Cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì? Hãy phân tích nguyên nhân khách quan của nó?


- Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa + Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền

-      Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

+ Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình dể cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng. V.V., xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

-     Nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Phương pháp luận chung để phân tích:

Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời. Theo quy luật chung của sự phát triển trong xã hội, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi hỏi tiến hành một cuộc cách mạng xã hội để xoá bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát trỉển. C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội.

+ Vận dụng lý luận chung để phân tích nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất.,  nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là từ mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển xã hội hoá của lực lượng sản xuất ngày càng cao với tính chất, chiếm hữu tư nhận tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, trên lĩnh vực chính trị, mâu thuẫn trong phương thức sản xuất (nói trên) biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giai cấp giữa giai cấp công nhân làm thuê (đại biểu cho sự phát triển lực lượng sản xuất) với giai cấp tư sản (đại biểu cho tính chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất).

Thứ ba, với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản dưới hình thức chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc đã biến các dân tộc còn ở trình độ chậm phát, triến kinh tế trở thành thuộc địa, phụ thuộc của các nước tư bản. Chính điều đó đã tạo nên một biểu hiện của mâu thuẫn nữa dẫn tới cách mạng xã hội chủ nghĩa đó là mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.

Như vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có nguyên nhân sâu xa của nó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì thì nguyên nhân khách quan, sâu xa của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại và do đó cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, cách mạng xã hội chủ nghĩa có nổ ra hay không, khi nào và ở đâu thì còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, ý thức giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động....

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.9 trên 28 phiếu

>> Xem thêm