Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12


Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Đề bài

Câu 1: Giới hạn sinh thái là gì?          

A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều NTST. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một NTST. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một NTST. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật tồn tại được.

D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số NTST. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

Câu 2: Ổ sinh thái là

A. khu vực sinh sống của sinh vật.

B. nơi thường gặp của loài.

C. khoảng không gian sinh thái có tất cả điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát tiển ổn định lâu dài của loài.

D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật.

Câu 3: Đối với mỗi NTST thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của NTST mà ở đó sinh vật   

A. phát triển thuận lợi nhất                             B. có sức sống trung bình   

C. có sức sống giảm dần                                 D. chết hàng loạt

Câu 4: Nhiệt độ là nhân tố vô sinh    

A. có ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật

B. không  ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật

C. có ảnh hưởng nhưng không thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật

D. không ảnh hưởng và không tác động  tới các hoạt động sống của sinh vật

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nói về môi trường sống bao quanh sinh vật :

A. bao gồm các NTST

B. ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của sinh vật 

C. môi trường tác động 1 chiều lên sinh vật           

D. môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật

Câu 6: Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều NTST chúng có vùng phân bố

A. hạn chế.                  B. rộng.                       C. vừa phải.                 D. hẹp.

Câu 7: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là

A. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.                  

B. môi trường vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. 

C. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. 

D. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật.

Câu 8: Cây sống ở những nơi có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao có

A. phiến lá dày, mô giậu phát triển 

B. phiến lá dày, mô giậu không phát triển

C. phiến lá mỏng, mô giậu không phát triển

D. phiến lá mỏng, mô giậu phát triển

Câu 9: Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm   

A. phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển.            B. phiến lá dày, mô giậu phát triển.   

C. phiến lá mỏng, mô giậu phát triển.                    D. phiến lá dày, mô giậu kém phát triển.

Câu 10: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ của môi trường ?

A. Lưỡng cư               B. Cá xương                C. Thú                        D. Bò sát

Câu 11: Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kì sống của chúng càng

A. dài                          B. ngắn                        C. nhanh                      D. lâu

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?    

A. Lá cây có màu xanh đậm. Hạt lục lạp có kích thước nhỏ.

B. Thân có vỏ dày, màu nhạt.

C. Lá thường xếp nghiêng, do đó tránh bớt những tia sáng chiếu thẳng

D. Quang hợp đạt mức độ cao nhất trong môi trường có cường độ chiếu sáng cao.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không có ở cây ưa bóng?

A. Phiến lá dày                       B. Thân có vỏ mỏng, màu sẫm.

C. Lá nằm ngang.                    D. Lá cây có màu xanh sẫm. Hạt diệp lục có kích thước lớn.

Câu 14: Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể    

A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.           B. luôn thay đổi.   

C. tương đối ổn định.                                      D. không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

Câu 15: Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là 

A. cá sấu, ếch đồng, giun đất, mèo.                            B. cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu.   

C. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép.                 D. cá rô phi, tôm đồng, cá thu, thỏ.

Câu 16: Cây trồng ở vào giai đoạn nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất đối với nhiệt độ?

A. Cây non                  B. Sau nở hoa                         C. Sắp nở hoa                         D. Nảy mầm

Câu 17: Vật nuôi vào giai đoạn nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất đối với nhiệt độ?

A. Phôi thai                        B. Sơ sinh                   C. Gần trưởng thành        D. Trưởng thành

Câu 18: Lớp động vật nào có thân nhiệt phụ thuộc nhiều nhất vào nhiệt độ?

A. Cá xương               B. Cá sụn                    C. Ếch                                     D. Thú

Câu 19: Trồng cây ưa sáng trước, trồng cây ưa bóng sau. Đây là ứng dụng của

A. thích nghi của thực vật đối với nhiệt độ               

B. thích nghi của thực vật đối với nước.

C. thích nghi của thực vật đối với độ ẩm                    

D. thích nghi của thực vật đối với ánh sáng

Câu 20: Lá rụng vào mùa thu sang đông có ý nghĩa gì cho sự tồn tại của cây ?

A. Giảm quang hợp                            B. Giảm cạnh tranh

C. Giảm tiêu phí năng lượng              D. Giảm thoát hơi nước

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
C C A A C
6 7 8 9 10
D B C B C
11 12 13 14 15
B A A A C
16 17 18 19 20
D B C D D

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí