Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 (lần 1) - Đề số 03

Đề bài

Câu 1 :

Gọi \({n_1};{U_1}\)  là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp. Gọi \({n_2};{U_2}\) là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp của một máy biến thế. Hệ thức đúng là:

  • A.

    \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

  • B.

    \({U_1}{n_1} = {U_2}{n_2}\)

  • C.

    \({U_1} + {U_2} = {n_1} + {n_2}\)

  • D.

     \({U_1} - {U_2} = {n_1} - {n_2}\)

Câu 2 :

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện

  • A.

    Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực của nam châm điện

  • B.

    Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn

  • C.

    Cuộn dây dẫn và nam châm

  • D.

    Cuộn dây dẫn và lõi sắt

Câu 3 :

Tại sao biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện lại gây tốn kém?

  • A.

    Giảm \(R\) của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém

  • B.

    Giảm \(R\) của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém

  • C.

    Giảm \(R\) của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém

  • D.

    Giảm \(R\) của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải nhỏ nên gây tốn kém

Câu 4 :

Bố trí thí nghiệm như hình:

Chọn phát biểu đúng khi ta tiến hành đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây.

  • A.

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led sáng

  • B.

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led không sáng.

  • C.

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng.

  • D.

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì hai đèn led không sáng, khi đưa thanh nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì hai đèn led sáng

Câu 5 :

Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?

  • A.

    Đèn điện

  • B.

    Máy sấy tóc

  • C.

    Tủ lạnh

  • D.

    Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.

Câu 6 :

Biểu thức tính công suất hao phí (công suất tỏa nhiệt):

  • A.

    \({P_{hp}} = {\rm{IR}}\)

  • B.

    \({P_{hp}} = UI\)

  • C.

    \({P_{hp}} = \frac{{P{U^2}}}{R}\)

  • D.

    \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

Câu 7 :

Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?

  • A.

    Máy thu thanh dùng pin

  • B.

    Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V

  • C.

    Tủ lạnh

  • D.

    Ấm đun nước

Câu 8 :

Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế:

  • A.

    Chỉ có thể tăng

  • B.

    Chỉ có thể giảm

  • C.

    Không thể biến thiên

  • D.

    Không được tạo ra.

Câu 9 :

Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:

  • A.

    Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ

  • B.

    Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ

  • C.

    Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc

  • D.

    Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB

Câu 10 :

Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.

  • A.

    Cả hai đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

  • B.

    Phần quay là cuộn dây tạo ra dòng điện

  • C.

    Phần đứng yên là nam châm tạo ra từ trường

  • D.

    Đinamô dùng nam châm điện, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm vĩnh cửu

Câu 11 :

Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt, thì dùng cách nào sau đây có lợi hơn

  • A.

    Giảm điện trở của đường dây đi 2 lần

  • B.

    Tăng tiết diện dây dẫn lên 2 lần

  • C.

    Giảm chiều dài dây dẫn 2 lần

  • D.

    Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

Câu 12 :

Để nâng hiệu điện thế từ \(U = 25000V\) lên đến hiệu điện thế \(U' = 500000V\), thì phải dùng máy biến thế có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là:

  • A.

    \(0,005\)

  • B.

    \(0,05\)

  • C.

    \(0,5\)

  • D.

    \(5\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Gọi \({n_1};{U_1}\)  là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp. Gọi \({n_2};{U_2}\) là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp của một máy biến thế. Hệ thức đúng là:

  • A.

    \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

  • B.

    \({U_1}{n_1} = {U_2}{n_2}\)

  • C.

    \({U_1} + {U_2} = {n_1} + {n_2}\)

  • D.

     \({U_1} - {U_2} = {n_1} - {n_2}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

Câu 2 :

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện

  • A.

    Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực của nam châm điện

  • B.

    Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn

  • C.

    Cuộn dây dẫn và nam châm

  • D.

    Cuộn dây dẫn và lõi sắt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.

Câu 3 :

Tại sao biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện lại gây tốn kém?

  • A.

    Giảm \(R\) của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém

  • B.

    Giảm \(R\) của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém

  • C.

    Giảm \(R\) của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém

  • D.

    Giảm \(R\) của dây tải điện thì phải giảm tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước nhỏ dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải nhỏ nên gây tốn kém

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biện pháp giảm điện trở của đường dây tải điện gây tốn kém vì: Giảm \(R\) của dây tải điện thì phải tăng tiết diện dây dẫn tức là phải dùng dây có kích thước lớn dẫn đến trụ cột chống đỡ dây cũng phải lớn nên gây tốn kém

Câu 4 :

Bố trí thí nghiệm như hình:

Chọn phát biểu đúng khi ta tiến hành đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây.

  • A.

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led sáng

  • B.

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led không sáng.

  • C.

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng.

  • D.

    Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì hai đèn led không sáng, khi đưa thanh nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì hai đèn led sáng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vì đèn led chỉ cho dòng điện một chiều đi qua.

Nên khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng.

Điều đó cho thấy dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên ngược nhau.

Câu 5 :

Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?

  • A.

    Đèn điện

  • B.

    Máy sấy tóc

  • C.

    Tủ lạnh

  • D.

    Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đèn điện có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều.

Câu 6 :

Biểu thức tính công suất hao phí (công suất tỏa nhiệt):

  • A.

    \({P_{hp}} = {\rm{IR}}\)

  • B.

    \({P_{hp}} = UI\)

  • C.

    \({P_{hp}} = \frac{{P{U^2}}}{R}\)

  • D.

    \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công suất tỏa nhiệt (hao phí): \({P_{hp}} = {I^2}R = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

Câu 7 :

Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?

  • A.

    Máy thu thanh dùng pin

  • B.

    Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V

  • C.

    Tủ lạnh

  • D.

    Ấm đun nước

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Máy thu thanh dùng pin không sử dụng dòng điện xoay chiều vì pin là nguồn điện một chiều

Câu 8 :

Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế:

  • A.

    Chỉ có thể tăng

  • B.

    Chỉ có thể giảm

  • C.

    Không thể biến thiên

  • D.

    Không được tạo ra.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vì máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nghĩa là dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của ống dây dẫn biến thiên.

Trong khi đó, khi dòng điện một chiều chạy qua khung dây của máy biến thế thì từ trường sinh ra là từ trường không đổi ( nghĩa là số đường sức từ không biến thiên ), từ trường không đổi này đi qua tiết diện S của ống dây ( không thỏa mãn điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng ) nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng ( ở cuộn thứ cấp ).

Câu 9 :

Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:

  • A.

    Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ

  • B.

    Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ

  • C.

    Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc

  • D.

    Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Dòng điện luân phiên đổi chiều như thế gọi là dòng điện xoay chiều.

=> Các phương án

A, B, C - không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây không đổi

D - xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây thay đổi

Câu 10 :

Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.

  • A.

    Cả hai đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

  • B.

    Phần quay là cuộn dây tạo ra dòng điện

  • C.

    Phần đứng yên là nam châm tạo ra từ trường

  • D.

    Đinamô dùng nam châm điện, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm vĩnh cửu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A - đúng

B - sai vì: Phần quay là nam châm tạo ra từ trường

C - sai vì: Phần đứng yên là cuộn dây tạo ra dòng điện

D - sai vì: Đinamô dùng nam châm vĩnh cửu, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm điện

Câu 11 :

Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt, thì dùng cách nào sau đây có lợi hơn

  • A.

    Giảm điện trở của đường dây đi 2 lần

  • B.

    Tăng tiết diện dây dẫn lên 2 lần

  • C.

    Giảm chiều dài dây dẫn 2 lần

  • D.

    Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Sử dụng công thức tính công suất hao phí: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Điện trở của dây dẫn được tính bởi công thức: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

=> Các phương án A, B, C chỉ làm công suất hao phí giảm 2 lần

Khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn 2 lần thì công suất hao phí giảm 4 lần.

Câu 12 :

Để nâng hiệu điện thế từ \(U = 25000V\) lên đến hiệu điện thế \(U' = 500000V\), thì phải dùng máy biến thế có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là:

  • A.

    \(0,005\)

  • B.

    \(0,05\)

  • C.

    \(0,5\)

  • D.

    \(5\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \leftrightarrow \dfrac{{25000}}{{500000}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \dfrac{1}{{20}} = 0,05\)

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.