Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Lí - Đề số 8

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Cho các hình vẽ dưới đây, trong đó bình 1 đựng dầu hỏa, bình 2 đựng nước, bình 3 đựng nước muối. Gọi p1, p2, plà áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2, 3. Biểu thức nào sau đây là đúng?

  • A.
     p1 = p2 = p3.
  • B.
     p1 > p2 > p3.
  • C.
     p1 < p2 < p3.
  • D.
     p2 > p3 > p1.
Câu 2 :

Một chiếc lá đang rơi từ trên cây xuống. Chiếc lá đứng yên so với vật mốc nào sau đây?

  • A.
     Cái cây.
  • B.
     Vệ đường.
  • C.
     Chiếc lá.
  • D.
     Trái Đất.
Câu 3 :

 Tốc độ 2m/s bằng giá trị nào dưới đây?

  • A.
     7,2 km/h.
  • B.
     3,6 km/h.
  • C.
     20 km/h.
  • D.
     5,4 km/h
Câu 4 :

Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên phải vì ô tô đột ngột

  • A.
     tăng tốc độ.
  • B.
     giảm tốc độ.
  • C.
     rẽ sang bên phải.
  • D.
     rẽ sang bên trái.
Câu 5 :

Công thức tính áp suất là:

  • A.
     \(p = \frac{S}{F}\)
  • B.
     \(p = \frac{F}{S}\)
  • C.
     \(p = \frac{d}{h}\)
  • D.
     \(p = \frac{h}{d}\)
Câu 6 :

Cách làm nào sau đây xác định được độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm vật trong nước?

  • A.
     Đo trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ.
  • B.
     Đo trọng lượng vật ngoài không khí.
  • C.
     Đo trọng lượng vật trong nước.
  • D.
     Đo thể tích của vật.
Câu 7 :

Lực nào sau đây không phải lực ma sát?

  • A.
     Lực xuất hiện giữa chân và mặt sàn nhà khi bước đi.
  • B.
     Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
  • C.
     Lực xuất hiện khi quả bóng lăn trên sân cỏ.
  • D.
     Lực xuất hiện giữa má phanh và vành bánh xe đạp lúc bóp phanh.
Câu 8 :

Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

  • A.
     Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
  • B.
     Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
  • C.
     Bơm hơi vào quả bóng bay quả bóng phồng lên.
  • D.
     Hút nước từ cốc vào miệng nhờ ống hút.
Câu 9 :

Khi dùng mặt phẳng nghiêng để được lợi 5 lần về lực thì sẽ

  • A.
     được lợi 5 lần về công.
  • B.
     bị thiệt 5 lần về công.
  • C.
     bị thiệt 5 lần về đường đi.
  • D.
     được lợi 5 lần về đường đi.
Câu 10 :

Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Nước có nhiệt dung riêng 4200J/kg.K thì nó sẽ nóng lên thêm bao nhiêu độ?

  • A.
     \(0,{02^0}C\).
  • B.
     \({30^0}C\).
  • C.
     \({2^0}C\).
  • D.
     \({20^0}C\).
Câu 11 :

Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra

  • A.
     không thay đổi.
  • B.
     có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn.
  • C.
     chậm hơn.
  • D.
     nhanh hơn.
Câu 12 :

Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào

  • A.
     vận tốc vật.
  • B.
     vị trí vật.
  • C.
     độ cao.
  • D.
     khối lượng vật.
Câu 13 :

Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng?

  • A.
     Hòn bi lăn trên sàn nhà.
  • B.
     Máy bay đang bay.
  • C.
     Quyển sách đặt trên bàn.
  • D.
     Viên đạn đang bay.
Câu 14 :

 Thế năng đàn hồi của lò xo không phụ thuộc vào

  • A.
     độ cứng của lò xo.
  • B.
     độ biến dạng của lò xo.
  • C.
     chiều biến dạng của lò xo.
  • D.
     mốc thế năng.
Câu 15 :

 Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học?

  • A.
     Xe máy đang đi trên đường.
  • B.
     Một người đi cầu thang lên gác.
  • C.
     Một người dùng ròng rọc kéo vật lên cao.
  • D.
     Người lực sĩ đang giữ quả tạ ở trên cao.
Câu 16 :

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là

  • A.
     nguyên tử.
  • B.
     phân tử.
  • C.
     nguyên tố.
  • D.
     nguyên tử và phân tử.
Câu 17 :

Để cày một đám ruộng nếu dùng trâu thì mất 3 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Máy cày có công suất lớn hơn trâu bao nhiêu lần?

  • A.
     18 lần.
  • B.
     9 lần.
  • C.
     20 lần.
  • D.
     3 lần.
Câu 18 :

Sự truyền nhiệt nào sau đây không phải là bức xạ nhiệt?

  • A.
     Sự truyền nhiệt từ thỏi đồng nung nóng thả vào chậu nước lạnh.
  • B.
     Sự truyền nhiệt từ ngọn lửa đèn cồn ra không gian xung quanh.
  • C.
     Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời xuống Trái Đất.
  • D.
     Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
Câu 19 :

Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao chứng tỏ

  • A.
     hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.
  • B.
     các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.
  • C.
     các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.
  • D.
     các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
Câu 20 :

Một tòa nhà cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,4m, có một thang máy chở tối đa 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyến lên tầng 10 nếu không dừng thì mất 1 phút. Hỏi công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu?

  • A.
     5000W.
  • B.
     5200W.
  • C.
     5100W.
  • D.
     5400W.
Câu 21 :

Muốn giữ cho nước chè nóng lâu, người ta thường để ấm vào giỏ có chèn bông, chấu hoặc mùn cưa vì

  • A.
     bông, chấu, mùn cưa làm tăng nhiệt độ cho ấm.
  • B.
     bông, chấu, mùn cưa dẫn nhiệt kém.
  • C.
     bông, chấu, mùn cưa truyền nhiệt lượng cho ấm.
  • D.
     bông, chấu, mùn cưa dẫn nhiệt tốt.
Câu 22 :

Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn là

  • A.
     đồng, nước, thủy tinh, không khí.
  • B.
     đồng, thủy tinh, nước, không khí.
  • C.
     thủy tinh, đồng, nước, không khí.
  • D.
     không khí, nước, thủy tinh, đồng.
Câu 23 :

Trường hợp nào cho thấy nhiệt năng của tấm nhôm tăng lên nhờ thực hiện công?

  • A.
     Đặt tấm nhôm lên ngọn lửa.
  • B.
     Cho tấm nhôm cọ xát lên mặt đất.
  • C.
     Đặt tấm nhôm lên giá để phơi nắng.
  • D.
     Cho tấm nhôm xuống nước.
Câu 24 :

Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên thì

  • A.
     động năng tăng, thế năng giảm.
  • B.
     động năng tăng, thế năng tăng.
  • C.
     động năng không đổi, thế năng giảm.
  • D.
     động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 25 :

Đơn vị của nhiệt lượng là

  • A.
     N (Niutơn).
  • B.
     W (Oát).
  • C.
     m (mét).
  • D.
     J (Jun).
Câu 26 :

Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Nhiệt lượng mà vật nhận được là

  • A.
     200J.
  • B.
     600J.
  • C.
     100J.
  • D.
     400J.
Câu 27 :

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

  • A.
     chất rắn.
  • B.
     chất khí và chất lỏng.
  • C.
     chất khí.
  • D.
     chất lỏng.
Câu 28 :

 Phân tử nước được cấu tạo từ

  • A.
     một nguyên tử hiđro và một nguyên tử oxi.
  • B.
     hai nguyên tử hiđro và một nguyên tử oxi.
  • C.
     hai nguyên tử hiđro và một phân tử oxi.
  • D.
     một nguyên tử hiđro và hai nguyên tử oxi.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các hình vẽ dưới đây, trong đó bình 1 đựng dầu hỏa, bình 2 đựng nước, bình 3 đựng nước muối. Gọi p1, p2, plà áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2, 3. Biểu thức nào sau đây là đúng?

  • A.
     p1 = p2 = p3.
  • B.
     p1 > p2 > p3.
  • C.
     p1 < p2 < p3.
  • D.
     p2 > p3 > p1.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính áp suất chất lỏng p = d.h

Lời giải chi tiết :

Áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy bìnhp = d.h

Ta thấy bình 3 đựng nước pha muối có d lớn nhất nên p3 lớn nhất, bình 1 đựng rượu có d nhỏ nhất nên p1 nhỏ nhất, vậy ta có: p3 > p2 > p1.

Câu 2 :

Một chiếc lá đang rơi từ trên cây xuống. Chiếc lá đứng yên so với vật mốc nào sau đây?

  • A.
     Cái cây.
  • B.
     Vệ đường.
  • C.
     Chiếc lá.
  • D.
     Trái Đất.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vật được coi là đứng yên khi nó không thay đổi vị trí so với vật mốc.

Lời giải chi tiết :

Ta thấy khi chọn mốc là cái cây, vệ đường hay Trái Đất thì chiếc lá rơi xuống và có sự thay đổi vị trí.

Chỉ có chọn mốc là chiếc lá thì chiếc lá được coi là đứng yên so với chính nó.

Câu 3 :

 Tốc độ 2m/s bằng giá trị nào dưới đây?

  • A.
     7,2 km/h.
  • B.
     3,6 km/h.
  • C.
     20 km/h.
  • D.
     5,4 km/h

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đổi đơn vị đo vận tốc.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 1m/s = 3,6 km/h

Suy ra 2m/s = 2.3,6 = 7,2 km/h

Câu 4 :

Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên phải vì ô tô đột ngột

  • A.
     tăng tốc độ.
  • B.
     giảm tốc độ.
  • C.
     rẽ sang bên phải.
  • D.
     rẽ sang bên trái.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về quán tính.

Lời giải chi tiết :

Khi ô tô đột ngột rẽ sang trái, do quán tính hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp chuyển động theo hướng cũ nên hành khách thấy mình bị nghiêng người sang bên phải.

Câu 5 :

Công thức tính áp suất là:

  • A.
     \(p = \frac{S}{F}\)
  • B.
     \(p = \frac{F}{S}\)
  • C.
     \(p = \frac{d}{h}\)
  • D.
     \(p = \frac{h}{d}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính áp suất.

Lời giải chi tiết :

Công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)

Câu 6 :

Cách làm nào sau đây xác định được độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm vật trong nước?

  • A.
     Đo trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ.
  • B.
     Đo trọng lượng vật ngoài không khí.
  • C.
     Đo trọng lượng vật trong nước.
  • D.
     Đo thể tích của vật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

Lời giải chi tiết :

Để xác định được độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi nhúng chìm vật trong nước ta đo trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ.

Câu 7 :

Lực nào sau đây không phải lực ma sát?

  • A.
     Lực xuất hiện giữa chân và mặt sàn nhà khi bước đi.
  • B.
     Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
  • C.
     Lực xuất hiện khi quả bóng lăn trên sân cỏ.
  • D.
     Lực xuất hiện giữa má phanh và vành bánh xe đạp lúc bóp phanh.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lực ma sát xuất hiện khi một vật trượt, lăn hoặc nằm yên trên mặt một vật khác.

Lời giải chi tiết :

Lực xuất hiện giữa chân và mặt sàn nhà khi bước đi: lực ma sát nghỉ.

Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn: lực đàn hồi

Lực xuất hiện khi quả bóng lăn trên sân cỏ: lực ma sát lăn.

Lực xuất hiện giữa má phanh và vành bánh xe đạp lúc bóp phanh: lực ma sát trượt.

Câu 8 :

Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

  • A.
     Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
  • B.
     Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
  • C.
     Bơm hơi vào quả bóng bay quả bóng phồng lên.
  • D.
     Hút nước từ cốc vào miệng nhờ ống hút.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về áp suất khí quyển.

Lời giải chi tiết :

Săm xe đạp nổ là do áp suất không khí bên trong lớp xe đạp lớn hơn áp suất khí quyển. Do sự bất cân bằng này khiến cho lốp xe nổ.

Câu 9 :

Khi dùng mặt phẳng nghiêng để được lợi 5 lần về lực thì sẽ

  • A.
     được lợi 5 lần về công.
  • B.
     bị thiệt 5 lần về công.
  • C.
     bị thiệt 5 lần về đường đi.
  • D.
     được lợi 5 lần về đường đi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Lời giải chi tiết :

Khi dùng mặt phẳng nghiêng để được lợi 5 lần về lực thì sẽ bị thiệt 5 lần về đường đi

Câu 10 :

Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Nước có nhiệt dung riêng 4200J/kg.K thì nó sẽ nóng lên thêm bao nhiêu độ?

  • A.
     \(0,{02^0}C\).
  • B.
     \({30^0}C\).
  • C.
     \({2^0}C\).
  • D.
     \({20^0}C\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

Lời giải chi tiết :

10 lít nước có khối lượng là 10kg

Nhiệt lượng cung cấp cho nước là:

\(Q = mc\Delta t \Rightarrow \Delta t = \frac{Q}{{mc}} = \frac{{840000}}{{10.4200}} = {20^0}C\)

Vậy nước nóng lên thêm \({20^0}C\).

Câu 11 :

Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra

  • A.
     không thay đổi.
  • B.
     có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn.
  • C.
     chậm hơn.
  • D.
     nhanh hơn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết hiện tượng khuếch tán

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn khi nhiệt độ giảm.

Câu 12 :

Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào

  • A.
     vận tốc vật.
  • B.
     vị trí vật.
  • C.
     độ cao.
  • D.
     khối lượng vật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng trọng trường.

Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.

Lời giải chi tiết :

Thế năng trọng trường của một vật phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật

→ thế năng trọng trường không phụ thuộc vào vận tốc vật.

Câu 13 :

Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng?

  • A.
     Hòn bi lăn trên sàn nhà.
  • B.
     Máy bay đang bay.
  • C.
     Quyển sách đặt trên bàn.
  • D.
     Viên đạn đang bay.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

Lời giải chi tiết :

Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật

→ vật không có động năng khi vật không chuyển động: quyển sách đặt trên bàn không có động năng.

Câu 14 :

 Thế năng đàn hồi của lò xo không phụ thuộc vào

  • A.
     độ cứng của lò xo.
  • B.
     độ biến dạng của lò xo.
  • C.
     chiều biến dạng của lò xo.
  • D.
     mốc thế năng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi

Lời giải chi tiết :

Thế năng đàn hồi của lò xo không phụ thuộc vào chiều biến dạng của lò xo.

Câu 15 :

 Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học?

  • A.
     Xe máy đang đi trên đường.
  • B.
     Một người đi cầu thang lên gác.
  • C.
     Một người dùng ròng rọc kéo vật lên cao.
  • D.
     Người lực sĩ đang giữ quả tạ ở trên cao.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Công cơ học được thực hiện khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.

Lời giải chi tiết :

Người lực sĩ đang giữ quả tạ trên cao có tác dụng lực nhưng không làm quả tạ dịch chuyển → không có công cơ học.

Câu 16 :

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là

  • A.
     nguyên tử.
  • B.
     phân tử.
  • C.
     nguyên tố.
  • D.
     nguyên tử và phân tử.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.

Lời giải chi tiết :

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.

Câu 17 :

Để cày một đám ruộng nếu dùng trâu thì mất 3 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Máy cày có công suất lớn hơn trâu bao nhiêu lần?

  • A.
     18 lần.
  • B.
     9 lần.
  • C.
     20 lần.
  • D.
     3 lần.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công suất: \(P = \frac{A}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Coi công cơ học thực hiện để cày hết đán ruộng là như nhau

Công suất: \(P = \frac{A}{t} \Rightarrow P\~\frac{1}{t}\)

Máy cày sử dụng ít thời gian hơn trâu là: \(\frac{{3.60}}{{20}} = 9\) (lần)

Vậy máy cày có công suất lớn hơn trâu 9 lần.

Câu 18 :

Sự truyền nhiệt nào sau đây không phải là bức xạ nhiệt?

  • A.
     Sự truyền nhiệt từ thỏi đồng nung nóng thả vào chậu nước lạnh.
  • B.
     Sự truyền nhiệt từ ngọn lửa đèn cồn ra không gian xung quanh.
  • C.
     Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời xuống Trái Đất.
  • D.
     Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết bức xạ nhiệt.

Lời giải chi tiết :

Sự truyền nhiệt từ thỏi đồng nung nóng thả vào chậu nước lạnh: là sự dẫn nhiệt, không phải là bức xạ nhiệt.

Câu 19 :

Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao chứng tỏ

  • A.
     hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.
  • B.
     các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.
  • C.
     các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.
  • D.
     các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử.

Lời giải chi tiết :

Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao chứng tỏ các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.

Câu 20 :

Một tòa nhà cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,4m, có một thang máy chở tối đa 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyến lên tầng 10 nếu không dừng thì mất 1 phút. Hỏi công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu?

  • A.
     5000W.
  • B.
     5200W.
  • C.
     5100W.
  • D.
     5400W.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trọng lực: \(P = 10m\)

Công cơ học: \(A = F.s\)

Công suất: \(P = \frac{A}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Lực để động cơ thang máy thực hiện là:

\(F = 20.10m = 20.10.50 = 10000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)\)

Để thang máy lên tầng 10 phải di chuyển quãng đường là:

\(h = 9{h_0} = 9.3,4 = 30,6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right)\)

Công cơ học của động cơ thang máy thực hiện là:

\(A = F.s = 10000.30,6 = 306000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\)

Công suất tối thiểu của động cơ thang máy là:

\(P = \frac{A}{t} = \frac{{306000}}{{60}} = 5100{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {\rm{W}} \right)\)

Câu 21 :

Muốn giữ cho nước chè nóng lâu, người ta thường để ấm vào giỏ có chèn bông, chấu hoặc mùn cưa vì

  • A.
     bông, chấu, mùn cưa làm tăng nhiệt độ cho ấm.
  • B.
     bông, chấu, mùn cưa dẫn nhiệt kém.
  • C.
     bông, chấu, mùn cưa truyền nhiệt lượng cho ấm.
  • D.
     bông, chấu, mùn cưa dẫn nhiệt tốt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết sự dẫn nhiệt.

Lời giải chi tiết :

Bông, chấu, mùn cưa dẫn nhiệt kém giúp giữ cho nước chè nóng lâu.

Câu 22 :

Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn là

  • A.
     đồng, nước, thủy tinh, không khí.
  • B.
     đồng, thủy tinh, nước, không khí.
  • C.
     thủy tinh, đồng, nước, không khí.
  • D.
     không khí, nước, thủy tinh, đồng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Chất khí dẫn nhiệt kém hơn chất lỏng.

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn là: đồng, thủy tinh, nước, không khí.

Câu 23 :

Trường hợp nào cho thấy nhiệt năng của tấm nhôm tăng lên nhờ thực hiện công?

  • A.
     Đặt tấm nhôm lên ngọn lửa.
  • B.
     Cho tấm nhôm cọ xát lên mặt đất.
  • C.
     Đặt tấm nhôm lên giá để phơi nắng.
  • D.
     Cho tấm nhôm xuống nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt.

Lời giải chi tiết :

Trường hợp cho thấy nhiệt năng của tấm nhôm tăng lên nhờ thực hiện công là: cho tấm nhôm cọ xát lên mặt đất.

Câu 24 :

Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên thì

  • A.
     động năng tăng, thế năng giảm.
  • B.
     động năng tăng, thế năng tăng.
  • C.
     động năng không đổi, thế năng giảm.
  • D.
     động năng giảm, thế năng tăng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng trọng trường. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.

Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

Lời giải chi tiết :

Vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng: động năng của vận động viên tăng, thế năng giảm.

Câu 25 :

Đơn vị của nhiệt lượng là

  • A.
     N (Niutơn).
  • B.
     W (Oát).
  • C.
     m (mét).
  • D.
     J (Jun).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J).

Lời giải chi tiết :

Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J).

Câu 26 :

Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Nhiệt lượng mà vật nhận được là

  • A.
     200J.
  • B.
     600J.
  • C.
     100J.
  • D.
     400J.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng mà vật nhận được là: \(Q = 400 - 200 = 200{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\)

Câu 27 :

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của

  • A.
     chất rắn.
  • B.
     chất khí và chất lỏng.
  • C.
     chất khí.
  • D.
     chất lỏng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

Lời giải chi tiết :

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn.

Câu 28 :

 Phân tử nước được cấu tạo từ

  • A.
     một nguyên tử hiđro và một nguyên tử oxi.
  • B.
     hai nguyên tử hiđro và một nguyên tử oxi.
  • C.
     hai nguyên tử hiđro và một phân tử oxi.
  • D.
     một nguyên tử hiđro và hai nguyên tử oxi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết nguyên tử, phân tử

Công thức hóa học của nước: \({H_2}O\)

Lời giải chi tiết :

Phân tử nước được cấu tạo từ hai nguyên tử hiđro và một nguyên tử oxi.

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.