Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Đề số 02
Đề bài
Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện như hình sau:
-
A.
Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt
-
B.
Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra
-
C.
Miếng nam châm không bị ảnh hưởng gì
-
D.
Miếng nam châm liên tục bị nam châm điện hút, đẩy
Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là
-
A.
tia tới song song trục chính thấu kính.
-
B.
tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính.
-
C.
tia tới qua tiêu điểm của thấu kính.
-
D.
tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính.
Để có tia ló song song với trục chính của một thấu kính phân kỳ thì
-
A.
tia tới song song trục chính.
-
B.
tia tới đi qua tiêu điểm cùng phía với tia tới so với thấu kính.
-
C.
tia tới có phần kéo dài qua tiêu điểm khác phía với tia tới so với thấu kính.
-
D.
tia tới bất kì có hướng không qua các tiêu điểm.
Máy biến thế dùng để:
-
A.
Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều
-
B.
Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều
-
C.
Tạo ra dòng điện một chiều
-
D.
Tạo ra dòng điện xoay chiều
Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:
-
A.
Có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo
-
B.
Chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến
-
C.
Chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến
-
D.
Chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:
-
A.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên
-
B.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
-
C.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi
-
D.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi
Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới (i) là góc tạo bởi:
-
A.
tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
-
B.
tia khúc xạ và tia tới.
-
C.
tia tới và mặt phân cách
-
D.
tia tới và điểm tới
Một bóng đèn dây tóc có ghi \(12V-15W\) có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức :
-
A.
Bình ăcquy có hiệu điện thế 16V
-
B.
Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V.
-
C.
Hiệu điện thế một chiều 9V
-
D.
Hiệu điện thế một chiều 6V.
Chọn phát biểu sai.
-
A.
Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là roto
-
B.
Khi roto của máy phát điện xoay chiều quay được 1 vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 1 lần
-
C.
Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của roto
-
D.
Tần số quay của máy phát điện ở nước ta hiện nay là 50Hz
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
-
A.
là ảnh thật, lớn hơn vật.
-
B.
là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
-
C.
ngược chiều với vật.
-
D.
là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló
-
A.
đi qua trung điểm đoạn nối quang tâm và tiêu điểm.
-
B.
song song với trục chính.
-
C.
truyền thẳng theo phương của tia tới.
-
D.
đi qua tiêu điểm.
Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu, nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:
-
A.
có sự khúc xạ ánh sáng.
-
B.
có sự phản xạ toàn phần.
-
C.
có sự phản xạ ánh sáng.
-
D.
có sự truyền thẳng ánh sáng.
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:
-
A.
Bị hắt trở lại môi trường cũ.
-
B.
Bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
-
C.
Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
-
D.
Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Máy biến thế có cuộn dây
-
A.
Đưa điện vào là cuộn sơ cấp
-
B.
Đưa điện vào là cuộn cung cấp
-
C.
Đưa điện vào là cuộn thứ cấp
-
D.
Lấy điện ra là cuộn sơ cấp
Chiếu một chùm sáng song song vào thấu kính hội tụ, hình vẽ nào sau đây mô tả đúng đường truyền của tia sáng?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình.
Dòng điện điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là:
-
A.
Dòng điện xoay chiều
-
B.
Dòng điện có chiều không đổi
-
C.
Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây
-
D.
Không xác định được
Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt, thì dùng cách nào sau đây có lợi hơn
-
A.
Giảm điện trở của đường dây đi 2 lần
-
B.
Tăng tiết diện dây dẫn lên 2 lần
-
C.
Giảm chiều dài dây dẫn 2 lần
-
D.
Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
Người ta cần truyền một công suất điện \(200kW\) từ nguồn điện có hiệu điện thế \(5000V\) trên đường dây có điện trở tổng cộng là \(20\Omega \). Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là:
-
A.
\(40V\)
-
B.
\(400V\)
-
C.
\(80V\)
-
D.
\(800V\)
Một máy biến thế có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn sơ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:
-
A.
Giảm 3 lần
-
B.
Tăng 3 lần
-
C.
Giảm 6 lần
-
D.
Tăng 6 lần
Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp \(3\) lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:
-
A.
Giảm 3 lần
-
B.
Tăng 3 lần
-
C.
Giảm 6 lần
-
D.
Tăng 6 lần.
Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là $60cm$. Tiêu cự của thấu kính là:
-
A.
$60cm$
-
B.
$120cm$
-
C.
30cm
-
D.
$90cm$
Ảnh \(S'\) của điểm sáng \(S\) được đặt như hình là:
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Cho hình sau
Với \(\Delta \) - trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng và A’B’ là ảnh của AB.
Chọn phương án đúng trong các phương án sau:
-
A.
A’B’ là ảnh ảo
-
B.
A’B’ là ảnh thật
-
C.
Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì
-
D.
B và C đúng
Một thấu kính phân kì có tiêu cự \(25cm\). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm \(F\) và \(F'\) là:
-
A.
\(12,5cm\)
-
B.
\(25cm\)
-
C.
\(37,5cm\)
-
D.
\(50cm\)
Lần lượt đặt vật \(AB\) trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo \({A_1}{B_1}\) , thấu kính hội tụ cho ảnh ảo \({A_2}{B_2}\) thì:
-
A.
\({A_1}{B_1} < {A_2}{B_2}\)
-
B.
\({A_1}{B_1} = {A_2}{B_2}\)
-
C.
\({A_1}{B_1} > {A_2}{B_2}\)
-
D.
\({A_1}{B_1} \ge {A_2}{B_2}\)
Lời giải và đáp án
Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện như hình sau:
-
A.
Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt
-
B.
Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra
-
C.
Miếng nam châm không bị ảnh hưởng gì
-
D.
Miếng nam châm liên tục bị nam châm điện hút, đẩy
Đáp án : D
Vận dụng tác dụng từ của dòng điện
Lực từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều
Khi có dòng điện xoay chiều chạy trong nam châm điện. Mỗi khi dòng điện đổi chiều thì nam châm điện đổi từ cực
Do đó, miếng nam châm liên tục bị nam châm điện hút, đẩy
Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là
-
A.
tia tới song song trục chính thấu kính.
-
B.
tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính.
-
C.
tia tới qua tiêu điểm của thấu kính.
-
D.
tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính.
Đáp án : B
Ta có:
Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
Để có tia ló song song với trục chính của một thấu kính phân kỳ thì
-
A.
tia tới song song trục chính.
-
B.
tia tới đi qua tiêu điểm cùng phía với tia tới so với thấu kính.
-
C.
tia tới có phần kéo dài qua tiêu điểm khác phía với tia tới so với thấu kính.
-
D.
tia tới bất kì có hướng không qua các tiêu điểm.
Đáp án : C
Ta có: Tia tới có phần kéo dài qua tiêu điểm khác phía với tia tới so với thấu kính.
Máy biến thế dùng để:
-
A.
Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều
-
B.
Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều
-
C.
Tạo ra dòng điện một chiều
-
D.
Tạo ra dòng điện xoay chiều
Đáp án : B
Máy biến thế dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế xoay chiều
+ Tăng hiệu điện thế => máy tăng thế
+ Giảm hiệu điện thế => máy hạ thế
Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:
-
A.
Có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo
-
B.
Chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến
-
C.
Chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến
-
D.
Chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.
Đáp án : B
Ta có ảnh của một vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:
-
A.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên
-
B.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
-
C.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi
-
D.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi
Đáp án : B
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc tới (i) là góc tạo bởi:
-
A.
tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
-
B.
tia khúc xạ và tia tới.
-
C.
tia tới và mặt phân cách
-
D.
tia tới và điểm tới
Đáp án : A
\(\widehat {SIN}\) là góc tới, kí hiệu là i là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
Một bóng đèn dây tóc có ghi \(12V-15W\) có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức :
-
A.
Bình ăcquy có hiệu điện thế 16V
-
B.
Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V.
-
C.
Hiệu điện thế một chiều 9V
-
D.
Hiệu điện thế một chiều 6V.
Đáp án : B
Để đạt độ sáng đúng định mức thì mắc đèn vào đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V
Chọn phát biểu sai.
-
A.
Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là roto
-
B.
Khi roto của máy phát điện xoay chiều quay được 1 vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 1 lần
-
C.
Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của roto
-
D.
Tần số quay của máy phát điện ở nước ta hiện nay là 50Hz
Đáp án : B
A, C, D - đúng
B - sai vì: Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
-
A.
là ảnh thật, lớn hơn vật.
-
B.
là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
-
C.
ngược chiều với vật.
-
D.
là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Đáp án : D
Ta có, ảnh và vật nằm về cùng một phía so với thấu kính
=> ảnh A’B’ là ảnh ảo và cùng chiều với vật
Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló
-
A.
đi qua trung điểm đoạn nối quang tâm và tiêu điểm.
-
B.
song song với trục chính.
-
C.
truyền thẳng theo phương của tia tới.
-
D.
đi qua tiêu điểm.
Đáp án : D
Sử dụng tính chất đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ
Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu, nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:
-
A.
có sự khúc xạ ánh sáng.
-
B.
có sự phản xạ toàn phần.
-
C.
có sự phản xạ ánh sáng.
-
D.
có sự truyền thẳng ánh sáng.
Đáp án : A
Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên khi đổ nước vào, ảnh của vật được dịch lên một đoạn
=> mắt nhìn thấy được đồng xu
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:
-
A.
Bị hắt trở lại môi trường cũ.
-
B.
Bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
-
C.
Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
-
D.
Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Đáp án : D
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Máy biến thế có cuộn dây
-
A.
Đưa điện vào là cuộn sơ cấp
-
B.
Đưa điện vào là cuộn cung cấp
-
C.
Đưa điện vào là cuộn thứ cấp
-
D.
Lấy điện ra là cuộn sơ cấp
Đáp án : A
Máy biến thế có cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp và cuộn dây lấy điện ra là cuộn thứ cấp.
Chiếu một chùm sáng song song vào thấu kính hội tụ, hình vẽ nào sau đây mô tả đúng đường truyền của tia sáng?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : B
Ta có: Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
=> phương án B mô tả đúng đường truyền của tia sáng qua thấu kính
Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình.
Dòng điện điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là:
-
A.
Dòng điện xoay chiều
-
B.
Dòng điện có chiều không đổi
-
C.
Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây
-
D.
Không xác định được
Đáp án : A
Khi thanh nam châm dao động quanh vị trí cân bằng $OA$ như hình, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây kín $B$ là dòng điện xoay chiều
Vì, khi thanh nam châm tiến lại gần vị trí cân bằng $OA$, số lượng đường sức từ gửi qua cuộn dây $B$ sẽ tăng, dòng điện cảm ứng theo một chiều nào đó thì khi thanh nam châm tiến ra xa vị trí cân bằng $OA$ , số lượng đường sức từ gửi qua cuộn dây $B$ sẽ giảm, dòng điện theo chiều ngược lại => dòng điện xoay chiều
Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt, thì dùng cách nào sau đây có lợi hơn
-
A.
Giảm điện trở của đường dây đi 2 lần
-
B.
Tăng tiết diện dây dẫn lên 2 lần
-
C.
Giảm chiều dài dây dẫn 2 lần
-
D.
Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
Đáp án : D
+ Vận dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S}\)
+ Sử dụng công thức tính công suất hao phí: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
Ta có:
+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức: \(R = \rho \frac{l}{S}\)
+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
=> Các phương án A, B, C chỉ làm công suất hao phí giảm 2 lần
Khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn 2 lần thì công suất hao phí giảm 4 lần.
Người ta cần truyền một công suất điện \(200kW\) từ nguồn điện có hiệu điện thế \(5000V\) trên đường dây có điện trở tổng cộng là \(20\Omega \). Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là:
-
A.
\(40V\)
-
B.
\(400V\)
-
C.
\(80V\)
-
D.
\(800V\)
Đáp án : D
+ Sử dụng công thức tính công suất dòng điện: \(P = UI\)
+ Sử dụng công thức tính hiệu điện thế: \(U' = {\rm{IR}}\)
Ta có:
\(200kW = 200000W\)
Cường độ dòng điện: \(I = \dfrac{P}{U} = \dfrac{{200000}}{{5000}} = 40{\rm{A}}\)
Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là: \(U' = {\rm{IR}} = 40.20 = 800V\)
Một máy biến thế có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn sơ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:
-
A.
Giảm 3 lần
-
B.
Tăng 3 lần
-
C.
Giảm 6 lần
-
D.
Tăng 6 lần
Đáp án : B
Sử dụng biểu thức: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Ta có: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{1}{3} \to {U_2} = 3{U_1}\)
Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp \(3\) lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:
-
A.
Giảm 3 lần
-
B.
Tăng 3 lần
-
C.
Giảm 6 lần
-
D.
Tăng 6 lần.
Đáp án : A
Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = 3 \to {U_2} = \dfrac{{{U_1}}}{3}\)
Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là $60cm$. Tiêu cự của thấu kính là:
-
A.
$60cm$
-
B.
$120cm$
-
C.
30cm
-
D.
$90cm$
Đáp án : C
Ta có: \(OF = OF' = f\) - tiêu cự của thấu kính
\(\begin{array}{l}FF' = 2f = 60cm\\ \to f = \dfrac{{60}}{2} = 30cm\end{array}\)
Ảnh \(S'\) của điểm sáng \(S\) được đặt như hình là:
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : A
+ Kẻ tia tới \(SI\) bất kì
+ Kẻ trục phụ song song với \(SI\)
+ Qua \(F'\) kẻ đường vuông góc với trục chính, cắt trục phụ tại tiêu điểm phụ \({F_p}'\)
+ Tia tới song song với trục phụ thì tia ló qua tiêu điểm phụ nên tia ló qua \(I\) và \({F_p}'\), tia ló này cắt trục chính tại \(S'\). \(S'\) là ảnh cần xác định.
Cho hình sau
Với \(\Delta \) - trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng và A’B’ là ảnh của AB.
Chọn phương án đúng trong các phương án sau:
-
A.
A’B’ là ảnh ảo
-
B.
A’B’ là ảnh thật
-
C.
Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì
-
D.
B và C đúng
Đáp án : A
Ta có,
+ A’B’ cùng chiều với AB => A’B’ là ảnh ảo
+ ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật => thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ
Một thấu kính phân kì có tiêu cự \(25cm\). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm \(F\) và \(F'\) là:
-
A.
\(12,5cm\)
-
B.
\(25cm\)
-
C.
\(37,5cm\)
-
D.
\(50cm\)
Đáp án : D
Ta có:
\(F,F'\) là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm
Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm \(OF = OF' = f\) gọi là tiêu cự của thấu kính
=> Khoảng cách: \(FF' = 2f = 2.25 = 50cm\)
Lần lượt đặt vật \(AB\) trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo \({A_1}{B_1}\) , thấu kính hội tụ cho ảnh ảo \({A_2}{B_2}\) thì:
-
A.
\({A_1}{B_1} < {A_2}{B_2}\)
-
B.
\({A_1}{B_1} = {A_2}{B_2}\)
-
C.
\({A_1}{B_1} > {A_2}{B_2}\)
-
D.
\({A_1}{B_1} \ge {A_2}{B_2}\)
Đáp án : A
Sử dụng tính chất tạo ảnh của vật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì
+ Vật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo thì ảnh ảo luôn lớn hơn vật
+ Vật qua thấu kính phân kì luông cho ảnh ảo nhỏ hơn vật
Ta có:
+ Vật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo thì ảnh ảo luôn lớn hơn vật
+ Vật qua thấu kính phân kì luông cho ảnh ảo nhỏ hơn vật
\( \to \left\{ \begin{array}{l}{A_1}{B_1} < AB\\{A_2}{B_2} > AB\end{array} \right. \to {A_2}{B_2} > {A_1}{B_1}\)