Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 03

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:

  • A.

    \(1k\Omega  = 1000\Omega  = 0,01M\Omega \)

  • B.

    \(1M\Omega  = 1000k\Omega  = 1.000.000\Omega \)

  • C.

    \(1\Omega = 0,001k\Omega = 0,0001M\Omega \)

  • D.

    \(10\Omega = 0,1k\Omega = 0,00001M\Omega \)

Câu 2 :

Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

  • A.

    Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở

  • B.

    Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở

  • C.

    Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ

  • D.

    Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.

Câu 3 :

Biểu thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

  • A.

    \(Q = {\rm{IR}}t\)

  • B.

    \(Q = {I^2}Rt\)

  • C.

    \(Q = {\rm{I}}{{\rm{R}}^2}t\)

  • D.

    \(Q = IR{t^2}\)

Câu 4 :

Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?

  • A.

    Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi

  • B.

    Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

  • C.

    Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

  • D.

    Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn

Câu 5 :

Chọn câu trả lời đúng?

Một dây dẫn bằng đồng dài \({l_1} = 10m\) có điện trở \({R_1}\) và một dây dẫn bằng nhôm dài \({l_2} = 2m\) có điện trở \({R_2}\). So sánh giữa \({R_1}\) và \({R_2}\)  nào dưới đây là đúng?

  • A.

    \({R_1} = 2{{\rm{R}}_2}\)

  • B.

    \({R_1} < 2{{\rm{R}}_2}\)

  • C.

    \({R_1} > 2{{\rm{R}}_2}\)

  • D.

    Không đủ điều kiện để so sánh \({R_1}\) với \({R_2}\)

Câu 6 :

Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?

  • A.

    Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng

  • B.

    Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng

  • C.

    Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng

  • D.

    Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Câu 7 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?

  • A.

    Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

  • B.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

  • C.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

  • D.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Câu 8 :

Cho mạch điện có sơ đồ như hình sau:

Trong đó, hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A.

    Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M

  • B.

    Đèn sáng yếu hơn khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M

  • C.

    Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N

  • D.

    Cả ba phương án trên đều không đúng

Câu 9 :

Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?

  • A.

    Ôm \(\left( \Omega \right)\)

  • B.

    Oát \(\left( {\rm{W}} \right)\)

  • C.

    Ampe\(\left( A \right)\)

  • D.

    Vôn \(\left( V \right)\)

Câu 10 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở \({R_1},{R_2}\) mắc song song?

  • A.

    \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

  • B.

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)

  • C.

    \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)

  • D.

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \left| {{R_1} - {R_2}} \right|\)

Câu 11 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1}\) mắc nối tiếp với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(I,{I_1},{I_2}\) lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?

  • A.

    \(I = {I_1} = {I_2}\)

  • B.

    \(I = {I_1} + {I_2}\)

  • C.

    \(I \ne {I_1} = {I_2}\)

  • D.

    \({I_1} \ne {I_2}\)

Câu 12 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn?

  • A.

    \(R = S{\rho }{l}\)

     
     
  • B.

    \(R = \frac{{lS}}{\rho }\)

  • C.

    \(R = \rho \frac{l}{S}\)

  • D.

    \(R = S\frac{\rho }{l}\)

Câu 13 :

Công suất điện cho biết:

  • A.

    Khả năng thực hiện công của dòng điện.

  • B.

    Năng lượng của dòng điện.

  • C.

    Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

  • D.

    Mức độ mạnh - yếu của dòng điện.

Câu 14 :

Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiệm đối với cơ thể người?

  • A.

    \(6V\)

  • B.

    \(12V\)

  • C.

    \(39V\)

  • D.

    \(220V\)

Câu 15 :

Mắc một dây dẫn có điện trở \(R = 12\Omega \) vào hiệu điện thế \(3V\) thì cường độ dòng điện qua nó là:

  • A.

    36A

  • B.

    4A

  • C.

    2,5A

  • D.

    0,25A

Câu 16 :

Sơ đồ mạch điện như hình bên . Biết \({U_{AE}} = 75{\rm{ }}V,{U_{AC}} = 37,5{\rm{ }}V,{U_{BE}} = 67,5{\rm{ }}V\). Cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn \(1,5A\). Điện trở \({R_2}\) có giá trị là:

  • A.

    \(25\Omega \)

  • B.

    \(20\Omega \)

  • C.

    \(15\Omega \)

  • D.

    \(5\Omega \)

Câu 17 :

Sơ đồ mạch điện như hình bên . Biết \({R_1} = 2\Omega ,{R_2} = 4\Omega ,{R_3} = 10\Omega ,{R_4} = 20\Omega \). Hiệu điện thế \({U_{AE}} = 72V\).

Hiệu điện thế giữa hai đầu BD có giá trị là:

  • A.

    \({U_{B{\rm{D}}}} = 14V\)

  • B.

    \({U_{B{\rm{D}}}} = 28V\)

  • C.

    \({U_{B{\rm{D}}}} = 40V\)

  • D.

    \({U_{B{\rm{D}}}} = 48V\)

Câu 18 :

Một đoạn mạch gồm ba điện trở \({R_1} = 9\Omega ,{R_2} = 18\Omega \) và \({R_3} = 24\Omega \) được mắc vào hiệu điện thế $U = 3,6V$ như sơ đồ bên

Số chỉ của ampe kế A và A1 là:

  • A.

    0,5A và 0,4A

  • B.

    0,6A và 0,35A

  • C.

    0,75A và 0,6A

  • D.

    0,07A và 0,13A

Câu 19 :

Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài \(2m\) có điện trở \({R_1}\), dây kia dài \(6m\) có điện trở \({R_2}\). Tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = ?\)

  • A.

    \(\frac{1}{2}\)

  • B.

    \(3\)

  • C.

    \(\frac{1}{3}\)

  • D.

    \(2\)

Câu 20 :

Người ta dùng dây niken làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là \(0,5mm\) thì cần dây có chiều dài \(4,68m\). Nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện \(0,3mm\) thì dây phải có chiều dài bằng bao nhiêu?

  • A.

    \(1,24m\)

  • B.

    \(1,4m\)

  • C.

    \(2,34m\)

  • D.

    \(1,68m\)

Câu 21 :

Cuộn dây dẫn một biến trở con chạy được làm bằng hợp kim niken có điện trở suất \(0,{4.10^{ - 6}}\Omega .m\), có tiết diện đều là \(0,6m{m^2}\) và gồm 500 vòng quấn quanh lõi sứ trụ tròn có đường kính 4cm. Điện trở lớn nhất của biến trở này là:

  • A.

    \(62,8\Omega \)

  • B.

    \({\rm{41,9}}\Omega \)

  • C.

    \({\rm{26}}\Omega \)

  • D.

    \(52,2\Omega \)

Câu 22 :

Trên bóng đèn có ghi \(6V-3W\). Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là:

  • A.

    0,5 A

  • B.

    2 A

  • C.

    18 A

  • D.

    1,5 A

Câu 23 :

Trong 30 ngày, chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình của gia đình này mỗi ngày là 6 giờ. Công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này là:

  • A.

    0,75kW

  • B.

    0,5kW

  • C.

    1kW

  • D.

    15kW

Câu 24 :

Dòng điện có cường độ \(2mA\) chạy qua một điện trở \(3k\Omega \) trong thời gian \(10\)phút thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây?

  • A.

    \(Q = 7,2J\)

  • B.

    \(Q = 60J\)

  • C.

    \(Q = 120J\)

  • D.

    \(Q = 3600J\)

Câu 25 :

Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở \(R = 100\Omega \) và cường độ dòng điện qua bếp là \(I = 4{\rm{A}}\). Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong mỗi phút là:

  • A.

    \(1,6kJ\)

  • B.

    \(96kJ\)

  • C.

    \(24kJ\)

  • D.

    \(12kJ\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:

  • A.

    \(1k\Omega  = 1000\Omega  = 0,01M\Omega \)

  • B.

    \(1M\Omega  = 1000k\Omega  = 1.000.000\Omega \)

  • C.

    \(1\Omega = 0,001k\Omega = 0,0001M\Omega \)

  • D.

    \(10\Omega = 0,1k\Omega = 0,00001M\Omega \)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(1M\Omega  = {10^3}k\Omega  = {10^6}\Omega \), ta suy ra:

A - sai

B - đúng

C - sai

D - sai

Câu 2 :

Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

  • A.

    Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở

  • B.

    Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở

  • C.

    Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ

  • D.

    Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

B, C, D - là các đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp

A - không phải là đặc điểm của đoạn mạch mắc nối tiếp vì: đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở thì có thể là mạch rẽ nhánh, phân nhánh => đó không phải là mạch nối tiếp

Câu 3 :

Biểu thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

  • A.

    \(Q = {\rm{IR}}t\)

  • B.

    \(Q = {I^2}Rt\)

  • C.

    \(Q = {\rm{I}}{{\rm{R}}^2}t\)

  • D.

    \(Q = IR{t^2}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(Q = {I^2}Rt\)

Trong đó:

+ Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)

+ I: cường độ dòng điện (A)

+ R: điện trở \(\left( \Omega  \right)\)

+ t: thời gian (s)

Câu 4 :

Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?

  • A.

    Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi

  • B.

    Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

  • C.

    Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

  • D.

    Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn: \(Q = {I^2}Rt\)

Lời giải chi tiết :

Ta có nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở R

=> Khi tăng gấp đôi điện trở của dây dẫn thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn cũng tăng gấp đôi

Câu 5 :

Chọn câu trả lời đúng?

Một dây dẫn bằng đồng dài \({l_1} = 10m\) có điện trở \({R_1}\) và một dây dẫn bằng nhôm dài \({l_2} = 2m\) có điện trở \({R_2}\). So sánh giữa \({R_1}\) và \({R_2}\)  nào dưới đây là đúng?

  • A.

    \({R_1} = 2{{\rm{R}}_2}\)

  • B.

    \({R_1} < 2{{\rm{R}}_2}\)

  • C.

    \({R_1} > 2{{\rm{R}}_2}\)

  • D.

    Không đủ điều kiện để so sánh \({R_1}\) với \({R_2}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:  \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Vì ta không biết tiết diện của hai dây dẫn này như thế nào, nên không đủ điều kiện để so sánh \({R_1}\) với \({R_2}\)

Câu 6 :

Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?

  • A.

    Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng

  • B.

    Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng

  • C.

    Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng

  • D.

    Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Đèn LED: điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.

- Nồi cơm điện: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

- Quạt điện, máy bơm nước: điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.

=> Các phương án:

A, B, D  - sai

C - đúng

Câu 7 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?

  • A.

    Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

  • B.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

  • C.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

  • D.

    Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B - sai vì: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: \(U = {U_1} = {U_2} =  \ldots  = {U_n}\)

Câu 8 :

Cho mạch điện có sơ đồ như hình sau:

Trong đó, hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A.

    Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M

  • B.

    Đèn sáng yếu hơn khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M

  • C.

    Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N

  • D.

    Cả ba phương án trên đều không đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về độ sáng - tối của đèn và di chuyển vị trí của biến trở

Lời giải chi tiết :

Khi di chuyển con chạy về đầu M, điện trở của biến trở giảm => cường độ dòng điện trong mạch tăng

=> đèn sáng mạnh hơn

Câu 9 :

Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?

  • A.

    Ôm \(\left( \Omega \right)\)

  • B.

    Oát \(\left( {\rm{W}} \right)\)

  • C.

    Ampe\(\left( A \right)\)

  • D.

    Vôn \(\left( V \right)\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:      

- Ôm \(\left( \Omega  \right)\): đơn vị đo của điện trở

- Oát \(\left( {\rm{W}} \right)\): đơn vị đo của công suất

- Ampe \(\left( A \right)\): đơn vị đo của cường độ dòng điện

- Vôn \(\left( V \right)\): đơn vị đo của hiệu điện thế 

Câu 10 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở \({R_1},{R_2}\) mắc song song?

  • A.

    \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

  • B.

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)

  • C.

    \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)

  • D.

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \left| {{R_1} - {R_2}} \right|\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ: $\frac{1}{{{R_{t{\text{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}$

Câu 11 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1}\) mắc nối tiếp với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(I,{I_1},{I_2}\) lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?

  • A.

    \(I = {I_1} = {I_2}\)

  • B.

    \(I = {I_1} + {I_2}\)

  • C.

    \(I \ne {I_1} = {I_2}\)

  • D.

    \({I_1} \ne {I_2}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có, trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì:

Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: \(I = {I_1} = {I_2} =  \ldots  = {I_n}\)          

Câu 12 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn?

  • A.

    \(R = S{\rho }{l}\)

     
     
  • B.

    \(R = \frac{{lS}}{\rho }\)

  • C.

    \(R = \rho \frac{l}{S}\)

  • D.

    \(R = S\frac{\rho }{l}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Trong đó:

+ \(l\): chiều dài dây \(\left( m \right)\)

+ \(S\): tiết diện của dây \(\left( {{m^2}} \right)\)

+ \(\rho \): điện trở suất \(\left( {\Omega m} \right)\)

+ \(R\): điện trở \(\left( \Omega  \right)\)

Câu 13 :

Công suất điện cho biết:

  • A.

    Khả năng thực hiện công của dòng điện.

  • B.

    Năng lượng của dòng điện.

  • C.

    Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

  • D.

    Mức độ mạnh - yếu của dòng điện.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công suất điện cho biết lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

Câu 14 :

Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiệm đối với cơ thể người?

  • A.

    \(6V\)

  • B.

    \(12V\)

  • C.

    \(39V\)

  • D.

    \(220V\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiệu điện thế có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người là \(220V\)

Câu 15 :

Mắc một dây dẫn có điện trở \(R = 12\Omega \) vào hiệu điện thế \(3V\) thì cường độ dòng điện qua nó là:

  • A.

    36A

  • B.

    4A

  • C.

    2,5A

  • D.

    0,25A

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện qua dây dẫn: \(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{3}{{12}} = 0,25A\)

Câu 16 :

Sơ đồ mạch điện như hình bên . Biết \({U_{AE}} = 75{\rm{ }}V,{U_{AC}} = 37,5{\rm{ }}V,{U_{BE}} = 67,5{\rm{ }}V\). Cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn \(1,5A\). Điện trở \({R_2}\) có giá trị là:

  • A.

    \(25\Omega \)

  • B.

    \(20\Omega \)

  • C.

    \(15\Omega \)

  • D.

    \(5\Omega \)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \frac{U}{I}\)

+ Vận dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2} + ...\)

Lời giải chi tiết :

+ Điện trở của đoạn mạch \({R_{AC}} = \dfrac{{{U_{AC}}}}{I} = \dfrac{{37,5}}{{1,5}} = 25\Omega \)

\({R_{AE}} = \dfrac{{{U_{AE}}}}{{I{\rm{ }}}} = \dfrac{{75}}{{1,5}} = 50\Omega\)

\({R_{BE}} = \dfrac{{{U_{BE}}}}{I} = \dfrac{{67,5}}{{1,5}} = 45\Omega \)

+ Mà \(\left\{ \begin{array}{l}{R_{AE}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 50\Omega \\{\rm{ }}{R_{AC}} = {R_1} + {R_2} = 25\Omega \\{R_{BE}} = {R_2} + {R_3} = 45\Omega \end{array} \right.\)

Vậy suy ra: \({R_1} = 5\Omega ;{R_3} = 25\Omega ;{R_2} = 20\Omega \)

Câu 17 :

Sơ đồ mạch điện như hình bên . Biết \({R_1} = 2\Omega ,{R_2} = 4\Omega ,{R_3} = 10\Omega ,{R_4} = 20\Omega \). Hiệu điện thế \({U_{AE}} = 72V\).

Hiệu điện thế giữa hai đầu BD có giá trị là:

  • A.

    \({U_{B{\rm{D}}}} = 14V\)

  • B.

    \({U_{B{\rm{D}}}} = 28V\)

  • C.

    \({U_{B{\rm{D}}}} = 40V\)

  • D.

    \({U_{B{\rm{D}}}} = 48V\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2} + ... + {R_n}\)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

+ Điện trở tương đương R của đoạn mạch là:

\({R_{td}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} + {R_4} = 2 + 4 + 10 + 20 = 36(\Omega )\)

+ Cường độ dòng điện của đoạn mạch là \(I = \dfrac{U}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \dfrac{{72}}{{36}} = 2\,A\)

+ Điện trở của đoạn BD là: \({R_{B{\rm{D}}}} = {R_{23}} = {R_2} + {R_3} = 14\Omega \)

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch BD là: \({U_{B{\rm{D}}}} = I{R_{B{\rm{D}}}} = 2.14 = 28V\)

Câu 18 :

Một đoạn mạch gồm ba điện trở \({R_1} = 9\Omega ,{R_2} = 18\Omega \) và \({R_3} = 24\Omega \) được mắc vào hiệu điện thế $U = 3,6V$ như sơ đồ bên

Số chỉ của ampe kế A và A1 là:

  • A.

    0,5A và 0,4A

  • B.

    0,6A và 0,35A

  • C.

    0,75A và 0,6A

  • D.

    0,07A và 0,13A

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương trong đoạn mạch có các điện trở mắc song song:

\(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} + ...\)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm tính cường độ dòng điện: \(I = \dfrac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm \({R_1}\) và \({R_2}\) mắc song song là \({{\rm{R}}_{{\rm{12}}}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \dfrac{{9.18}}{{9 + 18}} = 6\Omega \)

Điện trở tương đương của đoạn mạch là \({{\rm{R}}_{{\rm{123}}}} = \dfrac{{{R_{12}}{R_3}}}{{{R_{12}} + {R_3}}} = \dfrac{{6.24}}{{6 + 24}} = 4,8\Omega \)

+ Số chỉ của ampe kế A là \(I = \dfrac{U}{{{R_{123}}}} = \dfrac{{3,6}}{{4,8}} = 0,75{\rm{A}}\)

Số chỉ của ampe kế A1 là \({{\rm{I}}_{\rm{1}}} = \dfrac{U}{{{R_{12}}}} = \dfrac{{3,6}}{6} = 0,6{\rm{A}}\)       

Câu 19 :

Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài \(2m\) có điện trở \({R_1}\), dây kia dài \(6m\) có điện trở \({R_2}\). Tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = ?\)

  • A.

    \(\frac{1}{2}\)

  • B.

    \(3\)

  • C.

    \(\frac{1}{3}\)

  • D.

    \(2\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \rho \frac{{{l_1}}}{S}\\{R_2} = \rho \frac{{{l_1}}}{S}\end{array} \right. \to \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}} = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\)

Câu 20 :

Người ta dùng dây niken làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là \(0,5mm\) thì cần dây có chiều dài \(4,68m\). Nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện \(0,3mm\) thì dây phải có chiều dài bằng bao nhiêu?

  • A.

    \(1,24m\)

  • B.

    \(1,4m\)

  • C.

    \(2,34m\)

  • D.

    \(1,68m\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Áp dụng biểu thức tính tiết diện: \(S = \pi {r^2} = \pi {\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Điện trở của dây dẫn :\(R = \rho \frac{l}{S}\)

Mặt khác: \(S = \pi {r^2} = \pi {\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\)

Ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \rho \frac{{{l_1}}}{{{S_1}}} = \rho \frac{{{l_1}}}{{\pi {{\left( {\frac{{{d_1}}}{2}} \right)}^2}}}\\{R_2} = \rho \frac{{{l_2}}}{{{S_2}}} = \rho \frac{{{l_2}}}{{\pi {{\left( {\frac{{{d_2}}}{2}} \right)}^2}}}\end{array} \right.\)

Theo đề bài, điện trở không thay đổi:

\(\begin{array}{l}{R_1} = {R_2} \to \frac{{{l_2}}}{{d_2^2}} = \frac{{{l_1}}}{{d_1^2}}\\ \to {l_2} = \frac{{d_2^2{l_1}}}{{d_1^2}} = \frac{{{{\left( {0,{{3.10}^{ - 3}}} \right)}^2}4,68}}{{{{\left( {0,{{5.10}^{ - 3}}} \right)}^2}}} = 1,68m\end{array}\)

Câu 21 :

Cuộn dây dẫn một biến trở con chạy được làm bằng hợp kim niken có điện trở suất \(0,{4.10^{ - 6}}\Omega .m\), có tiết diện đều là \(0,6m{m^2}\) và gồm 500 vòng quấn quanh lõi sứ trụ tròn có đường kính 4cm. Điện trở lớn nhất của biến trở này là:

  • A.

    \(62,8\Omega \)

  • B.

    \({\rm{41,9}}\Omega \)

  • C.

    \({\rm{26}}\Omega \)

  • D.

    \(52,2\Omega \)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức số vòng dây tính chiều dài của dây dẫn: \(n = \frac{l}{{2\pi r}} = \frac{l}{{\pi d}}\)

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

+ Chiều dài của dây quấn là: \(l = n.\pi d = 500.\pi {.4.10^{ - 2}} = 20\pi {\rm{ m}}\)

+ Điện trở lớn nhất của biến trở này là: \({R_{{\rm{max}}}} = \rho \frac{l}{S} = 0,{4.10^{ - 6}}\frac{{20\pi }}{{0,{{6.10}^{ - 6}}}} = 41,9\Omega \)

Câu 22 :

Trên bóng đèn có ghi \(6V-3W\). Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là:

  • A.

    0,5 A

  • B.

    2 A

  • C.

    18 A

  • D.

    1,5 A

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Phương pháp đọc các thông số trên dụng cụ tiêu thụ điện

+ Vận dụng biểu thức công xuất tính cường độ dòng điện: \(P = UI\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Số chỉ trên bóng đèn cho biết hiệu điện thế định mức và công suất định mức: \(U = 6V,P = 3{\rm{W}}\)

+ Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có giá trị: \(I = \dfrac{P}{U} = \dfrac{3}{6} = 0,5{\rm{A}}\)

Câu 23 :

Trong 30 ngày, chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình của gia đình này mỗi ngày là 6 giờ. Công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này là:

  • A.

    0,75kW

  • B.

    0,5kW

  • C.

    1kW

  • D.

    15kW

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Số chỉ của công tơ điện tăng thêm 1 đơn vị hay mỗi số đếm của công tơ điện tương ứng với 1kWh

+Vận dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ để suy ra công suất: \(A = Pt\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ 90 số = 90kWh

+ Công suất tiêu thụ điện của gia đình: \(P = \frac{A}{t} = \frac{{90}}{{6.30}} = 0,5kW\)

Câu 24 :

Dòng điện có cường độ \(2mA\) chạy qua một điện trở \(3k\Omega \) trong thời gian \(10\)phút thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây?

  • A.

    \(Q = 7,2J\)

  • B.

    \(Q = 60J\)

  • C.

    \(Q = 120J\)

  • D.

    \(Q = 3600J\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

sử dụng công thức tính nhiệt lượng \(Q = {I^2}Rt\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}I = {2.10^{ - 3}}A\\R = {3.10^3}\Omega \\t = 10phut = 10.60s = 600{\rm{s}}\end{array} \right.\)

Nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này là: \(Q = {I^2}Rt = {\left( {{{2.10}^{ - 3}}} \right)^2}{.3.10^3}.600 = 7,2J\)

Câu 25 :

Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở \(R = 100\Omega \) và cường độ dòng điện qua bếp là \(I = 4{\rm{A}}\). Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong mỗi phút là:

  • A.

    \(1,6kJ\)

  • B.

    \(96kJ\)

  • C.

    \(24kJ\)

  • D.

    \(12kJ\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

sử dụng công thức tính nhiệt lượng \(Q = {I^2}Rt\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}I = 4A\\R = 100\Omega \\t = 1phut = 60s\end{array} \right.\)

Nhiệt lượng  mà bếp tỏa ra trong mỗi phút là: \(Q = {I^2}Rt = {\left( 4 \right)^2}.100.60 = 96000J = 96kJ\)

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.