Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 (lần 1) - Đề số 01
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 (lần 1) - Đề số 01
Đề bài
Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp
-
A.
Biến thế tăng điện áp
-
B.
Biến thế giảm điện áp
-
C.
Biến thế ổn áp
-
D.
Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp.
Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện
-
A.
Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực của nam châm điện
-
B.
Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn
-
C.
Cuộn dây dẫn và nam châm
-
D.
Cuộn dây dẫn và lõi sắt
Các bộ phận chính của máy biến áp gồm:
-
A.
Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện
-
B.
Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt
-
C.
Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu
-
D.
Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện
Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ?
-
A.
Tác dụng nhiệt
-
B.
Tác dụng từ
-
C.
Tác dụng quang
-
D.
Tác dụng sinh lý
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều, ta mắc vôn kế
-
A.
Nối tiếp vào mạch điện
-
B.
Nối tiếp vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện
-
C.
Song song vào mạch điện
-
D.
Song song vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện
Chọn phát biểu đúng.
-
A.
Khi một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều
-
B.
Máy biến thế có thể chạy bằng dòng điện một chiều
-
C.
Không thể dùng dòng điện xoay chiều để chạy máy biến thế mà dùng dòng điện một chiều để chạy máy biến thế
-
D.
Máy biến thế gồm một cuộn dây và mội lõi sắt
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:
-
A.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên
-
B.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
-
C.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi
-
D.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi
Trong máy phát điện xoay chiều, roto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
-
A.
Luôn đứng yên
-
B.
Chuyển động đi lại như con thoi
-
C.
Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều
-
D.
Luân phiên đổi chiều quay
Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:
-
A.
Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ
-
B.
Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ
-
C.
Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc
-
D.
Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB
Một công suất P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế \(500000V\) với khi dùng hiệu điện thế \(100000V\) hơn kém nhau bao nhiêu lần?
-
A.
\(5\)
-
B.
\(\dfrac{1}{5}\)
-
C.
\(25\)
-
D.
\(\dfrac{1}{{25}}\)
Trên cùng một đường dây dẫn tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
-
A.
Tăng 2 lần
-
B.
Tăng 4 lần
-
C.
Giảm 2 lần
-
D.
Giảm 4 lần
Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp \(3\) lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:
-
A.
Giảm 3 lần
-
B.
Tăng 3 lần
-
C.
Giảm 6 lần
-
D.
Tăng 6 lần.
Lời giải và đáp án
Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp
-
A.
Biến thế tăng điện áp
-
B.
Biến thế giảm điện áp
-
C.
Biến thế ổn áp
-
D.
Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp.
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính công suất hao phí: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi người ta cần lắp biến thế tăng điện áp để giảm hao phí trên đường dây truyền tải.
Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện
-
A.
Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực của nam châm điện
-
B.
Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn
-
C.
Cuộn dây dẫn và nam châm
-
D.
Cuộn dây dẫn và lõi sắt
Đáp án : C
Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.
Các bộ phận chính của máy biến áp gồm:
-
A.
Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện
-
B.
Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt
-
C.
Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu
-
D.
Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện
Đáp án : B
Các bộ phận chính của máy biến áp:
+ Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau
+ Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây
Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ?
-
A.
Tác dụng nhiệt
-
B.
Tác dụng từ
-
C.
Tác dụng quang
-
D.
Tác dụng sinh lý
Đáp án : B
Tác dụng từ phụ thuộc vào chiều của dòng điện
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều, ta mắc vôn kế
-
A.
Nối tiếp vào mạch điện
-
B.
Nối tiếp vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện
-
C.
Song song vào mạch điện
-
D.
Song song vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện
Đáp án : C
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều, ta mắc vôn kế song song vào mạch điện
Chọn phát biểu đúng.
-
A.
Khi một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều
-
B.
Máy biến thế có thể chạy bằng dòng điện một chiều
-
C.
Không thể dùng dòng điện xoay chiều để chạy máy biến thế mà dùng dòng điện một chiều để chạy máy biến thế
-
D.
Máy biến thế gồm một cuộn dây và mội lõi sắt
Đáp án : A
A - đúng
B, C - sai vì: Không thể dùng dòng điện không đổi (dòng điện một chiều) để chạy máy biến thế được
D - sai vì: Máy biến thế gồm hai cuộn dây có số vòng khác nhau và một lõi sắt
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:
-
A.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên
-
B.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
-
C.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi
-
D.
số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi
Đáp án : B
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
Trong máy phát điện xoay chiều, roto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
-
A.
Luôn đứng yên
-
B.
Chuyển động đi lại như con thoi
-
C.
Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều
-
D.
Luân phiên đổi chiều quay
Đáp án : C
Trong máy phát điện xoay chiều, roto luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều
Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:
-
A.
Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ
-
B.
Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ
-
C.
Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc
-
D.
Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB
Đáp án : D
Ta có: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
Dòng điện luân phiên đổi chiều như thế gọi là dòng điện xoay chiều.
=> Các phương án
A, B, C - không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây không đổi
D - xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây thay đổi
Một công suất P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế \(500000V\) với khi dùng hiệu điện thế \(100000V\) hơn kém nhau bao nhiêu lần?
-
A.
\(5\)
-
B.
\(\dfrac{1}{5}\)
-
C.
\(25\)
-
D.
\(\dfrac{1}{{25}}\)
Đáp án : D
Vận dụng biểu thức tính công suất hao phí: \({P_{hp}} = \dfrac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
Gọi \({P_1}\) là công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi hiệu điện thế là \({U_1} = 500000V\)
\({P_2}\) là công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi hiệu điện thế là \({U_2} = 100000V\)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{P_1} = \dfrac{{{P^2}R}}{{U_1^2}}\\{P_2} = \dfrac{{{P^2}R}}{{U_2^2}}\end{array} \right. \to \dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{U_2^2}}{{U_1^2}} = \dfrac{{{{100000}^2}}}{{{{500000}^2}}} = \dfrac{1}{{25}}\)
Trên cùng một đường dây dẫn tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
-
A.
Tăng 2 lần
-
B.
Tăng 4 lần
-
C.
Giảm 2 lần
-
D.
Giảm 4 lần
Đáp án : B
+ Vận dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S}\)
+ Sử dụng biểu thức tính tiết diện: \(S = \pi {r^2} = \pi {\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\)
+ Sử dụng công thức tính công suất hao phí: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
Ta có:
+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức: \(R = \rho \frac{l}{S}\)
+ Tiết diện \(S = \pi {r^2} = \pi {\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\)
+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
=>Dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa tức là \(d' = \frac{d}{2}\) thì điện trở của dây dẫn tăng 4 lần: \(R' = 4{\rm{R}}\)
=> Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi đó tăng 4 lần
Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp \(3\) lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:
-
A.
Giảm 3 lần
-
B.
Tăng 3 lần
-
C.
Giảm 6 lần
-
D.
Tăng 6 lần.
Đáp án : A
Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = 3 \to {U_2} = \dfrac{{{U_1}}}{3}\)