Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Lí - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Độ lớn của vận tốc cho ta biết:

  • A.
     Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
  • B.
     Quãng đường chuyển động dài hay ngắn của một vật.
  • C.
     Hướng chuyển động của vật.
  • D.
     Thời gian vật chuyển động
Câu 2 :

Trong các công thức sau đây, công thức nào dùng để tính áp suất chất lỏng?

  • A.
     p = d.V
  • B.
     p = d.h
  • C.
    \(p = \frac{F}{S}\)
  • D.
     p = F.S
Câu 3 :

Đơn vị của áp suất là:

  • A.
     \(kg/{m^3}\).
  • B.
     \(N/{m^3}\).
  • C.
     N.
  • D.
     \(N/{m^2}\) hoặc Pa.
Câu 4 :

Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía?

  • A.
     Vì không khí bên trong hộp sữa co lại.
  • B.
     Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất không khí ở ngoài hộp.
  • C.
     Vì hộp sữa chịu tác dụng của nhiệt độ.
  • D.
     Vì vỏ hộp sữa rất mềm.
Câu 5 :

Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng?

  • A.
     Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
  • B.
     Hai lực cùng phương, ngược chiều.
  • C.
     Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
  • D.
     Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều.
Câu 6 :

Có một khúc gỗ và một khối thép có cùng thể tích được nhúng chìm hoàn toàn trong nước. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn?

  • A.
     Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ.
  • B.
     Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép.
  • C.
     Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép bằng nhau.
  • D.
     Không thể so sánh được vì thiếu điều kiện.
Câu 7 :

Một ô tô chuyển động thẳng đều, lực kéo của động cơ ô tô là 4000N. Ô tô đã thực hiện được một công là 32000000J. Quãng đường chuyển động của ô tô là bao nhiêu? (Bỏ qua tác dụng của các lực cản và lực ma sát).

  • A.
    6 km
  • B.
    7 km
  • C.
    8 km
  • D.
    9 km
Câu 8 :

 Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm hoàn toàn trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm hoàn toàn trong nước là bao nhiêu?

  • A.
    4,8 N
  • B.
    3,6 N
  • C.
    8,4 N
  • D.
    1,2 N
Câu 9 :

 Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người và xe đi lại?

  • A.
    Để làm tăng diện tích tiếp xúc, làm tăng áp suất lên đường
  • B.
    Để làm tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường
  • C.
    Để làm giảm diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường
  • D.
    Để làm giảm diện tích tiếp xúc, làm tăng áp suất lên đường
Câu 10 :

Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là

  • A.
     14,4km.
  • B.
     240m.
  • C.
     2400m.
  • D.
     4km.
Câu 11 :

Một vật lúc nào cũng có

  • A.
     Động năng.
  • B.
     Thế năng.
  • C.
     Cơ năng.
  • D.
     Nhiệt năng.
Câu 12 :

 Lực đẩy Acsimet có chiều

  • A.
     hướng theo chiều tăng của áp suất.
  • B.
     hướng xuống dưới.
  • C.
     hướng lên trên.
  • D.
     hướng theo phương nằm ngang.
Câu 13 :

 Dưới ánh nắng Mặt Trời nước hồ ao, sông ngòi… được làm nóng lên là nhờ hình thức truyền nhiệt chủ yếu là

  • A.
     sự dẫn nhiệt.
  • B.
     đối lưu.
  • C.
     bức xạ nhiệt.
  • D.
     sự đối lưu và bức xạ nhiệt.
Câu 14 :

Chọn câu trả lời đúng

  • A.
     Nhiệt năng là một dạng năng lượng, đơn vị tính là Oát.
  • B.
     Nhiệt năng của vật là năng lượng của vật thu vào hay tỏa ra
  • C.
     Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • D.
     Nhiệt năng của vật không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
Câu 15 :

 Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ

  • A.
     ma sát lăn.
  • B.
     ma sát trượt.
  • C.
     ma sát nghỉ.
  • D.
     quán tính.
Câu 16 :

 Nguyên tử, phân tử có tính chất

  • A.
     Khi thì chuyển động, khi thì đứng yên.
  • B.
     Chuyển động không ngừng và giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
  • C.
     Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
  • D.
     Cả B và C đều đúng.
Câu 17 :

 Một ô tô đang chuyển động, cơ năng của ô tô thuộc dạng nào sau đây?

  • A.
     Thế năng đàn hồi.
  • B.
     Thế năng trọng trường.
  • C.
     Nhiệt năng.
  • D.
     Động năng.
Câu 18 :

 Tại sao nồi, xoong thường làm bằng nhôm, đồng?

  • A.
    Tiết kiệm chi phí
  • B.
    Hình thức đẹp
  • C.
    Đồng, nhôm dẫn nhiệt tốt, giúp dễ chín thức ăn
  • D.
    Cả A và B đều đúng
Câu 19 :

Tính nhiệt lượng cần truyền cho 2kg đồng để tăng nhiệt độ từ \({30^0}C\) lên \({60^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của đồng là c = 380 J/kg.K.

  • A.
    22800 J
  • B.
    45600 J
  • C.
    68400 J
  • D.
    34200 J
Câu 20 :

 Một cái búa nặng 1000N rơi từ độ cao 5m mất 2 giây để đập vào cọc móng. Tính công suất của búa.

  • A.
    5000 W
  • B.
    2500 W
  • C.
    10000 W
  • D.
    1000 W

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Độ lớn của vận tốc cho ta biết:

  • A.
     Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
  • B.
     Quãng đường chuyển động dài hay ngắn của một vật.
  • C.
     Hướng chuyển động của vật.
  • D.
     Thời gian vật chuyển động

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa vận tốc.

Lời giải chi tiết :

Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

Câu 2 :

Trong các công thức sau đây, công thức nào dùng để tính áp suất chất lỏng?

  • A.
     p = d.V
  • B.
     p = d.h
  • C.
    \(p = \frac{F}{S}\)
  • D.
     p = F.S

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h

Với p là áp suất.

d là trọng lượng riêng của chất lỏng

h là chiều cao của cột chất lỏng hoặc độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.

Lời giải chi tiết :

Công thức tính áp suất chất lỏng là: p = d.h

Câu 3 :

Đơn vị của áp suất là:

  • A.
     \(kg/{m^3}\).
  • B.
     \(N/{m^3}\).
  • C.
     N.
  • D.
     \(N/{m^2}\) hoặc Pa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ công thức tính áp suất, suy ra đơn vị của áp suất.

Lời giải chi tiết :

Công thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)

Đơn vị của áp suất là: N/m2 hoặc Pa.

Câu 4 :

Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía?

  • A.
     Vì không khí bên trong hộp sữa co lại.
  • B.
     Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất không khí ở ngoài hộp.
  • C.
     Vì hộp sữa chịu tác dụng của nhiệt độ.
  • D.
     Vì vỏ hộp sữa rất mềm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về áp suất khí quyển để giải thích hiện tượng.

Lời giải chi tiết :

Khi hút bớt không khí hộp sữa, khi đó áp suất trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển nên vỏ hộp sữa bị bẹp về nhiều phía.

Câu 5 :

Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng?

  • A.
     Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
  • B.
     Hai lực cùng phương, ngược chiều.
  • C.
     Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
  • D.
     Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều.

Lời giải chi tiết :

Cặp lực là hai lực cân bằng là: hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều.

Câu 6 :

Có một khúc gỗ và một khối thép có cùng thể tích được nhúng chìm hoàn toàn trong nước. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn?

  • A.
     Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ.
  • B.
     Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép.
  • C.
     Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép bằng nhau.
  • D.
     Không thể so sánh được vì thiếu điều kiện.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = d.V\)

Với d: trọng lượng riêng của vật.

V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Lời giải chi tiết :

Khúc gỗ và khối thép có cùng thể tích → lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khúc gỗ và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối thép bằng nhau.

Câu 7 :

Một ô tô chuyển động thẳng đều, lực kéo của động cơ ô tô là 4000N. Ô tô đã thực hiện được một công là 32000000J. Quãng đường chuyển động của ô tô là bao nhiêu? (Bỏ qua tác dụng của các lực cản và lực ma sát).

  • A.
    6 km
  • B.
    7 km
  • C.
    8 km
  • D.
    9 km

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính công: A = F.s trong đó:

F là lực tác dụng lên vật

s là quãng đường vật đi được.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(A = F.s \Rightarrow s = \frac{A}{F} = \frac{{32000000}}{{4000}} = 8000\left( m \right) = 8{\mkern 1mu} km\)

Vậy ô tô đi được 8km.

Câu 8 :

 Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm hoàn toàn trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm hoàn toàn trong nước là bao nhiêu?

  • A.
    4,8 N
  • B.
    3,6 N
  • C.
    8,4 N
  • D.
    1,2 N

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ngoài không khí vật chịu tác dụng của trọng lực.

Ở trong nước vật chịu thêm tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét

Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:  \({F_A} = d.V\)

Lời giải chi tiết :

Khi ở trong không khí lực kế chỉ: \({P_1} = P = 4,8\left( N \right)\)

Khi ở trong nước lực kế chỉ: \({P_2} = P - {F_A} = 3,6\left( N \right)\)

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là: \({F_A} = {P_2} - {P_1} = 4,8 - 3,6 = 1,2\left( N \right)\)

Câu 9 :

 Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người và xe đi lại?

  • A.
    Để làm tăng diện tích tiếp xúc, làm tăng áp suất lên đường
  • B.
    Để làm tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường
  • C.
    Để làm giảm diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường
  • D.
    Để làm giảm diện tích tiếp xúc, làm tăng áp suất lên đường

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp suất: \(p = \frac{F}{s}\)

Từ công thức suy ra cách cách làm tăng, giảm áp suất

+ Tăng áp suất: Tăng F, giảm s

+ Giảm áp suất: giảm F, tăng s.

Lời giải chi tiết :

Khi trời mưa, đường đất lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường nên khi đi không bị lún.

Câu 10 :

Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là

  • A.
     14,4km.
  • B.
     240m.
  • C.
     2400m.
  • D.
     4km.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quãng đường: \(s = v.t\)

Lời giải chi tiết :

Đổi: 20 phút = 1200s

Quãng đường người đó đi được là:

\(s = v.t = 12.1200 = 14400{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right) = 14,4{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {km} \right)\)

Câu 11 :

Một vật lúc nào cũng có

  • A.
     Động năng.
  • B.
     Thế năng.
  • C.
     Cơ năng.
  • D.
     Nhiệt năng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó chúng có động năng. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.

Lời giải chi tiết :

Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng.

Câu 12 :

 Lực đẩy Acsimet có chiều

  • A.
     hướng theo chiều tăng của áp suất.
  • B.
     hướng xuống dưới.
  • C.
     hướng lên trên.
  • D.
     hướng theo phương nằm ngang.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lực đẩy Ác-si-mét có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên.

Lời giải chi tiết :

Lực đẩy Ác-si-mét có chiều hướng lên trên.

Câu 13 :

 Dưới ánh nắng Mặt Trời nước hồ ao, sông ngòi… được làm nóng lên là nhờ hình thức truyền nhiệt chủ yếu là

  • A.
     sự dẫn nhiệt.
  • B.
     đối lưu.
  • C.
     bức xạ nhiệt.
  • D.
     sự đối lưu và bức xạ nhiệt.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhiệt năng truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất qua hình thức bức xạ nhiệt.

Lời giải chi tiết :

Dưới ánh nắng Mặt Trời nước hồ ao, sông ngòi… được làm nóng lên là nhờ hình thức truyền nhiệt chủ yếu là bức xạ nhiệt.

Câu 14 :

Chọn câu trả lời đúng

  • A.
     Nhiệt năng là một dạng năng lượng, đơn vị tính là Oát.
  • B.
     Nhiệt năng của vật là năng lượng của vật thu vào hay tỏa ra
  • C.
     Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • D.
     Nhiệt năng của vật không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Lời giải chi tiết :

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật → C đúng

Câu 15 :

 Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ

  • A.
     ma sát lăn.
  • B.
     ma sát trượt.
  • C.
     ma sát nghỉ.
  • D.
     quán tính.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ ma sát nghỉ.

Lời giải chi tiết :

Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ ma sát nghỉ.

Câu 16 :

 Nguyên tử, phân tử có tính chất

  • A.
     Khi thì chuyển động, khi thì đứng yên.
  • B.
     Chuyển động không ngừng và giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
  • C.
     Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
  • D.
     Cả B và C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử, phân tử có tính chất: chuyển động không ngừng và giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách → B đúng

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh → C đúng

Câu 17 :

 Một ô tô đang chuyển động, cơ năng của ô tô thuộc dạng nào sau đây?

  • A.
     Thế năng đàn hồi.
  • B.
     Thế năng trọng trường.
  • C.
     Nhiệt năng.
  • D.
     Động năng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

Lời giải chi tiết :

Ô tô đang chuyển động có động năng.

Câu 18 :

 Tại sao nồi, xoong thường làm bằng nhôm, đồng?

  • A.
    Tiết kiệm chi phí
  • B.
    Hình thức đẹp
  • C.
    Đồng, nhôm dẫn nhiệt tốt, giúp dễ chín thức ăn
  • D.
    Cả A và B đều đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

Lời giải chi tiết :

Xoong, nồi thường làm bằng nhôm, đồng vì kim loại dẫn nhiệt tốt, giúp thức ăn mau chín.

Câu 19 :

Tính nhiệt lượng cần truyền cho 2kg đồng để tăng nhiệt độ từ \({30^0}C\) lên \({60^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của đồng là c = 380 J/kg.K.

  • A.
    22800 J
  • B.
    45600 J
  • C.
    68400 J
  • D.
    34200 J

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng cần truyền cho đồng là:

\(Q = mc\Delta t = 2.380.\left( {60 - 30} \right) = 22800{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\)

Câu 20 :

 Một cái búa nặng 1000N rơi từ độ cao 5m mất 2 giây để đập vào cọc móng. Tính công suất của búa.

  • A.
    5000 W
  • B.
    2500 W
  • C.
    10000 W
  • D.
    1000 W

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công cơ học: \(A = F.s\)

Công suất: \(P = \frac{A}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Công của trọng lực của búa thực hiện là:

\(A = F.h = 1000.5 = 5000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\)

Công suất của búa là:

\(P = \frac{A}{t} = \frac{{5000}}{2} = 2500{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {\rm{W}} \right)\)

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.