Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Lí - Đề số 2
Đề bài
Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:
-
A.
việc hút mạnh đã làm bẹp hộp
-
B.
áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng
-
C.
áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp
-
D.
khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi
Hai lực cân bằng là hai lực:
-
A.
cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
-
B.
cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
-
C.
đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
-
D.
đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:
-
A.
thay đổi khối lượng
-
B.
thay đổi vận tốc
-
C.
không thay đổi trạng thái
-
D.
không thay đổi hình dạng
Vận tốc cho biết gì?
I. Tính nhanh hay chậm của chuyển động
II. Quãng đường đi được
III. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
IV. Tác dụng của vật này lên vật khác
-
A.
I; II và III
-
B.
II; III và IV
-
C.
Cả I; II; III và IV
-
D.
I và III
Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về về sự chuyển hóa cơ năng?
-
A.
Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng
-
B.
Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
-
C.
Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn
-
D.
Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại
Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí Thuỷ Phù lên Huế, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là:
-
A.
Người soát vé đang đi lại trên xe
-
B.
Tài xế
-
C.
Trạm thu phí Thủy Phù
-
D.
Khu công nghiệm Phú Bài
Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn?
-
A.
Vì đồng mỏng hơn.
-
B.
Vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
-
C.
Vì đồng có khối lượng nhỏ hơn.
-
D.
Vì đồng có khối lượng riêng nhỏ hơn.
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công.
-
A.
Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.
-
B.
Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.
-
C.
Các máy cơ đơn giản luôn thiệt về đường đi.
-
D.
Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi.
Năm 1827, khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, nhà bác học Brao-nơ đã thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Điều này chứng tỏ:
-
A.
các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
-
B.
giữa các phân tử luôn có lực hút.
-
C.
giữa các phân tử luôn có lực đẩy.
-
D.
giữa các phân tử luôn có lực hút và lực đẩy.
Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ:
-
A.
Nhỏ hơn trọng lượng của vật
-
B.
Lớn hơn trọng lượng của vật
-
C.
Bằng trọng lượng của vật
-
D.
Nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?
-
A.
Ô tô chuyển động lên dốc.
-
B.
Ném hòn sỏi lên cao
-
C.
Hòn sỏi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng.
-
D.
Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng
Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:
-
A.
\(Q = \frac{q}{m}\)
-
B.
\(Q = \frac{m}{q}\)
-
C.
\(Q = qm\)
-
D.
\(Q = {q^m}\)
Biểu thức nào sau đây xác định hiệu suất của động cơ nhiệt?
-
A.
\(H = \frac{Q}{A}\)
-
B.
\(H = A - Q\)
-
C.
\(H = \frac{A}{Q}\)
-
D.
\(H = Q - A\)
Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi \({90^0}\) khi kéo vật lên cao như hình vẽ.
-
A.
Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển
-
B.
Lưc kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật
-
C.
Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc
-
D.
Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính
Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một gam nước nóng thêm \({1^0}C\). Hãy cho biết \(1 calo\) bằng bao nhiêu \(jun\)?
-
A.
\(1{\rm{ }}calo = 4200J\)
-
B.
\(1{\rm{ }}calo = 4,2J\)
-
C.
\(1{\rm{ }}calo{\rm{ }} = {\rm{ }}42J\)
-
D.
\(1calo = 42kJ\)
Đơn vị đo áp suất là:
-
A.
\(N/{m^2}\)
-
B.
\(N/{m^3}\)
-
C.
\(kg/{m^3}\)
-
D.
\(N\)
\(15m/s = ...{\rm{ }}km/h\)
-
A.
\(36km/h\)
-
B.
\(0,015{\rm{ }}km/h\)
-
C.
\(72{\rm{ }}km/h\)
-
D.
\(54{\rm{ }}km/h\)
Bánh xe đạp có bán kính \(32cm\). Nếu xe chạy với vận tốc \(14,4km/h\) thì số vòng quay bánh xe mỗi một giờ là bao nhiêu? Lấy \(\pi = 3,14\)
-
A.
\(7200\)
-
B.
\(7800\)
-
C.
\(8200\)
-
D.
\(8500\)
Hai bến sông A và B cách nhau \({\rm{30 }}km\), dòng nước chảy đều theo hướng \(A\) đến \(B\) với vận tốc \(3km/h\). Một canô đi từ A đến B mất \(2h\). Cũng với canô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của canô là không đổi.
-
A.
\(3\) giờ \(30\) phút
-
B.
\(3\) giờ \(15\) phút
-
C.
\(3\) giờ \(20\) phút
-
D.
\(2,5\) giờ
Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?
-
A.
\({F_3} > {F_2} > {F_1}\)
-
B.
\({F_2} > {F_3} > {F_1}\)
-
C.
\({F_1} > {F_2} > {F_3}\)
-
D.
Một cách sắp xếp khác
Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là \(500N\). Độ lớn của lực ma sát là:
-
A.
\(500N\)
-
B.
Lớn hơn \(500N\)
-
C.
Nhỏ hơn \(500N\)
-
D.
Chưa thể tính được
Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ \(875000{\rm{ }}N/{m^2}\), một lúc sau áp kế chỉ \(1165000{\rm{ }}N/{m^2}\). Nhận xét nào sau đây là đúng?
-
A.
Tàu đang lặn xuống
-
B.
Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang
-
C.
Tàu đang từ từ nổi lên
-
D.
Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang
Một quả cầu bằng sắt có thể tích \(4{\rm{ }}d{m^3}\) được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước \(1000kg/{m^3}\). Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là:
-
A.
\(4000N\)
-
B.
\(40000N\)
-
C.
\(2500N\)
-
D.
\(40N\)
Con lừa kéo xe chuyển động đều với vận tốc \(7,2km/h\). Lực kéo là \(150N\). Công suất của lừa có thể nhận giá trị nào sau :
-
A.
\(P = 300W\)
-
B.
\(P = 500W\)
-
C.
\(P = 1000W\)
-
D.
\(P = 250W\)
Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng \(100g\) chứa \(738g\) nước ở nhiệt độ \({15^0}C\), rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng \(200g\) ở nhiệt độ \({100^0}C\). Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là \({17^0}C\). Lấy nhiệt dung riêng của nước là \(4186J/kg.K\). Nhiệt dung riêng của đồng là:
-
A.
\(376,74J/kg.K\)
-
B.
\(3767,4J/kg.K\)
-
C.
\(37674J/kg.K\)
-
D.
\(37,674J/kg.K\)
Lời giải và đáp án
Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:
-
A.
việc hút mạnh đã làm bẹp hộp
-
B.
áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng
-
C.
áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp
-
D.
khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi
Đáp án : C
Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.
Hai lực cân bằng là hai lực:
-
A.
cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
-
B.
cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
-
C.
đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
-
D.
đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
Đáp án : B
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:
-
A.
thay đổi khối lượng
-
B.
thay đổi vận tốc
-
C.
không thay đổi trạng thái
-
D.
không thay đổi hình dạng
Đáp án : B
Ta có: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.
Vận tốc cho biết gì?
I. Tính nhanh hay chậm của chuyển động
II. Quãng đường đi được
III. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
IV. Tác dụng của vật này lên vật khác
-
A.
I; II và III
-
B.
II; III và IV
-
C.
Cả I; II; III và IV
-
D.
I và III
Đáp án : D
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về về sự chuyển hóa cơ năng?
-
A.
Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng
-
B.
Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
-
C.
Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn
-
D.
Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại
Đáp án : D
Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng.
Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí Thuỷ Phù lên Huế, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là:
-
A.
Người soát vé đang đi lại trên xe
-
B.
Tài xế
-
C.
Trạm thu phí Thủy Phù
-
D.
Khu công nghiệm Phú Bài
Đáp án : B
Ta có: Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.
=> Chiếc xe buýt đứng yên so với người lái xe
=> nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là tài xế lái xe
Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn?
-
A.
Vì đồng mỏng hơn.
-
B.
Vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
-
C.
Vì đồng có khối lượng nhỏ hơn.
-
D.
Vì đồng có khối lượng riêng nhỏ hơn.
Đáp án : B
Khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công.
-
A.
Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.
-
B.
Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.
-
C.
Các máy cơ đơn giản luôn thiệt về đường đi.
-
D.
Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi.
Đáp án : A
Định luật về công:
Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Năm 1827, khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, nhà bác học Brao-nơ đã thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Điều này chứng tỏ:
-
A.
các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
-
B.
giữa các phân tử luôn có lực hút.
-
C.
giữa các phân tử luôn có lực đẩy.
-
D.
giữa các phân tử luôn có lực hút và lực đẩy.
Đáp án : A
Thí nghiệm của Brao-nơ chứng tỏ các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ:
-
A.
Nhỏ hơn trọng lượng của vật
-
B.
Lớn hơn trọng lượng của vật
-
C.
Bằng trọng lượng của vật
-
D.
Nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật
Đáp án : B
Nếu ta thả vật ở trong chất lỏng thì: Vật nổi lên khi: \({F_A} > P\)
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?
-
A.
Ô tô chuyển động lên dốc.
-
B.
Ném hòn sỏi lên cao
-
C.
Hòn sỏi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng.
-
D.
Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng
Đáp án : C
Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.
+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao
+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)
A, B – động năng => thế năng
C – Thế năng => động năng
Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy:
-
A.
\(Q = \frac{q}{m}\)
-
B.
\(Q = \frac{m}{q}\)
-
C.
\(Q = qm\)
-
D.
\(Q = {q^m}\)
Đáp án : C
Nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy được tính theo công thức:
\(Q = qm\)
Trong đó:
+ \(Q\): nhiệt lượng toả ra \(\left( J \right)\)
+ \(q\): năng suất toả nhiệt của nhiên liệu \(\left( {J/kg} \right)\)
+ \(m\): khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn\(\left( {kg} \right)\)
Biểu thức nào sau đây xác định hiệu suất của động cơ nhiệt?
-
A.
\(H = \frac{Q}{A}\)
-
B.
\(H = A - Q\)
-
C.
\(H = \frac{A}{Q}\)
-
D.
\(H = Q - A\)
Đáp án : C
Hiệu suất của động cơ nhiệt: \(H = \frac{A}{Q}\)
Trong đó:
+ \(A\): công có ích \(\left( J \right)\)
+ \(Q\): nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy \(\left( J \right)\)
Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi \({90^0}\) khi kéo vật lên cao như hình vẽ.
-
A.
Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển
-
B.
Lưc kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật
-
C.
Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc
-
D.
Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính
Đáp án : B
Lưc kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật
Lực thực hiện công ở đây là lực căng dây
Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một gam nước nóng thêm \({1^0}C\). Hãy cho biết \(1 calo\) bằng bao nhiêu \(jun\)?
-
A.
\(1{\rm{ }}calo = 4200J\)
-
B.
\(1{\rm{ }}calo = 4,2J\)
-
C.
\(1{\rm{ }}calo{\rm{ }} = {\rm{ }}42J\)
-
D.
\(1calo = 42kJ\)
Đáp án : B
Ta có: \(1calo = 4,2J\)
Đơn vị đo áp suất là:
-
A.
\(N/{m^2}\)
-
B.
\(N/{m^3}\)
-
C.
\(kg/{m^3}\)
-
D.
\(N\)
Đáp án : A
Đơn vị của áp suất: \(\left( {N/{m^2}} \right)\)
Ngoài , đơn vị áp suất còn tính theo Pa (paxcan): \(1Pa = 1{\rm{ }}N/{m^2}\)
\(15m/s = ...{\rm{ }}km/h\)
-
A.
\(36km/h\)
-
B.
\(0,015{\rm{ }}km/h\)
-
C.
\(72{\rm{ }}km/h\)
-
D.
\(54{\rm{ }}km/h\)
Đáp án : D
Sử dụng cách quy đổi đơn vị của vận tốc: \(1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h\) hay \(1km/h{\rm{ }} = \frac{1}{{3,6}}m/s\)
Ta có: \(1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h\)
Ta suy ra: \(15m/s = 3,6.15 = 54km/h\)
Bánh xe đạp có bán kính \(32cm\). Nếu xe chạy với vận tốc \(14,4km/h\) thì số vòng quay bánh xe mỗi một giờ là bao nhiêu? Lấy \(\pi = 3,14\)
-
A.
\(7200\)
-
B.
\(7800\)
-
C.
\(8200\)
-
D.
\(8500\)
Đáp án : A
+ Tính quãng đường mà bánh xe đi được trong một giờ: \(s = vt\)
+ Sử dụng công thức tính chu vi hình tròn: \(C = 2\pi r = \pi d\)
+ Xác định số vòng quay của xe
Ta có:
\(r = 32cm = 0,32m\)
+ Quãng đường mà bánh xe đi được trong một giờ: \(s = vt = 14,4.1 = 14,4km = 14400m\)
+ Chu vi một vòng quay: \(C = 2\pi r = 2.3,14.0,32 = 2m\)
=> Số vòng quay: \(n = \dfrac{s}{C} = \dfrac{{14400}}{2} \approx 7200\) vòng
Hai bến sông A và B cách nhau \({\rm{30 }}km\), dòng nước chảy đều theo hướng \(A\) đến \(B\) với vận tốc \(3km/h\). Một canô đi từ A đến B mất \(2h\). Cũng với canô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của canô là không đổi.
-
A.
\(3\) giờ \(30\) phút
-
B.
\(3\) giờ \(15\) phút
-
C.
\(3\) giờ \(20\) phút
-
D.
\(2,5\) giờ
Đáp án : C
Sử dụng biểu thức tính vận tốc: \(v = \dfrac{s}{t}\)
Gọi vận tốc của canô khi dòng nước không chảy là: \({V_{can{\rm{o}}}}\)
Vận tốc của canô + vận tốc dòng chảy bằng: \(\dfrac{{AB}}{t} = \dfrac{{30}}{2} = 15km/h\)
Ta có:
Khi canô xuôi dòng: \({V_{can{\rm{o}}}} + 3 = 15\)
\( \to {V_{can{\rm{o}}}} = 12km/h\)
Khi ngược dòng, thời gian canô phải đi là:
\(t = \dfrac{{30}}{{12 - 3}} = \dfrac{{10}}{3}h = 200p = 3h20p\)
Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?
-
A.
\({F_3} > {F_2} > {F_1}\)
-
B.
\({F_2} > {F_3} > {F_1}\)
-
C.
\({F_1} > {F_2} > {F_3}\)
-
D.
Một cách sắp xếp khác
Đáp án : A
Gọi tỉ lệ xích của biểu diễn lực như hình bằng a
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = a\\{F_2} = 2{\rm{a}}\\{F_3} = 3{\rm{a}}\end{array} \right.\)
Ta suy ra: \({F_3} = \frac{3}{2}{F_2} = 3{F_1} \to {F_3} > {F_2} > {F_1}\)
Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là \(500N\). Độ lớn của lực ma sát là:
-
A.
\(500N\)
-
B.
Lớn hơn \(500N\)
-
C.
Nhỏ hơn \(500N\)
-
D.
Chưa thể tính được
Đáp án : A
+ Sử dụng định nghĩa về chuyển động đều
+ Xác định các lực cân bằng
Ta có
+ Xe máy chuyển động đều => các lực tác dụng lên xe cân bằng nhau
+ Theo phương chuyển động, xe chịu tác dụng của lực kéo của động cơ và lực ma sát
Vì các lực cân bằng với nhau => \({F_{m{\rm{s}}}} = {F_{keo}} = 500N\)
Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ \(875000{\rm{ }}N/{m^2}\), một lúc sau áp kế chỉ \(1165000{\rm{ }}N/{m^2}\). Nhận xét nào sau đây là đúng?
-
A.
Tàu đang lặn xuống
-
B.
Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang
-
C.
Tàu đang từ từ nổi lên
-
D.
Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)
Theo đầu bài, ta có:
+ Áp suất ban đầu là \(875000N/{m^2}\)
+ Áp suất lúc sau là: \(1165000N/{m^2}\)
Ta có, áp suất \(p = dh\)
Trong đó: \(h\): là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất \(\left( m \right)\)
Áp suất lúc sau lớn hơn áp suất ban đầu
=> Độ sâu của tàu so với mặt nước biển lúc sau lớn hơn lúc đầu
=> Tàu đang lặn xuống
Một quả cầu bằng sắt có thể tích \(4{\rm{ }}d{m^3}\) được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước \(1000kg/{m^3}\). Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là:
-
A.
\(4000N\)
-
B.
\(40000N\)
-
C.
\(2500N\)
-
D.
\(40N\)
Đáp án : D
+ Đổi \(d{m^3} \to {m^3}\)
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng riêng của vật: \(d = 10{\rm{D}}\)
+ Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)
Đổi \(4{\rm{d}}{m^3} = 4.\frac{1}{{1000}}{m^3} = 0,004{m^3}\)
Trọng lượng riêng của nước: \(d = 10{\rm{D}} = 10.1000 = 10000N/{m^3}\)
Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu: \({F_A} = dV = 10000.0,004 = 40N\)
Con lừa kéo xe chuyển động đều với vận tốc \(7,2km/h\). Lực kéo là \(150N\). Công suất của lừa có thể nhận giá trị nào sau :
-
A.
\(P = 300W\)
-
B.
\(P = 500W\)
-
C.
\(P = 1000W\)
-
D.
\(P = 250W\)
Đáp án : A
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\)
+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
+ Sử dụng biểu thức tính vận tốc: \(v = \dfrac{s}{t}\)
Đổi đơn vị: \(v = 7,2km/h = 2m/s\)
Ta có:
Công mà con lừa thực hiện: \(A = Fs\)
=> Công suất của con lừa: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{Fs}}{t}\)
Mặt khác, ta có vận tốc: \(v = \dfrac{s}{t}\)
Ta suy ra: \(P = F.\dfrac{s}{t} = F.v = 150.2 = 300W\)
Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng \(100g\) chứa \(738g\) nước ở nhiệt độ \({15^0}C\), rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng \(200g\) ở nhiệt độ \({100^0}C\). Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là \({17^0}C\). Lấy nhiệt dung riêng của nước là \(4186J/kg.K\). Nhiệt dung riêng của đồng là:
-
A.
\(376,74J/kg.K\)
-
B.
\(3767,4J/kg.K\)
-
C.
\(37674J/kg.K\)
-
D.
\(37,674J/kg.K\)
Đáp án : A
+ Sử dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
Nhiệt độ khi cân bằng là \(t = {17^0}C\)
Miếng đồng: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 200g = 0,2kg\\c\\{t_1} = {100^0}C\end{array} \right.\)
Nước: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_2} = 738g = 0,738kg\\{c_2} = 4186J/kg.K\\{t_2} = {15^0}C\end{array} \right.\)
Nhiệt lượng kế bằng đồng: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_3} = 100g = 0,1kg\\c\\{t_3} = {15^0}C\end{array} \right.\)
+ Nhiệt lượng đồng tỏa ra là: \({Q_1} = {m_1}c\left( {{t_1} - t} \right)\)
Nhiệt lượng nước thu vào là: \({Q_2} = {m_2}{c_2}\left( {t - {t_2}} \right)\)
Nhiệt lượng nhiệt lượng kế đồng thu vào là: \({Q_3} = {m_3}c\left( {t - {t_3}} \right)\)
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
\(\begin{array}{l}{Q_1} = {Q_2} + {Q_3} \leftrightarrow {m_1}c\left( {{t_1} - t} \right) = {m_2}{c_2}\left( {t - {t_2}} \right) + {m_3}c\left( {t - {t_3}} \right)\\ \leftrightarrow 0,2.c.\left( {100 - 17} \right) = 0,738.4186.\left( {17 - 15} \right) + 0,1.c.(17 - 15)\\ \to c = 376,74\end{array}\)
Vậy nhiệt độ khi cân bằng là \(c = 376,74J/kg.K\)