Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6 - Chân trời sáng tạo>
Tải vềA. NỘI DUNG ÔN TẬP Số học 1. Phân số - Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên - Tính chất cơ bản của phân số - So sánh phân số - Phép cộng và phép trừ phân số - Phép nhân và phép chia phân số - Giá trị phân số của một số - Hỗn số
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
Số học
1. Phân số
- Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên
- Tính chất cơ bản của phân số
- Phép cộng và phép trừ phân số
- Phép nhân và phép chia phân số
- Hỗn số
2. Số thập phân
- Các phép tính với số thập phân
- Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả
Hình học
1. Hình học trực quan
- Vai trò của tính đối xứng trong thế giới tự nhiên
2. Hình học phẳng
- Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng hàng
- Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia
- Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
- Góc
Xác suất
B. BÀI TẬP
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nghịch đảo của \(\frac{{ - 6}}{{11}}\) là:
A. \(\frac{{11}}{{ - 6}}\).
B. \(\frac{6}{{11}}\).
C. \(\frac{{ - 6}}{{ - 11}}\).
D. \(\frac{{ - 11}}{{ - 6}}\).
Câu 2: Rút gọn phân số \(\frac{{ - 27}}{{63}}\) đến tối giản bằng
A. \(\frac{9}{{21}}\).
B. \(\frac{{ - 9}}{{21}}\).
C. \(\frac{3}{7}\).
D. \(\frac{{ - 3}}{7}\).
Câu 3: Viết số thập phân 0,25 về dạng phân số ta được:
A. \(\frac{1}{4}\).
B. \(\frac{5}{2}\).
C. \(\frac{2}{5}\).
D. \(\frac{1}{4}\).
Câu 4: Viết hỗn số 3\(\frac{1}{5}\) dưới dạng phân số
A. \(\frac{3}{5}\).
B. \(\frac{{16}}{5}\).
C. \(\frac{8}{5}\).
D. \(\frac{3}{3}\).
Câu 5: Kết quả của phép tính: \(\frac{9}{{10}} - \left( {\frac{9}{{10}} - \frac{1}{{10}}} \right)\)=
A. \(\frac{{ - 1}}{{10}}\).
B. \(\frac{1}{{10}}\).
C. \(\frac{9}{{10}}\).
D. \(\frac{{ - 9}}{{10}}\).
Câu 6: Tính 25% của 12 bằng
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Câu 7: Có bao nhiêu phút trong \(\frac{7}{{15}}\) giờ?
A. 28 phút.
B. 11 phút.
C. 4 phút.
D. 60 phút.
Câu 8: Kết quả của phép tính \(\frac{{ - 1}}{5} \cdot \frac{{25}}{8} = \)
A. \(\frac{{ - 5}}{8}\).
B. \(\frac{{ - 1}}{8}\).
C. \(\frac{{25}}{8}\).
D. \(\frac{{ - 1}}{{25}}\).
Câu 9: Kết quả của phép tính \(\frac{{ - 1}}{{13}}:\frac{7}{{ - 13}} = \)
A. \(\frac{{ - 7}}{{169}}\).
B. \(\frac{1}{7}\).
C. \(\frac{7}{{169}}\).
D. \(\frac{{ - 1}}{7}\).
Câu 10: Tích 214,9 . 1,09 là
A. 234,241.
B. 209,241.
C. 231,124.
D. -234,241.
Câu 11: Làm tròn số a = 131,2956 đến chữ số thập phân thứ hai ta được số thập phân nào sau đây:
A. 131,29.
B. 131,31.
C. 131,30.
D. 130.
Câu 12: Số đối của phân số \(\frac{{ - 2}}{3}\) là số.
A. \(\frac{{ - 2}}{3}\).
B. \(\frac{2}{3}\).
C. \(\frac{3}{2}\).
D. \(\frac{2}{{ - 3}}\).
Câu 13: So sánh hai số thập phân 2,56 và 2,57 ta được kết quả
A. \({\rm{2,56}}\,{\rm{ > }}\,{\rm{2,57}}\).
B. \({\rm{2,56}}\, < \,{\rm{2,57}}\).
C. \({\rm{2,57}}\, \le \,{\rm{2,56}}\,\).
D. \({\rm{2,56}}\, = {\rm{2,57}}\).
Câu 14: Tỉ số của hai số - 2 và 5 là:
A. \(\frac{5}{{ - 2}}\).
B. \(\frac{{ - 5}}{2}\).
C. \(\frac{2}{5}\).
D. \(\frac{{ - 2}}{5}\).
Câu 15: Tỉ số phần trăm của 3 và 2 được viết là:
A. \(\frac{2}{3}.100\% \).
B. \(\frac{3}{2}\% \).
C. \(\frac{3}{2}.100\).
D. \(\frac{3}{2}.100\% \).
Câu 16: Cho \(\widehat {{\rm{xOy}}}\,{\rm{ = 3}}{{\rm{0}}^0}\) và \(\widehat {{\rm{mOn}}}\,{\rm{ = 5}}{{\rm{0}}^0}\,\). Kết so sánh nào sau đúng?
A. \(\widehat {{\rm{xOy}}}\,\, > \widehat {{\rm{mOn}}}\,\).
B. \(\widehat {{\rm{xOy}}}\,\, \ge \widehat {{\rm{mOn}}}\,\).
C. \(\widehat {{\rm{xOy}}}\,\, = \widehat {{\rm{mOn}}}\,\).
D. \(\widehat {{\rm{xOy}}}\,\, < \widehat {{\rm{mOn}}}\).
Câu 17: Góc có số đo lớn hơn 00 và nhỏ hơn 900 là góc gì?
A. Góc vuông.
B. Góc nhọn.
C. Góc tù.
D. Góc bẹt.
Câu 18: Cho đoạn thẳng AB = 10 cm, C là điểm nằm giữa A, B. Gọi M là trung điểm của AC và N là trung điểm của CB. Tính MN.
A. MN = 20 cm.
B. MN = 5 cm.
C. MN = 8 cm.
D. MN = 10 cm.
Câu 19: Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu:
A. MA = MB.
B. M nằm giữa A và B.
C. \(MA = MB = \frac{{AB}}{2}\).
D. AM + MB = AB.
Câu 20: Cho \(\widehat {ABC} = {45^0}\) và \(\widehat {MON}\) = \(\widehat {ABC}\). Khi đó số đo góc MON bằng
A. \({30^0}\).
B. \({40^0}\).
C. \({45^0}\).
D. \({50^0}\).
Câu 21: Cho điểm E thuộc đoạn thẳng IK. Biết \(IE = 4cm,EK = 10cm.\) Tính độ dài của đoạn thẳng IK.
A. 4 cm.
B. 7 cm.
C. 6 cm.
D. 14 cm.
Câu 22: Lúc 9 giờ thì kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc gì?
A. góc nhọn.
B. góc tù.
C. góc vuông.
D. góc bẹt.
Câu 23: Số đường thẳng đi qua hai điểm A, B cho trước là:
A. vô số.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 24: Trong các hình vẽ sau hình nào có I là trung điểm của đoạn thẳng AB
Câu 25. Khẳng định đúng là
A. Góc có số đo \({89^o}\) là góc vuông.
B. Góc có số đo \(80^\circ \) là góc tù.
C. Góc có số đo \(100^\circ \) là góc nhọn.
D. Góc có số đo \(140^\circ \) là góc tù.
Câu 26: Tìm tất cả các hình có trục đối xứng trong các hình sau.
A. a,b,c.
B. a,c,d,e.
C. b,c,d,g.
D. a,b,d,e.
Câu 27: Hình nào nhận điểm A là tâm đối xứng?
A. c.
B. a.
C. d.
D. b.
Câu 28: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là sai?
A. Chữ H là hình vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng.
B. Chữ A là hình có trục đối xứng và không có tâm đối xứng.
C. Chữ O là hình vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng.
D. Chữ I là hình có trục đối xứng và không có tâm đối xứng.
Câu 29: Mỗi xúc xắc có 6 mặt, số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương từ 1 đến 6. Gieo xúc xắc một lần. Mặt xuất hiện của xúc xắc là phần tử của tập hợp nào dưới đây?
A. {1; 6}.
B. {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.
C. {0; 1; 2; 3; 4; 5}.
D. {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
Câu 30: Khi tung một đồng xu 13 lần liên tiếp, có 7 lần xuất hiện mặt sấp (S). Khi đó xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt ngửa (N) là bao nhiêu.
A. \(\frac{7}{{13}}\).
B. \(\frac{6}{7}\).
C. \(\frac{6}{{13}}\).
D. \(\frac{7}{6}\).
II. Phần tự luận
Bài 1. Thực hiện phép tính:
a) \(\frac{8}{5} - \frac{7}{5}\).
b) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2} + 3\).
c) \(\frac{2}{3}.\frac{7}{5} + \frac{2}{3}.\frac{{ - 2}}{5}\).
d) \(\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{3}{5} + \frac{{ - 9}}{{11}} + 2022 + \frac{2}{5}\).
e) \(\frac{{ - 7}}{9}.\frac{3}{{11}} + \frac{{ - 7}}{9}.\frac{8}{{11}} + \frac{{16}}{9}\).
f) \(\frac{2}{5}\,\, - \,30\% \,\, + \,\,0,\,6\).
Bài 2. Tìm x, biết:
a) \(x - \frac{1}{3} = \frac{{ - 2}}{4}\)
b) \(\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{1}{5}\)
c) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2}(x - 1) = \frac{1}{3}\)
d) \(\frac{{13}}{5}x - \frac{1}{3} = \frac{3}{4}\)
e) \(3,4 - 3x = 5,8\)
f) \(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{8}{{x - 1}}\)
Bài 3. Ba bác Đông, Nam, Bắc góp vốn đầu tư mua máy cày hết 24 triệu đồng. Sau khi góp số tiền của bác Đông, Nam lần lượt bằng \(\frac{1}{3}\) và \(25\% \) tổng số tiền thu được. Tính số tiền của mỗi người đã góp.
Bài 4. Lúc 6 giờ sáng thời tiết ở Đồng Văn (Hà Giang) là \( - 0,{8^{\,\,0}}C\), đến 11 giờ trưa nhiệt độ tăng lên được \(0,{5^{\,\,0}}C\) so với lúc 6 giờ sáng. Hỏi nhiệt độ ở Đồng Văn (Hà Giang) lúc 11 giờ trưa là bao nhiêu?
Bài 5. Bạn An đọc một quyển sách có 120 trang trong ba ngày thì xong. Ngày thứ nhất bạn An đọc được \(\frac{1}{3}\) tổng số trang và bằng \(\frac{2}{3}\) ngày thứ hai. Hỏi mỗi ngày bạn An đọc được bao nhiêu trang sách?
Bài 6. Bác nông dân có một mảnh vườn hình chữ nhật. Bác dùng \(80\% \) diện tích mảnh vườn để trồng cây ăn quả. Biết diện tích trồng cây ăn quả là \(460\,{m^2}\). Hỏi diện tích mảnh vườn là bao nhiêu \({m^2}\)?
Bài 7. Làm tròn các số sau đến hàng phần trăm: \(12,057;\,\,40,1534\).
Bài 8. Cho điểm A nằm giữa hai điểm O và B sao cho \(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}3{\rm{cm}};{\rm{ }}OB{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{cm}}.\)
a) Tính độ dài đoạn thẳng\(AB\)?
b) Điểm \(A\) có là trung điểm của đoạn thẳng \(OB\) không? Vì sao?
Bài 9. Cho hai tia \({\rm{Ox}},{\rm{Oy}}\) đối nhau. Trên tia \({\rm{Ox}}\) lấy điểm \({\rm{A}}\) sao cho \({\rm{OA}} = 4\;{\rm{cm}}\). Trên tia \({\rm{Oy}}\) lấy điểm \({\rm{B}}\) sao cho \({\rm{OB}} = 2\;{\rm{cm}}\). Gọi \({\rm{C}}\) là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{OA}}\).
a) Tính độ dài đoạn thẳng \({\rm{AB}}\).
b) Điểm \({\rm{O}}\) có là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{BC}}\) không? Vì sao?
c) Vẽ tia \({\rm{Oz}}\) khác các tia \({\rm{Ox}},{\rm{Oy}}\). Viết tên các góc có trong hình vẽ.
Bài 10. Hoan gieo một con xúc sắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được kết quả như sau:
Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:
a) Số chấm xuất hiện là số chẵn
b) Số chấm xuất hiện lớn hơn 2
Bài 11*. So sánh S với 2, biết \(S = \frac{1}{2} + \frac{2}{{{2^2}}} + \frac{3}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\).
Bài 12*. Cho S = \(\frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{4} + ... + \frac{1}{{48}} + \frac{1}{{49}} + \frac{1}{{50}}\) và P = \(\frac{1}{{49}} + \frac{2}{{48}} + \frac{3}{{47}} + ... + \frac{{48}}{2} + \frac{{49}}{1}\). Tính \(\frac{S}{P}\).
-------- Hết --------
Lời giải chi tiết
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1. A |
Câu 2. D |
Câu 3. A |
Câu 4. B |
Câu 5. B |
Câu 6. B |
Câu 7. A |
Câu 8. A |
Câu 9. B |
Câu 10. A |
Câu 11. C |
Câu 12. B |
Câu 13. B |
Câu 14. D |
Câu 15. D |
Câu 16. D |
Câu 17. B |
Câu 18. B |
Câu 19. C |
Câu 20. C |
Câu 21. D |
Câu 22. C |
Câu 23. B |
Câu 24. A |
Câu 25. D |
Câu 26. B |
Câu 27. D |
Câu 28. D |
Câu 29. D |
Câu 30. C |
II. Phần tự luận
Bài 1. Thực hiện phép tính:
a) \(\frac{8}{5} - \frac{7}{5}\).
b) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2} + 3\).
c) \(\frac{2}{3}.\frac{7}{5} + \frac{2}{3}.\frac{{ - 2}}{5}\).
d) \(\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{3}{5} + \frac{{ - 9}}{{11}} + 2022 + \frac{2}{5}\).
e) \(\frac{{ - 7}}{9}.\frac{3}{{11}} + \frac{{ - 7}}{9}.\frac{8}{{11}} + \frac{{16}}{9}\).
f) \(\frac{2}{5}\,\, - \,30\% \,\, + \,\,0,\,6\).
Phương pháp
Áp dụng các quy tắc tính với phân số, số thập phân, phần trăm.
Lời giải
a) \(\frac{8}{5} - \frac{7}{5} = \frac{{8 - 7}}{5} = \frac{1}{5}\).
b) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2} + 3 = \frac{{5 - 3}}{2} + 3 = \frac{2}{2} + 3 = 1 + 3 = 4\).
c) \(\frac{2}{3}.\frac{7}{5} + \frac{2}{3}.\frac{{ - 2}}{5} = \frac{2}{3}\left( {\frac{7}{5} - \frac{2}{5}} \right) = \frac{2}{3}.\frac{5}{5} = \frac{2}{3}.1 = \frac{2}{3}\).
d) \(\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{3}{5} + \frac{{ - 9}}{{11}} + 2022 + \frac{2}{5} = \left( {\frac{{ - 2}}{{11}} + \frac{{ - 9}}{{11}}} \right) + \left( {\frac{3}{5} + \frac{2}{5}} \right) + 2022 = - 1 + 1 + 2022 = 2022\).
e) \(\frac{{ - 7}}{9}.\frac{3}{{11}} + \frac{{ - 7}}{9}.\frac{8}{{11}} + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9}.\left( {\frac{3}{{11}} + \frac{8}{{11}}} \right) + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9}.1 + \frac{{16}}{9} = \frac{{ - 7}}{9} + \frac{{16}}{9} = \frac{9}{9} = 1\).
f) \(\frac{2}{5}\,\, - \,30\% \,\, + \,\,0,\,6 = \frac{2}{5} - \frac{3}{{10}} + \frac{3}{5} = \left( {\frac{2}{5} + \frac{3}{5}} \right) - \frac{3}{{10}} = 1 - \frac{3}{{10}} = \frac{7}{{10}}\).
Bài 2. Tìm x, biết:
a) \(x - \frac{1}{3} = \frac{{ - 2}}{4}\)
b) \(\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{1}{5}\)
c) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2}(x - 1) = \frac{1}{3}\)
d) \(\frac{{13}}{5}x - \frac{1}{3} = \frac{3}{4}\)
e) \(3,4 - 3x = 5,8\)
f) \(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{8}{{x - 1}}\)
Phương pháp
Áp dụng các quy tắc tính với phân số và số thập phân, quy tắc chuyển vế để tìm x.
Lời giải
a) \(x - \frac{1}{3} = \frac{{ - 2}}{4}\)
\(\begin{array}{l}x = \frac{{ - 2}}{4} + \frac{1}{3}\\x = \frac{{ - 6}}{{12}} + \frac{4}{{12}}\\x = \frac{{ - 2}}{{12}} = \frac{{ - 1}}{6}\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{{ - 1}}{6}\)
b) \(\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 2}}{3} + \frac{1}{5}\)
\(\begin{array}{l}\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 10}}{{15}} + \frac{3}{{15}}\\\frac{x}{{15}} = \frac{{ - 7}}{{15}}\\x = - 7\end{array}\)
Vậy x = -7
c) \(\frac{5}{2} - \frac{3}{2}(x - 1) = \frac{1}{3}\)
\(\begin{array}{l}\frac{5}{2} - \frac{{3x}}{2} + \frac{3}{2} = \frac{1}{3}\\\left( {\frac{5}{2} + \frac{3}{2}} \right) - \frac{{3x}}{2} = \frac{1}{3}\\4 - \frac{{3x}}{2} = \frac{1}{3}\\\frac{{3x}}{2} = 4 - \frac{1}{3}\\\frac{{3x}}{2} = \frac{{11}}{3}\\3x.3 = 11.2\\9x = 22\\x = \frac{{22}}{9}\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{{22}}{9}\)
d) \(\frac{{13}}{5}x - \frac{1}{3} = \frac{3}{4}\)
\(\begin{array}{l}\frac{{13}}{5}x = \frac{3}{4} + \frac{1}{3}\\\frac{{13}}{5}x = \frac{9}{{12}} + \frac{4}{{12}}\\\frac{{13}}{5}x = \frac{{13}}{{12}}\\x = \frac{{13}}{{12}}:\frac{{13}}{5}\\x = \frac{{13}}{{12}}.\frac{5}{{13}}\\x = \frac{5}{{12}}\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{5}{{12}}\)
e) \(3,4 - 3x = 5,8\)
\(\begin{array}{l} - 3x = 5,8 - 3,4\\ - 3x = 2,4\\x = 2,4:\left( { - 3} \right)\\x = - 0,8\end{array}\)
f) \(\frac{{x - 1}}{2} = \frac{8}{{x - 1}}\)
\(\begin{array}{l}{\left( {x - 1} \right)^2} = 8.2\\{\left( {x - 1} \right)^2} = 16\end{array}\)
\(x - 1 = 4\) hoặc \(x - 1 = - 4\)
\(\begin{array}{l}x = 4 + 1\\x = 5\end{array}\) \(\begin{array}{l}x = - 4 + 1\\x = - 3\end{array}\)
Vậy \(x = 5\) hoặc \(x = - 3\)
Bài 3. Ba bác Đông, Nam, Bắc góp vốn đầu tư mua máy cày hết 24 triệu đồng. Sau khi góp số tiền của bác Đông, Nam lần lượt bằng \(\frac{1}{3}\) và \(25\% \) tổng số tiền thu được. Tính số tiền của mỗi người đã góp.
Phương pháp
Tìm \(\frac{m}{n}\) của a, ta tính \(a.\frac{m}{n}\).
Tìm \(m\% \) của a, ta tính \(a.\frac{m}{{100}}\).
Lời giải
Số tiền bác Đông góp là: \(24.\frac{1}{3} = 8\) (triệu đồng)
Số tiền bác Nam góp là: \(24.\frac{{25}}{{100}} = 6\) (triệu đồng)
Số tiền bác Bắc góp là: \(24 - 8 - 6 = 10\) (triệu đồng)
Vậy số tiền bác Đông, Nam, Bắc góp lần lượt là 8 triệu, 6 triệu, 10 triệu.
Bài 4. Lúc 6 giờ sáng thời tiết ở Đồng Văn (Hà Giang) là \( - 0,{8^{\,\,0}}C\), đến 11 giờ trưa nhiệt độ tăng lên được \(0,{5^{\,\,0}}C\) so với lúc 6 giờ sáng. Hỏi nhiệt độ ở Đồng Văn (Hà Giang) lúc 11 giờ trưa là bao nhiêu?
Phương pháp
Dựa vào quy tắc cộng số nguyên.
Lời giải
Nhiệt độ ở Đồng Văn (Hà Giang) lúc 11 giờ trưa là:
\( - 0,8 + 0,5 = - 0,3\left( {^0C} \right)\)
Vậy nhiệt độ ở Đồng Văn (Hà Giang) lúc 11 giờ trưa là \( - 0,{3^0}C\).
Bài 5. Bạn An đọc một quyển sách có 120 trang trong ba ngày thì xong. Ngày thứ nhất bạn An đọc được \(\frac{1}{3}\) tổng số trang và bằng \(\frac{2}{3}\) ngày thứ hai. Hỏi mỗi ngày bạn An đọc được bao nhiêu trang sách?
Phương pháp
Tìm \(\frac{m}{n}\) của a, ta tính \(a.\frac{m}{n}\).
Tìm a khi biết \(\frac{m}{n}\) của nó là b, ta tính \(a = b:\frac{m}{n}\).
Lời giải
Số trang sách mà bạn An đọc ngày thứ nhất là: \(120.\frac{1}{3} = 40\) (trang)
Số trang sách mà bạn An đọc ngày thứ hai là: \(40:\frac{2}{3} = 60\) (trang)
Số trang sách mà bạn An đọc ngày thứ ba là: \(120 - 40 - 60 = 20\) (trang)
Vậy số trang sách bạn An đọc trong ba ngày lần lượt là 40 trang, 60 trang, 20 trang.
Bài 6. Bác nông dân có một mảnh vườn hình chữ nhật. Bác dùng \(80\% \) diện tích mảnh vườn để trồng cây ăn quả. Biết diện tích trồng cây ăn quả là \(460\,{m^2}\). Hỏi diện tích mảnh vườn là bao nhiêu \({m^2}\)?
Phương pháp
Tìm a khi biết m% của nó là b, ta tính \(a = b:\frac{m}{{100}}\).
Lời giải
Diện tích mảnh vườn là: \(460:\frac{{80}}{{100}} = 575\left( {{m^2}} \right)\).
Bài 7. Làm tròn các số sau đến hàng phần trăm: \(12,057;\,\,40,1534\).
Phương pháp
Dựa vào quy tắc làm tròn số.
Lời giải
Số 12,057 làm tròn đến hàng phần trăm là 12,06.
Số 40,1534 làm tròn đến hàng phần trăm là 40,15.
Bài 8. Cho điểm A nằm giữa hai điểm O và B sao cho \(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}3{\rm{cm}};{\rm{ }}OB{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{cm}}.\)
a) Tính độ dài đoạn thẳng\(AB\)?
b) Điểm \(A\) có là trung điểm của đoạn thẳng \(OB\) không? Vì sao?
Phương pháp
a) Tính độ dài đoạn thẳng AB dựa vào OA và OB.
b) Kiểm tra xem OA và AB có bằng nhau hay không.
Lời giải
a) Vì điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên OA + AB = OB suy ra:
AB = OB – OA = 6 – 3 = 3(cm)
b) Vì điểm A nằm giữa hai điểm O và B, OA = AB = \(\frac{1}{2}\)OB (\(3 = \frac{1}{2}.6\)) nên A là trung điểm của OB.
Bài 9. Cho hai tia \({\rm{Ox}},{\rm{Oy}}\) đối nhau. Trên tia \({\rm{Ox}}\) lấy điểm \({\rm{A}}\) sao cho \({\rm{OA}} = 4\;{\rm{cm}}\). Trên tia \({\rm{Oy}}\) lấy điểm \({\rm{B}}\) sao cho \({\rm{OB}} = 2\;{\rm{cm}}\). Gọi \({\rm{C}}\) là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{OA}}\).
a) Tính độ dài đoạn thẳng \({\rm{AB}}\).
b) Điểm \({\rm{O}}\) có là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{BC}}\) không? Vì sao?
c) Vẽ tia \({\rm{Oz}}\) khác các tia \({\rm{Ox}},{\rm{Oy}}\). Viết tên các góc có trong hình vẽ.
Phương pháp
Vẽ hình theo hướng dẫn.
a) Xác định độ dài đoạn thẳng AB qua OA và OB.
b) Chứng minh OB = OC và O nằm giữa B và C nên O là trung điểm của BC.
c) Vẽ tia Oz và kể tên các góc trong hình.
Lời giải
Vẽ hình
a) Theo hình vẽ: \(AB = OA + OB = 4 + 2 = 6\;{\rm{cm}}\)
Vậy \(AB = 6\;{\rm{cm}}\)
b) Vì C là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{OA}}\) nên \(OC = \frac{{OA}}{2} = \frac{4}{2} = 2\;{\rm{cm}}\)
Suy ra \({\rm{OB}} = {\rm{OC}}\)
Lại có \({\rm{O}}\) nằm giữa \({\rm{B}}\) và \({\rm{C}}\)
Do đó O là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{BC}}\)
Vậy \({\rm{O}}\) là trung điểm của đoạn thẳng \({\rm{BC}}\).
c)
Các góc có trong hình vẽ là:
\(\widehat {{\rm{xOz}}};\widehat {{\rm{yOz}}};\widehat {{\rm{xOy}}},\widehat {xAy},\widehat {xCy},\widehat {xBy}\)
Bài 10. Hoan gieo một con xúc sắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được kết quả như sau:
Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:
a) Số chấm xuất hiện là số chẵn
b) Số chấm xuất hiện lớn hơn 2
Phương pháp
Xác định số tổng số lần sự kiện xảy ra.
Xác suất thực nghiệm của sự kiện bằng tỉ số giữa số lần sự kiện xảy ra và tổng số lần thực hiện.
Lời giải
a) Số lần số chấm xuất hiện là số chẵn là: 20 + 22 + 15 = 57 (lần).
Xác suất thực nghiệm của sự kiện số chấm xuất hiện là số chẵn là: \(\frac{{57}}{{100}}\).
b) Số lần số chấm xuất hiện lớn hơn 2 là: 18 + 22 + 10 + 15 = 65 (lần)
Xác suất thực nghiệm của sự kiện số chấm xuất hiện lớn hơn 2 là: \(\frac{{65}}{{100}} = \frac{{13}}{{20}}\).
Bài 11*. So sánh S với 2, biết \(S = \frac{1}{2} + \frac{2}{{{2^2}}} + \frac{3}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\).
Phương pháp
Nhân hai vế của S với 2 để rút gọn S.
Lời giải
\(S = \frac{1}{2} + \frac{2}{{{2^2}}} + \frac{3}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)
\(2S = 1 + \frac{2}{2} + \frac{3}{{{2^2}}} + \frac{4}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{{2023}}{{{2^{2022}}}}\)
\(2S - S = 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{1}{{{2^{2022}}}} - \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)
\(S = 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{1}{{{2^{2022}}}} - \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)
\(2S = 2 + 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + \ldots + \frac{1}{{{2^{2021}}}} - \frac{{2023}}{{{2^{2022}}}}\)
\(2S - S = 2 - \frac{{2024}}{{{2^{2022}}}} + \frac{{2023}}{{{2^{2023}}}}\)
\(S = 2 - \frac{{4048 - 2023}}{{{2^{2023}}}}\)
Vậy \(S < 2\).
Bài 12*. Cho S = \(\frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{4} + ... + \frac{1}{{48}} + \frac{1}{{49}} + \frac{1}{{50}}\) và P = \(\frac{1}{{49}} + \frac{2}{{48}} + \frac{3}{{47}} + ... + \frac{{48}}{2} + \frac{{49}}{1}\). Tính \(\frac{S}{P}\).
Phương pháp
Biểu diễn P theo S bằng cách phân tích số 49 thành tổng của 49 số 1 và nhóm vào các phân số còn lại.
Lời giải
Xét P, ta có:
\(\begin{array}{l}P = \frac{1}{{49}} + \frac{2}{{48}} + \frac{3}{{47}} + ... + \frac{{48}}{2} + \frac{{49}}{1}\\ = \frac{{49}}{1} + \frac{{48}}{2} + ... + \frac{3}{{47}} + \frac{2}{{48}} + \frac{1}{{49}}\\ = 49 + \frac{{48}}{2} + ... + \frac{3}{{47}} + \frac{2}{{48}} + \frac{1}{{49}}\\ = \left( {1 + \frac{{48}}{2}} \right) + ... + \left( {1 + \frac{3}{{47}}} \right) + \left( {1 + \frac{2}{{48}}} \right) + \left( {1 + \frac{1}{{49}}} \right) + 1\\ = \frac{{50}}{2} + ... + \frac{{50}}{{47}} + \frac{{50}}{{48}} + \frac{{50}}{{49}} + \frac{{50}}{{50}}\\ = 50\left( {\frac{1}{2} + ... + \frac{1}{{47}} + \frac{1}{{48}} + \frac{1}{{49}} + \frac{1}{{50}}} \right)\\ = 50.S\end{array}\)
Khi đó \(\frac{S}{P} = \frac{S}{{50S}} = \frac{1}{{50}}\)
Vậy \(\frac{S}{P} = \frac{1}{{50}}\)
- Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 1 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 2 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 3 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 4 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 2 Toán 6 - Đề số 5 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay