Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 (lần 1) - Đề số 03

Đề bài

Câu 1 :

Đặt một hiệu điện thế \({U_{AB}}\) vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\) mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là \({U_1},{U_2}\). Hệ thức nào sau đây là không đúng?

  • A.

    \({R_{AB}} = {R_1} + {R_2}\)

  • B.

    \({I_{AB}} = {I_1} = {I_2}\)

  • C.

    \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)

  • D.

    \({U_{AB}} = {U_1} + {U_2}\)

Câu 2 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở \({R_1},{R_2}\) mắc nối tiếp?

  • A.

    \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

  • B.

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)

  • C.

    \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)

  • D.

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \left| {{R_1} - {R_2}} \right|\)

Câu 3 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở\({R_1}\) mắc song song với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(U,{U_1},{U_2}\) lần lượt là hiệu điện thế qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?

  • A.

    \(U = {U_1} = {U_2}\)

  • B.

    \(U = {U_1} + {U_2}\)

  • C.

    \(U \ne {U_1} = {U_2}\)

  • D.

    \({U_1} \ne {U_2}\)

Câu 4 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?

  • A.

    Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

  • B.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

  • C.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

  • D.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Câu 5 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn?

  • A.

    \(R = S{\rho }{l}\)

     
     
  • B.

    \(R = \frac{{lS}}{\rho }\)

  • C.

    \(R = \rho \frac{l}{S}\)

  • D.

    \(R = S\frac{\rho }{l}\)

Câu 6 :

Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

  • A.

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

  • B.

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

  • C.

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

  • D.

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 7 :

Dây dẫn bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do nào dưới đây?

  • A.

    Đồng là kim loại có trọng lượng riêng nhỏ hơn nhôm

  • B.

    Đồng là chất dẫn điện vào loại tốt nhất trong số các kim loại và tốt hơn nhôm

  • C.

    Đồng là vật liệu không quá đắt so với nhôm và dễ kiếm tìm

  • D.

    Dây dẫn bằng đồng chịu được lực kéo căng tốt hơn dây bằng nhôm

Câu 8 :

Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?

  • A.

    Ôm \(\left( \Omega \right)\)

  • B.

    Oát \(\left( {\rm{W}} \right)\)

  • C.

    Ampe\(\left( A \right)\)

  • D.

    Vôn \(\left( V \right)\)

Câu 9 :

Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:

  • A.

    1,5A

  • B.

    2A

  • C.

    3A

  • D.

    1A

Câu 10 :

Cho bốn điện trở \({R_1},{\text{ }}{R_2},{R_3},{R_4}\) mắc nối tiếp vào đoạn mạch có hiệu điện thế \(U = 100V\). Biết \({R_1} = 2{R_2} = 3{R_3} = 4{R_4}\). Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở \({R_4}\)?

  • A.

    48V

  • B.

    24V

  • C.

    12V

  • D.

    16V

Câu 11 :

Cho mạch điện có sơ đồ  như hình bên . Hiệu điện thế \({U_{AB}} = 48V\). Biết \({R_1} = 16\Omega ,{R_2} = 24\Omega \). Khi mắc thêm điện trở \({R_3}\) vào hai điểm C và D thì ampe kế chỉ \(6A\). Hãy tính điện trở \({R_3}\)?

  • A.

    \({R_3} = 16\Omega \)

  • B.

    \({R_3} = 48\Omega \)

  • C.

    \({R_3} = 24\Omega \)

  • D.

    \({R_3} = 32\Omega \)

Câu 12 :

Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài \(2m\) có điện trở \({R_1}\), dây kia dài \(6m\) có điện trở \({R_2}\). Tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = ?\)

  • A.

    \(\frac{1}{2}\)

  • B.

    \(3\)

  • C.

    \(\frac{1}{3}\)

  • D.

    \(2\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đặt một hiệu điện thế \({U_{AB}}\) vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở \({R_1}\) và \({R_2}\) mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là \({U_1},{U_2}\). Hệ thức nào sau đây là không đúng?

  • A.

    \({R_{AB}} = {R_1} + {R_2}\)

  • B.

    \({I_{AB}} = {I_1} = {I_2}\)

  • C.

    \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)

  • D.

    \({U_{AB}} = {U_1} + {U_2}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\) do \(I = \frac{U}{R}\) mà \(I = {I_1} = {I_2} \to \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} \to \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)

Câu 2 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở \({R_1},{R_2}\) mắc nối tiếp?

  • A.

    \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

  • B.

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)

  • C.

    \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)

  • D.

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \left| {{R_1} - {R_2}} \right|\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2}\)

Câu 3 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở\({R_1}\) mắc song song với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(U,{U_1},{U_2}\) lần lượt là hiệu điện thế qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?

  • A.

    \(U = {U_1} = {U_2}\)

  • B.

    \(U = {U_1} + {U_2}\)

  • C.

    \(U \ne {U_1} = {U_2}\)

  • D.

    \({U_1} \ne {U_2}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có, trong đoạn mạch mắc song song thì:

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.

\(U = {U_1} = {U_2} =  \ldots  = {U_n}\)

Câu 4 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?

  • A.

    Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

  • B.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

  • C.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

  • D.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B - sai vì: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: \(U = {U_1} = {U_2} =  \ldots  = {U_n}\)

Câu 5 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn?

  • A.

    \(R = S{\rho }{l}\)

     
     
  • B.

    \(R = \frac{{lS}}{\rho }\)

  • C.

    \(R = \rho \frac{l}{S}\)

  • D.

    \(R = S\frac{\rho }{l}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Trong đó:

+ \(l\): chiều dài dây \(\left( m \right)\)

+ \(S\): tiết diện của dây \(\left( {{m^2}} \right)\)

+ \(\rho \): điện trở suất \(\left( {\Omega m} \right)\)

+ \(R\): điện trở \(\left( \Omega  \right)\)

Câu 6 :

Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

  • A.

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

  • B.

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

  • C.

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

  • D.

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây$I = \frac{U}{R}$

 => khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 7 :

Dây dẫn bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do nào dưới đây?

  • A.

    Đồng là kim loại có trọng lượng riêng nhỏ hơn nhôm

  • B.

    Đồng là chất dẫn điện vào loại tốt nhất trong số các kim loại và tốt hơn nhôm

  • C.

    Đồng là vật liệu không quá đắt so với nhôm và dễ kiếm tìm

  • D.

    Dây dẫn bằng đồng chịu được lực kéo căng tốt hơn dây bằng nhôm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sự dẫn điện của dây dẫn bằng đồng và nhôm và bảng số liệu khối lượng riêng của các chất

Lời giải chi tiết :

A - sai vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm

Câu 8 :

Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?

  • A.

    Ôm \(\left( \Omega \right)\)

  • B.

    Oát \(\left( {\rm{W}} \right)\)

  • C.

    Ampe\(\left( A \right)\)

  • D.

    Vôn \(\left( V \right)\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:      

- Ôm \(\left( \Omega  \right)\): đơn vị đo của điện trở

- Oát \(\left( {\rm{W}} \right)\): đơn vị đo của công suất

- Ampe \(\left( A \right)\): đơn vị đo của cường độ dòng điện

- Vôn \(\left( V \right)\): đơn vị đo của hiệu điện thế 

Câu 9 :

Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:

  • A.

    1,5A

  • B.

    2A

  • C.

    3A

  • D.

    1A

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có , điện trở dây dẫn là không thay đổi.

Áp dụng biểu thức định luật Ôm:$I = \dfrac{U}{R}$ , ta có:

+ Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là \({U_1} = 6V\)   thì: ${I_1} = \dfrac{{{U_1}}}{R} \to R = \dfrac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \dfrac{6}{{0,5}} = 12\Omega $

+ Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là ${U_2} = 24V$, khi đó:  ${I_2} = \dfrac{{{U_2}}}{R} = \dfrac{{24}}{{12}} = 2{\text{A}}$

Câu 10 :

Cho bốn điện trở \({R_1},{\text{ }}{R_2},{R_3},{R_4}\) mắc nối tiếp vào đoạn mạch có hiệu điện thế \(U = 100V\). Biết \({R_1} = 2{R_2} = 3{R_3} = 4{R_4}\). Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở \({R_4}\)?

  • A.

    48V

  • B.

    24V

  • C.

    12V

  • D.

    16V

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính mối liên hệ giữa điện trở và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nốit tiếp: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)

+ Vận dụng biểu thức hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp:  $U = {U_1} + {U_2} + ...$

Lời giải chi tiết :

+ Vì \({R_1},{R_2},{R_3},{R_4}\) mắc nối tiếp , mà \({R_1} = 2{R_2} = 3{R_3} = 4{R_4}\)  cho nên \({U_1} = 2{U_2} = 3{U_3} = 4{U_4}\)

+ Mặt khác :  \({U_1} + {U_2} + {U_3} + {U_4} = 100{\text{ }}V\)  

Hay \(4{U_4} + 2{U_4} + \frac{4}{3}{\rm{ }}{U_4} + {U_4} = 100V\)

\( \to \frac{{25{U_4}}}{3} = 100V\, \to {U_4} = 12V\)

Câu 11 :

Cho mạch điện có sơ đồ  như hình bên . Hiệu điện thế \({U_{AB}} = 48V\). Biết \({R_1} = 16\Omega ,{R_2} = 24\Omega \). Khi mắc thêm điện trở \({R_3}\) vào hai điểm C và D thì ampe kế chỉ \(6A\). Hãy tính điện trở \({R_3}\)?

  • A.

    \({R_3} = 16\Omega \)

  • B.

    \({R_3} = 48\Omega \)

  • C.

    \({R_3} = 24\Omega \)

  • D.

    \({R_3} = 32\Omega \)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức xác định hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song: \(U = {U_1} = {U_2} = ...\)           

+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)

+ Vận dụng biểu thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch có các điện trở mắc song song: \(I = {I_1} + {I_2}\)

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là:

\({{\rm{I}}_{\rm{1}}} = \dfrac{U}{{{R_1}}} = \dfrac{{48}}{{16}} = 3{\rm{A}}\) ; \({{\rm{I}}_{\rm{2}}} = \dfrac{U}{{{R_2}}} = \dfrac{{48}}{{24}} = 2{\rm{A}}\)

Số chỉ của ampe kế là \(I = {I_1} + {I_2} = 2 + 3 = 5A\)

Khi mắc thêm điện trở \({R_3}\) vào hai đầu đoạn mạch CD thì các điện trở \({R_1},{R_2},{R_3}\) mắc song song , cho nên cường độ dòng điện qua điện trở \({R_3}\) là \({I_3} = I'-\left( {{I_1} + {I_2}} \right) = 6-\left( {2 + 3} \right) = 1A\)

Giá trị của điện trở \({R_3}\) là: \({{\text{R}}_{\text{3}}} = \dfrac{U}{{{I_3}}} = \dfrac{{48}}{1} = 48\Omega \)

Câu 12 :

Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài \(2m\) có điện trở \({R_1}\), dây kia dài \(6m\) có điện trở \({R_2}\). Tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = ?\)

  • A.

    \(\frac{1}{2}\)

  • B.

    \(3\)

  • C.

    \(\frac{1}{3}\)

  • D.

    \(2\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \rho \frac{{{l_1}}}{S}\\{R_2} = \rho \frac{{{l_1}}}{S}\end{array} \right. \to \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}} = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\)

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.