Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Lí - Đề số 3
Đề bài
Chọn câu trả lời đúng. Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?
-
A.
Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
-
B.
Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
-
C.
Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
-
D.
Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.
Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật nặng có khối lượng 1kg.
-
A.
Hình 1
-
B.
Hình 2
-
C.
Hình 3
-
D.
Hình 4
Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên (bỏ qua ma sát). Trong các phát biểu sau về quá trình nảy lên của quả bóng, phát biểu sai là:
-
A.
Động năng tăng, thế năng giảm
-
B.
Cơ năng của vật là không đổi
-
C.
Động năng chuyển hóa thành thế năng
-
D.
Động năng giảm, thế năng tăng
Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
-
A.
Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
-
B.
Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
-
C.
Chuyển động của đầu cánh quạt
-
D.
Chuyển động của xe buýt từ đường Phạm Văn Đồng ra Nguyễn Phong Sắc
Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:
-
A.
\(Q = \frac{q}{m}\)
-
B.
\(Q = \frac{m}{q}\)
-
C.
\(Q = qm\)
-
D.
\(Q = {q^m}\)
Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:
-
A.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ
-
B.
Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
-
C.
Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn
-
D.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
-
A.
Lực đẩy Acsimét
-
B.
Lực đẩy Acsimét và lực ma sát
-
C.
Trọng lực
-
D.
Trọng lực và lực đẩy Acsimét
Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếc va li đặt trên giá để hàng. Va li:
-
A.
chuyển động so với thành tàu
-
B.
chuyển động so với đầu máy
-
C.
chuyển động so với người lái tàu
-
D.
chuyển động so với đường ray
Chọn câu đúng: Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng:
-
A.
một lực duy nhất là trọng lực.
-
B.
một lực duy nhất là lực đẩy Ac-si-mét.
-
C.
trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau.
-
D.
trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và cùng chiều nhau.
Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
-
A.
Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn
-
B.
Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn
-
C.
Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt
-
D.
Để tiết kiệm vật liệu
Trong công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt: \(H = \dfrac{A}{Q}\) , A là
-
A.
công có ích.
-
B.
nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy.
-
C.
nhiệt lượng tỏa ra môi trường.
-
D.
nhiệt năng của nhiên liệu.
Đưa một vật nặng có trọng lượng \(P\) lên cùng độ cao \(h\) bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật lên theo phương mặt phẳng nghiêng. Nếu bỏ qua ma sát thì nhận xét nào sau đây đúng?
-
A.
Công ở cách hai lớn hơn vì đường đi dài hơn.
-
B.
Công ở cách hai nhỏ hơn vì lực kéo nhỏ hơn.
-
C.
Công ở hai cách bằng nhau và bằng \(P.h\).
-
D.
Công ở hai cách bằng nhau và lớn hơn \(P.h\).
Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:
-
A.
việc hút mạnh đã làm bẹp hộp
-
B.
áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng
-
C.
áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp
-
D.
khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi
………. được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. Chọn câu trả lời đúng:
-
A.
Nguyên tử.
-
B.
Phân tử.
-
C.
Vật.
-
D.
Chất.
Câu nào sau đây nói về công cơ học là đúng?
-
A.
Công cơ học là một dạng năng lượng.
-
B.
Cứ có lực tác dụng là có công cơ học.
-
C.
Cứ có chuyển động là có công cơ học.
-
D.
Cứ có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời là có công cơ học.
Độ lớn vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Hãy chọn câu đúng
-
A.
Quãng đường chuyển động dài hay ngắn
-
B.
Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm
-
C.
Thời gian chuyển động dài hay ngắn
-
D.
Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh chậm của chuyển động
Chuyển động của phân tử Hiđrô ở \({0^0}C\) có vận tốc \(1692m/s\), của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc \(2880km/h\), của xe bus BRT là \(750m/h\). Chuyển động nào nhanh hơn?
-
A.
Chuyển động của phân tử Hiđrô
-
B.
Chuyển động của vệ tinh nhân tạo
-
C.
Chuyển động của xe bus BRT
-
D.
Chuyển động của vệ tinh nhân tạo và của xe bus BRT
Một người đi xe máy trên đoạn đường \(ABC\). Biết trên đoạn đường \(AB\) người đó đi với vận tốc \(16km/h\), trong thời gian \({t_1} = 15\) phút; trên đoạn đường \(BC\) người đó đi với vận tốc \(24km/h\), trong thời gian \({t_2} = 25\) phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường \(ABC\) là:
-
A.
\(18km/h\)
-
B.
\(20km/h\)
-
C.
\(21km/h\)
-
D.
\(22km/h\)
Các lực tác dụng lên các vật A,B,C được biểu diễn như hình vẽ
Trong các câu mô tả bằng lời các yếu tố của các lực sau đây, câu nào đúng nhất?
-
A.
Lực \(F_1\) tác dụng lên vật A: phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 6N
-
B.
Lực \(F_2\) tác dụng lên vật B: phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 18N
-
C.
Lực \(F_3\) tác dụng lên vật C: phương hợp với đường nằm ngang 1 góc 300 chếch sang phải, chiều từ dưới lên, độ lớn 12N
-
D.
Các câu mô tả trên đều đúng.
Một ô tô nặng 1800 kg có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất là 300 cm2, áp suất của ô tô lên mặt đường là:
-
A.
60 000N/m2
-
B.
650 000N/m2
-
C.
65 000N/m2
-
D.
600 000N/m2
Thể tích miếng sắt là \(2dm^3\). Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau biết trọng lượng riêng nước \(d = 10000N/m^3\)
-
A.
F = 10N
-
B.
F = 20N
-
C.
F = 15N
-
D.
F = 25N
Một máy bơm bơm nước lên cao \(3m\). Trong mỗi giây máy sinh công \(7500J\). Hỏi máy hoạt động liên tục trong \(1\) giờ, thể tích nước mà máy bơm chuyển được lên cao là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\).
-
A.
\(90{m^3}\)
-
B.
\(9000{m^3}\)
-
C.
\(9{m^3}\)
-
D.
\(900{m^3}\)
Một vật bằng đồng có khối lượng \(m = 10kg\) đang ở \({20^0}C\) để vật đó đạt được nhiệt độ \({70^0}C\) thì vật bằng đồng cần hấp thụ một nhiệt lượng có giá trị là: (biết nhiệt dung riêng của đồng là \(380J/kg.K\))
-
A.
\(190J\)
-
B.
\(19J\)
-
C.
\(190kJ\)
-
D.
\(19kJ\)
Người ta thả một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng \(100g\) ở nhiệt độ \({120^0}C\) vào một nhiệt lượng kế đựng \(78g\) nước ở nhiệt độ \({15^0}C\). Biết nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là \({22^0}C\), nhiệt dung riêng của chì là \(130J/kg.K\) , của kẽm là \(390J/kg.K\) , của nước là \(4200J/kg.K\) . Khối lượng chì và kẽm có trong hợp kim là:
-
A.
\({m_{chi}} = 50g;{m_{kem}} = 50g\)
-
B.
\({m_{chi}} = 60g;{m_{kem}} = 40g\)
-
C.
\({m_{chi}} = 40g;{m_{kem}} = 60g\)
-
D.
\({m_{chi}} = 30g;{m_{kem}} = 70g\)
Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng \(\dfrac{1}{2}\) thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là \(100J\) thì có giá trị bằng thế năng.
Thế năng của vật ở vị trí A là:
-
A.
\(50J\)
-
B.
\(100J\)
-
C.
\(200J\)
-
D.
\(600J\)
Lời giải và đáp án
Chọn câu trả lời đúng. Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?
-
A.
Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
-
B.
Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
-
C.
Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
-
D.
Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.
Đáp án : C
Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ vì: Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật nặng có khối lượng 1kg.
-
A.
Hình 1
-
B.
Hình 2
-
C.
Hình 3
-
D.
Hình 4
Đáp án : B
+ Sử dụng biểu thức tính trọng lực của vật: \(P = 10m\)
+ Vận dụng cách xác định lực và biểu diễn lực
Ta có,
+ Trọng lực của vật:\(P = 10m = 10.1 = 10N\)
+ Mỗi mắt xích ứng với \(2N \to 10N\) ứng với 5 mắt xích
Lại có, trọng lực luôn luôn hướng xuống
=> Hình 2 biểu diễn đúng trọng lực của vật nặng có khối lượng 1kg
Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên (bỏ qua ma sát). Trong các phát biểu sau về quá trình nảy lên của quả bóng, phát biểu sai là:
-
A.
Động năng tăng, thế năng giảm
-
B.
Cơ năng của vật là không đổi
-
C.
Động năng chuyển hóa thành thế năng
-
D.
Động năng giảm, thế năng tăng
Đáp án : A
Trong thời gian quả bóng nảy lên thì động năng của quả bóng giảm và thế năng của quả bóng tăng, cơ năng được bảo toàn.
Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
-
A.
Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
-
B.
Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
-
C.
Chuyển động của đầu cánh quạt
-
D.
Chuyển động của xe buýt từ đường Phạm Văn Đồng ra Nguyễn Phong Sắc
Đáp án : B
A, C, D - chuyển động không đều
B - chuyển động đều
Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:
-
A.
\(Q = \frac{q}{m}\)
-
B.
\(Q = \frac{m}{q}\)
-
C.
\(Q = qm\)
-
D.
\(Q = {q^m}\)
Đáp án : C
Nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy được tính theo công thức:
\(Q = qm\)
Trong đó:
+ \(Q\): nhiệt lượng toả ra \(\left( J \right)\)
+ \(q\): năng suất toả nhiệt của nhiên liệu \(\left( {J/kg} \right)\)
+ \(m\): khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn\(\left( {kg} \right)\)
Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:
-
A.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ
-
B.
Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
-
C.
Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn
-
D.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
Đáp án : D
Ta có, nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
-
A.
Lực đẩy Acsimét
-
B.
Lực đẩy Acsimét và lực ma sát
-
C.
Trọng lực
-
D.
Trọng lực và lực đẩy Acsimét
Đáp án : D
Một vật ở trong nước thì chịu tác dụng của lực đẩy Acsimét và trọng lực
Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếc va li đặt trên giá để hàng. Va li:
-
A.
chuyển động so với thành tàu
-
B.
chuyển động so với đầu máy
-
C.
chuyển động so với người lái tàu
-
D.
chuyển động so với đường ray
Đáp án : D
Chiếc vali đặt trên giá để hàng chuyển động so với đường ray
Chọn câu đúng: Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng:
-
A.
một lực duy nhất là trọng lực.
-
B.
một lực duy nhất là lực đẩy Ac-si-mét.
-
C.
trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau.
-
D.
trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và cùng chiều nhau.
Đáp án : C
Sử dụng lí thuyết về các lực tác dụng lên vật khi ở trong chất lỏng.
Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau.
Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
-
A.
Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn
-
B.
Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn
-
C.
Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt
-
D.
Để tiết kiệm vật liệu
Đáp án : C
Trên lốp ô tô, xe máy và xe đạp nguời ta phải xẻ rãnh để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt
Trong công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt: \(H = \dfrac{A}{Q}\) , A là
-
A.
công có ích.
-
B.
nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy.
-
C.
nhiệt lượng tỏa ra môi trường.
-
D.
nhiệt năng của nhiên liệu.
Đáp án : A
Hiệu suất của động cơ nhiệt: \(H = \dfrac{A}{Q}\)
Trong đó:
+ \(A\): công có ích \(\left( J \right)\)
+ \(Q\): nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy \(\left( J \right)\)
Đưa một vật nặng có trọng lượng \(P\) lên cùng độ cao \(h\) bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật lên theo phương mặt phẳng nghiêng. Nếu bỏ qua ma sát thì nhận xét nào sau đây đúng?
-
A.
Công ở cách hai lớn hơn vì đường đi dài hơn.
-
B.
Công ở cách hai nhỏ hơn vì lực kéo nhỏ hơn.
-
C.
Công ở hai cách bằng nhau và bằng \(P.h\).
-
D.
Công ở hai cách bằng nhau và lớn hơn \(P.h\).
Đáp án : C
+ Sử dụng định luật về công
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = F.s\)
Công ở hai cách bằng nhau và bằng \(P.h\).
Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:
-
A.
việc hút mạnh đã làm bẹp hộp
-
B.
áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng
-
C.
áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp
-
D.
khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi
Đáp án : C
Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.
………. được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. Chọn câu trả lời đúng:
-
A.
Nguyên tử.
-
B.
Phân tử.
-
C.
Vật.
-
D.
Chất.
Đáp án : D
Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
Câu nào sau đây nói về công cơ học là đúng?
-
A.
Công cơ học là một dạng năng lượng.
-
B.
Cứ có lực tác dụng là có công cơ học.
-
C.
Cứ có chuyển động là có công cơ học.
-
D.
Cứ có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời là có công cơ học.
Đáp án : A
B, C, D sai vì Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Độ lớn vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Hãy chọn câu đúng
-
A.
Quãng đường chuyển động dài hay ngắn
-
B.
Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm
-
C.
Thời gian chuyển động dài hay ngắn
-
D.
Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh chậm của chuyển động
Đáp án : B
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Chuyển động của phân tử Hiđrô ở \({0^0}C\) có vận tốc \(1692m/s\), của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc \(2880km/h\), của xe bus BRT là \(750m/h\). Chuyển động nào nhanh hơn?
-
A.
Chuyển động của phân tử Hiđrô
-
B.
Chuyển động của vệ tinh nhân tạo
-
C.
Chuyển động của xe bus BRT
-
D.
Chuyển động của vệ tinh nhân tạo và của xe bus BRT
Đáp án : A
Vận dụng phương pháp so sánh chuyển động nhanh hay chậm
Đổi các vận tốc về cùng một đơn vị. Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn, vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn
Ta có:
+ Chuyển động của phân tử Hiđrô ở \({0^0}C\) có vận tốc \({v _1} = 1692m/s\)
+ Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc \({v_2} = 2880km/h = 800m/s\)
+ Chuyển động của xe bus BRT có vận tốc \({v_3} = 750m/h = 0,208m/s\)
Ta thấy: \({v_1} > {v_2} > {v_3}\) => Chuyển động của phân tử Hiđrô nhanh nhất
Một người đi xe máy trên đoạn đường \(ABC\). Biết trên đoạn đường \(AB\) người đó đi với vận tốc \(16km/h\), trong thời gian \({t_1} = 15\) phút; trên đoạn đường \(BC\) người đó đi với vận tốc \(24km/h\), trong thời gian \({t_2} = 25\) phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường \(ABC\) là:
-
A.
\(18km/h\)
-
B.
\(20km/h\)
-
C.
\(21km/h\)
-
D.
\(22km/h\)
Đáp án : C
Sử dụng biểu thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = 15ph = \frac{1}{4}h\\{t_2} = 25ph = \frac{5}{{12}}h\end{array} \right.\)
+ Quãng đường AB: \(AB = {s_1} = {v_1}{t_1} = 16.\frac{1}{4} = 4km\)
+ Quãng đường BC: \(BC = {s_2} = {v_2}{t_2} = 24.\frac{5}{{12}} = 10km\)
Vận tốc trung bình trên đoạn đường \(ABC\) là :
\({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{4 + 10}}{{\frac{1}{4} + \frac{5}{{12}}}} = 21km/h\)
Các lực tác dụng lên các vật A,B,C được biểu diễn như hình vẽ
Trong các câu mô tả bằng lời các yếu tố của các lực sau đây, câu nào đúng nhất?
-
A.
Lực \(F_1\) tác dụng lên vật A: phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 6N
-
B.
Lực \(F_2\) tác dụng lên vật B: phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 18N
-
C.
Lực \(F_3\) tác dụng lên vật C: phương hợp với đường nằm ngang 1 góc 300 chếch sang phải, chiều từ dưới lên, độ lớn 12N
-
D.
Các câu mô tả trên đều đúng.
Đáp án : D
Lực \(F_1\) tác dụng lên vật A : phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 6N
Lực \(F_2\) tác dụng lên vật B : phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 18N
Lực \(F_3\) tác dụng lên vật C : phương hợp với đường nằm ngang 1 góc 300 chếch sang phải, chiều từ dưới lên, độ lớn 12N.
=> Cả A, B, C đều đúng
Một ô tô nặng 1800 kg có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất là 300 cm2, áp suất của ô tô lên mặt đường là:
-
A.
60 000N/m2
-
B.
650 000N/m2
-
C.
65 000N/m2
-
D.
600 000N/m2
Đáp án : D
+ Sử dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = 10m\)
+ Sử dụng biểu thức tính áp suất \(p = \dfrac{F}{S}\)
Ta có:
Trọng lực của ô tô: \(P = 10m = 10.1800 = 18000N\)
Áp suất mà ô tô tác dụng lên mặt đường là: \(p = \dfrac{P}{S} = \dfrac{{18000}}{{{{300.10}^{ - 4}}}} = 600000N/{m^2}\)
Thể tích miếng sắt là \(2dm^3\). Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau biết trọng lượng riêng nước \(d = 10000N/m^3\)
-
A.
F = 10N
-
B.
F = 20N
-
C.
F = 15N
-
D.
F = 25N
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)
Đổi \(2d{m^3} = {2.10^{ - 3}}{m^3}\)
Lực đẩy Acsimet tác dụng vào miếng sắt khi nhúng chìm trong nước là:
\({F_A} = d.V = {10000.2.10^{ - 3}} = 20N\)
Một máy bơm bơm nước lên cao \(3m\). Trong mỗi giây máy sinh công \(7500J\). Hỏi máy hoạt động liên tục trong \(1\) giờ, thể tích nước mà máy bơm chuyển được lên cao là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là \(10000N/{m^3}\).
-
A.
\(90{m^3}\)
-
B.
\(9000{m^3}\)
-
C.
\(9{m^3}\)
-
D.
\(900{m^3}\)
Đáp án : D
+ Vận dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Vận dụng biểu thức tính trọng lượng: \(P = dV\)
Đổi đơn vị:
\(1\) giờ \( = 60.60 = 3600s\)
+ Lực cần để máy bơm đưa nước lên cao \(h = 3m\) là: \(F = \dfrac{A}{h} = \dfrac{{7500}}{3} = 2500N\)
+ Vì nước được máy bơm đưa lên cao nên nước chịu tác dụng của hai lực cân bằng hay: \(F = P\)
Ta có: \(P = dV \to V = \dfrac{P}{d}\)
Thể tích nước được bơm trong 1 giờ là: \(V = \dfrac{P}{d}.3600 = \dfrac{{2500}}{{10000}}.3600 = 900{m^3}\)
Một vật bằng đồng có khối lượng \(m = 10kg\) đang ở \({20^0}C\) để vật đó đạt được nhiệt độ \({70^0}C\) thì vật bằng đồng cần hấp thụ một nhiệt lượng có giá trị là: (biết nhiệt dung riêng của đồng là \(380J/kg.K\))
-
A.
\(190J\)
-
B.
\(19J\)
-
C.
\(190kJ\)
-
D.
\(19kJ\)
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
Nhiệt lượng cần cung cấp cho đồng là: \(Q = mc\Delta t = 10.380.(70 - 20) = 190000J = 190kJ\)
Người ta thả một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng \(100g\) ở nhiệt độ \({120^0}C\) vào một nhiệt lượng kế đựng \(78g\) nước ở nhiệt độ \({15^0}C\). Biết nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là \({22^0}C\), nhiệt dung riêng của chì là \(130J/kg.K\) , của kẽm là \(390J/kg.K\) , của nước là \(4200J/kg.K\) . Khối lượng chì và kẽm có trong hợp kim là:
-
A.
\({m_{chi}} = 50g;{m_{kem}} = 50g\)
-
B.
\({m_{chi}} = 60g;{m_{kem}} = 40g\)
-
C.
\({m_{chi}} = 40g;{m_{kem}} = 60g\)
-
D.
\({m_{chi}} = 30g;{m_{kem}} = 70g\)
Đáp án : B
+ Sử dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
Khối lượng hợp kim là \(100g \Rightarrow {m_{chi}} + {m_{kem}} = 100g = 0,1kg(1)\)
Chì : \(\left\{ \begin{array}{l}{m_{chi}}\\{c_1} = 130J/kg.K\\{t_1} = {120^0}C\end{array} \right.\)
Kẽm: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_{kem}}\\{c_2} = 390J/kg.K\\{t_2} = {120^0}C\end{array} \right.\)
Nước: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_3} = 78g = 0,078kg\\{c_3} = 4200J/kg.K\\{t_3} = {15^0}C\end{array} \right.\)
Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là \(t = {22^0}C\)
+ Nhiệt lượng chì tỏa ra là: \({Q_1} = {m_{chi}}{c_1}\left( {{t_1} - t} \right)\)
Nhiệt lượng kẽm tỏa ra là: \({Q_2} = {m_{ke{\rm{m}}}}{c_2}\left( {{t_2} - t} \right)\)
Nhiệt lượng nước thu vào là: \({Q_3} = {m_3}{c_3}\left( {t - {t_3}} \right)\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
\(\begin{array}{l}{Q_1} + {Q_2} = {Q_3} \leftrightarrow {m_{chi}}{c_1}\left( {{t_1} - t} \right) + {m_{kem}}{c_2}\left( {{t_2} - t} \right) = {m_3}{c_3}\left( {t - {t_3}} \right)\\ \Leftrightarrow {m_{chi}}.130.(120 - 22) + {m_{kem}}.390.(120 - 22) = 0,078.4200.(22 - 15)\\ \Leftrightarrow 12740{m_{chi}} + 38220{m_{kem}} = 2293,2(2)\end{array}\)
Từ (1) và (2)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m_{chi}} + {m_{kem}} = 0,1\\12740{m_{chi}} + 38220{m_{kem}} = 2293,2\end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{m_{chi}} = 0,06kg = 60g\\{m_{kem}} = 0,04kg = 40g\end{array} \right.\end{array}\)
Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng \(\dfrac{1}{2}\) thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là \(100J\) thì có giá trị bằng thế năng.
Thế năng của vật ở vị trí A là:
-
A.
\(50J\)
-
B.
\(100J\)
-
C.
\(200J\)
-
D.
\(600J\)
Đáp án : D
- Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao
+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)
- Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Gọi \({{\rm{W}}_d},{{\rm{W}}_t},{\rm{W}}\) lần lượt là động năng, thế năng và cơ năng của vật
C – là vị trí có động năng bằng thế năng
Theo đề bài, ta có:
+ Tại B: \({{\rm{W}}_{{d_B}}} = \frac{1}{2}{{\rm{W}}_{{t_B}}} \to 2{{\rm{W}}_{{d_B}}} = {{\rm{W}}_{{t_B}}}\)
+ Tại C: \(\left\{ \begin{array}{l}{{\rm{W}}_{{d_C}}} = {{\rm{W}}_{{d_B}}} + 100\\{{\rm{W}}_{{t_C}}} = {{\rm{W}}_{{t_B}}} - 100 = 2{W_{{d_B}}} - 100\end{array} \right.\)
Lại có:
\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_{{d_C}}} = {{\rm{W}}_{{t_C}}} \leftrightarrow {{\rm{W}}_{{d_B}}} + 100 = 2{{\rm{W}}_{{d_B}}} - 100\\ \to {{\rm{W}}_{{d_B}}} = 200J\end{array}\)
Thế vào (1), ta suy ra: \({{\rm{W}}_{{t_B}}} = 2.200 = 400J\)
Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, ta có:
Cơ năng của vật tại B: \({{\rm{W}}_B} = {{\rm{W}}_{{d_B}}} + {{\rm{W}}_{{t_B}}} = 200 + 400 = 600J\)
Thế năng của vật tại A bằng cơ năng của vật tại B
(do tại A vật chỉ có thế năng mà không có động năng)
\({{\rm{W}}_{{t_A}}} = {{\rm{W}}_B} = 600J\)