, bạn tưới nước đều cho cả 2 chậu cho đến khi cây nảy mầm, tươi tốt như nhau.

  • Giải bài 2 trang 19 SBT Sinh học 6

    Giải bài 2 trang 19 SBT Sinh học 6: Quan sát các bộ phận miền hút của rễ (hình 10.1 SGK), nêu chức năng chính của từng bộ phận.

  • Giải bài 1 trang 19 SBT Sinh học 6

    Giải bài 1 trang 19 SBT Sinh học 6: Em hãy cho ví dụ và nêu đặc điểm của các loại rễ đã học.

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí