Trắc nghiệm Bài 51. Cơ quan phân tích thính giác - Sinh 8
Đề bài
Dựa vào cấu tạo, tai được chia thành mấy phần?
-
A.
1 phần
-
B.
2 phần
-
C.
3 phần
-
D.
4 phần
Cấu tạo ngoài của tai gồm:
-
A.
Vành tai,ống tai, vòi tai
-
B.
Ống tai vòi nhĩ, ốc tai
-
C.
Vành tai, ống tai, màng nhĩ
-
D.
Vành tai,chuỗi xương tai, ốc tai
Vành tai có vai trò gì trong việc thu nhận âm thanh?
-
A.
Hứng sóng âm
-
B.
Hướng sóng âm
-
C.
Khuếch đại âm thanh
-
D.
Che bụi cho tai
Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là
-
A.
màng cơ sở.
-
B.
màng tiền đình.
-
C.
màng nhĩ.
-
D.
màng cửa bầu dục.
Màng nhĩ có chức năng gì?
-
A.
Hứng sóng âm
-
B.
Hướng sóng âm
-
C.
Chặn sóng âm
-
D.
Khuếch đại sóng âm
Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
-
A.
Hứng sóng âm và hướng sóng âm
-
B.
Xử lí các kích thích về sóng âm
-
C.
Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
-
D.
Truyền sóng âm về não bộ
Ở tai giữa của chúng ta tồn tại mấy xương ?
-
A.
5
-
B.
4
-
C.
2
-
D.
3
Thứ tự sắp xếp từ ngoài vào trong của chuỗi xương tai như thế nào?
-
A.
Xương bàn đạp, xương đe, xương búa
-
B.
Xương bàn đạp, xương búa, xương đe
-
C.
Xương đe, xương búa, xương bàn đạp
-
D.
Xương búa, xương đe, xương bàn đạp
Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ ?
-
A.
Xương bàn đạp
-
B.
Xương đe
-
C.
Xương búa
-
D.
Xương đòn
Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào dưới đây ?
-
A.
Màng nhĩ
-
B.
Màng cửa bầu dục
-
C.
Màng tiền đình
-
D.
Ống bán khuyên
Cấu tạo nào của tai giúp đảm bảo áp suất hai bên màng nhĩ luôn được cân bằng?
-
A.
Nhờ tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ
-
B.
Nhờ xương búa được gắn với màng nhĩ
-
C.
Nhờ khoang giữa tai thông với hầu nhờ vòi nhĩ
-
D.
Nhờ màng cửa bầu dục giới hạn tai giữa và tai trong
Bộ phận nào dưới đây không nằm ở tai trong?
-
A.
Xương tai
-
B.
Ốc tai
-
C.
Ống bán khuyên
-
D.
Cơ quan Coocti
Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian ?
-
A.
Ốc tai và ống bán khuyên
-
B.
Bộ phận tiền đình và ốc tai
-
C.
Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên
-
D.
Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên
Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở
-
A.
màng bên.
-
B.
màng cơ sở.
-
C.
màng tiền đình.
-
D.
màng cửa bầu dục.
Chức năng của ốc tai là gì?
-
A.
Thu nhận các kích thích của sóng âm
-
B.
Khuếch đại sóng âm
-
C.
Dẫn truyền sóng âm
-
D.
Thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
Tai có chức năng
(1) Thu nhận âm thanh
(2) thu nhận hình ảnh
(3) thu nhận cảm giác thăng bằng
(4) tiếp nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
-
A.
1,2,3
-
B.
1,2,4
-
C.
1,3,4
-
D.
2,3,4
Điền vào chỗ trống các từ thích hợp: “Sóng âm vào tai làm rung ..(1).., truyền qua..(2).. vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên các ..(3)..của cơ quan Coocti nằm trên..(4)..ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hung phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.”
-
A.
(1) Màng nhĩ; (2) ống tai; (3) tế bào thụ cảm thính giác; (4) màng cơ sở
-
B.
(1) Màng nhĩ; (2) ống tai; (3) chuỗi xương tai; (4) màng cơ sở
-
C.
(1) Màng nhĩ; (2) chuỗi xương tai; (3) tế bào thụ cảm thính giác; (4) màng cơ sở
-
D.
(1) Màng nhĩ; (2) ống tai; (3) màng cơ sở; (4) tế bào thần kinh thị giác
Ráy tai là gì?
-
A.
Chất bẩn đọng ở ống tai
-
B.
Chất tiết do thành ống tai tiết ra
-
C.
Mồ hôi
-
D.
Dịch chảy từ trong tai ra
Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa?
-
A.
Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
-
B.
Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này
-
C.
Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
-
D.
Tất cả các phương án còn lại.
Hành động nào không nên làm để bảo vệ màng nhĩ?
-
A.
Tránh nơi có nhiều tiếng ồn thường xuyên
-
B.
Nghe nhạc thường xuyên với tai nghe mở to hết cỡ
-
C.
Lấy dáy tai bằng bông tăm mềm
-
D.
Đeo dụng cụ bịt tai chuyên dụng khi phải làm việc tại nơi có tiếng động mạnh
Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
-
A.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm thiếu nguy cơ viêm tai giữa.
-
B.
Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.
-
C.
Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách âm…).
-
D.
Tất cả các phương án còn lại.
Người ta thường làm gì để hạn chế bị “say” khi đi tàu xe?
-
A.
Đọc báo
-
B.
xem điện thoại
-
C.
Uống cà phê
-
D.
Nghe nhạc với âm thanh phù hợp
Lời giải và đáp án
Dựa vào cấu tạo, tai được chia thành mấy phần?
-
A.
1 phần
-
B.
2 phần
-
C.
3 phần
-
D.
4 phần
Đáp án : C
Dựa vào cấu tạo, tai được chia thành 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Cấu tạo ngoài của tai gồm:
-
A.
Vành tai,ống tai, vòi tai
-
B.
Ống tai vòi nhĩ, ốc tai
-
C.
Vành tai, ống tai, màng nhĩ
-
D.
Vành tai,chuỗi xương tai, ốc tai
Đáp án : C
Cấu tạo ngoài của tai gồm: Vành tai, ống tai, màng nhĩ.
Vành tai có vai trò gì trong việc thu nhận âm thanh?
-
A.
Hứng sóng âm
-
B.
Hướng sóng âm
-
C.
Khuếch đại âm thanh
-
D.
Che bụi cho tai
Đáp án : A
Vành tai có vai trò hứng sóng âm.
Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là
-
A.
màng cơ sở.
-
B.
màng tiền đình.
-
C.
màng nhĩ.
-
D.
màng cửa bầu dục.
Đáp án : C
Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ.
Màng nhĩ có chức năng gì?
-
A.
Hứng sóng âm
-
B.
Hướng sóng âm
-
C.
Chặn sóng âm
-
D.
Khuếch đại sóng âm
Đáp án : D
Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ, màng nhĩ có chức năng khuếch đại sóng âm.
Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
-
A.
Hứng sóng âm và hướng sóng âm
-
B.
Xử lí các kích thích về sóng âm
-
C.
Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
-
D.
Truyền sóng âm về não bộ
Đáp án : A
Tai ngoài có vai trò hứng sóng âm và hướng sóng âm vào tai.
Ở tai giữa của chúng ta tồn tại mấy xương ?
-
A.
5
-
B.
4
-
C.
2
-
D.
3
Đáp án : D
Ở tai giữa của chúng ta tồn tại 3 xương.
Thứ tự sắp xếp từ ngoài vào trong của chuỗi xương tai như thế nào?
-
A.
Xương bàn đạp, xương đe, xương búa
-
B.
Xương bàn đạp, xương búa, xương đe
-
C.
Xương đe, xương búa, xương bàn đạp
-
D.
Xương búa, xương đe, xương bàn đạp
Đáp án : D
Chuỗi xương tai theo thứ tự sắp xếp từ ngoài vào trong bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp.
Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ ?
-
A.
Xương bàn đạp
-
B.
Xương đe
-
C.
Xương búa
-
D.
Xương đòn
Đáp án : C
Xương búa được gắn vào màng nhĩ.
Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào dưới đây ?
-
A.
Màng nhĩ
-
B.
Màng cửa bầu dục
-
C.
Màng tiền đình
-
D.
Ống bán khuyên
Đáp án : B
Xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong gọi là màng cửa bầu dục.
Cấu tạo nào của tai giúp đảm bảo áp suất hai bên màng nhĩ luôn được cân bằng?
-
A.
Nhờ tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ
-
B.
Nhờ xương búa được gắn với màng nhĩ
-
C.
Nhờ khoang giữa tai thông với hầu nhờ vòi nhĩ
-
D.
Nhờ màng cửa bầu dục giới hạn tai giữa và tai trong
Đáp án : C
Khoang giữa tai thông với hầu nhờ vòi nhĩ giúp đảm bảo áp suất hai bên màng nhĩ luôn được cân bằng.
Bộ phận nào dưới đây không nằm ở tai trong?
-
A.
Xương tai
-
B.
Ốc tai
-
C.
Ống bán khuyên
-
D.
Cơ quan Coocti
Đáp án : A
Xương tai không nằm ở tai trong mà nằm ở tai giữa
Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian ?
-
A.
Ốc tai và ống bán khuyên
-
B.
Bộ phận tiền đình và ốc tai
-
C.
Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên
-
D.
Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên
Đáp án : C
Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : C
Mỗi bên tai người có 3 ống bán khuyên
Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở
-
A.
màng bên.
-
B.
màng cơ sở.
-
C.
màng tiền đình.
-
D.
màng cửa bầu dục.
Đáp án : B
Trên màng cơ sở có cơ quan coocti: chứa tế bào thụ cảm thính giác.
Chức năng của ốc tai là gì?
-
A.
Thu nhận các kích thích của sóng âm
-
B.
Khuếch đại sóng âm
-
C.
Dẫn truyền sóng âm
-
D.
Thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
Đáp án : A
Ốc tai có chức năng thu nhận các kích thích của sóng âm.
Tai có chức năng
(1) Thu nhận âm thanh
(2) thu nhận hình ảnh
(3) thu nhận cảm giác thăng bằng
(4) tiếp nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
-
A.
1,2,3
-
B.
1,2,4
-
C.
1,3,4
-
D.
2,3,4
Đáp án : C
Tai thuộc cơ quan phân tích thính giác
Tai không có chức năng thu nhận hình ảnh. Tai có chức năng
(1) Thu nhận âm thanh
(3) thu nhận cảm giác thăng bằng
(4) tiếp nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
Điền vào chỗ trống các từ thích hợp: “Sóng âm vào tai làm rung ..(1).., truyền qua..(2).. vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên các ..(3)..của cơ quan Coocti nằm trên..(4)..ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hung phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.”
-
A.
(1) Màng nhĩ; (2) ống tai; (3) tế bào thụ cảm thính giác; (4) màng cơ sở
-
B.
(1) Màng nhĩ; (2) ống tai; (3) chuỗi xương tai; (4) màng cơ sở
-
C.
(1) Màng nhĩ; (2) chuỗi xương tai; (3) tế bào thụ cảm thính giác; (4) màng cơ sở
-
D.
(1) Màng nhĩ; (2) ống tai; (3) màng cơ sở; (4) tế bào thần kinh thị giác
Đáp án : C
“Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên các tế bào thần kinh thính giác của cơ quan Coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hung phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.”
Ráy tai là gì?
-
A.
Chất bẩn đọng ở ống tai
-
B.
Chất tiết do thành ống tai tiết ra
-
C.
Mồ hôi
-
D.
Dịch chảy từ trong tai ra
Đáp án : B
Ráy tai do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra.
Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa?
-
A.
Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
-
B.
Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này
-
C.
Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
-
D.
Tất cả các phương án còn lại.
Đáp án : B
Trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa vì khi bị viêm họng, vi khuẩn có thể qua vòi nhĩ lên tai giữa dẫn tới viêm tai.
Vòi nhĩ ở trẻ em có dạng thẳng, ngắn, nằm ngang và hơi mở so với người trưởng thành. Do đó vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập từ mũi hầu vào tai giữa gây viêm nhiễm.
Hành động nào không nên làm để bảo vệ màng nhĩ?
-
A.
Tránh nơi có nhiều tiếng ồn thường xuyên
-
B.
Nghe nhạc thường xuyên với tai nghe mở to hết cỡ
-
C.
Lấy dáy tai bằng bông tăm mềm
-
D.
Đeo dụng cụ bịt tai chuyên dụng khi phải làm việc tại nơi có tiếng động mạnh
Đáp án : B
Tiếng ồn hoặc tác động mạnh thường xuyên ảnh hưởng tới thần kinh và làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ. Do đó không nên nghe nhạc thường xuyên với tai nghe mở loa quá to.
Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
-
A.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm thiếu nguy cơ viêm tai giữa.
-
B.
Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.
-
C.
Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách âm…).
-
D.
Tất cả các phương án còn lại.
Đáp án : D
Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý:
- Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.
- Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách âm…).
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm thiếu nguy cơ viêm tai giữa.
Người ta thường làm gì để hạn chế bị “say” khi đi tàu xe?
-
A.
Đọc báo
-
B.
xem điện thoại
-
C.
Uống cà phê
-
D.
Nghe nhạc với âm thanh phù hợp
Đáp án : D
Say tàu xe thường xảy ra khi tín hiệu truyền đến não bộ từ các giác quan không thống nhất với nhau. Chẳng hạn như khi bạn ngồi trên một chuyến tàu chạy thật êm và mắt không cảm nhận sự chuyển động, trong khi đó các hệ thống thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian (bộ phận tiền đình và ống bán khuyên ở tai trong) lại nhận thấy cơ thể đang di chuyển. Các tín hiệu mâu thuẫn này khiến não bị nhầm lẫn khi xử lý thông tin và gây ra một loạt các triệu chứng say xe: buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, ù tai,…
Một số người thường đeo tai nghe mở nhạc phù hợp để “đánh lạc hướng” bộ phận tiền đình và ống bán khuyên trong tai, đồng thời khiến tâm trạng vui vẻ giúp hạn chế say xe.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Sinh 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 53. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người Sinh 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 54. Vệ sinh hệ thần kinh Sinh 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 50. Vệ sinh mắt Sinh 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 49. Cơ quan phân tích thị giác Sinh 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 48. Hệ thần kinh sinh dưỡng Sinh 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 47. Đại não Sinh 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 46. Trụ não, tiểu não, não trung gian Sinh 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 45. Dây thần kinh tủy Sinh 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 43. Giới thiệu chung về hệ thần kinh Sinh 8 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 65. Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người - Sinh 8
- Trắc nghiệm Bài 64. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục - Sinh 8
- Trắc nghiệm Bài 63. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - Sinh 8
- Trắc nghiệm Bài 62. Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai - Sinh 8
- Trắc nghiệm Bài 61. Cơ quan sinh dục nữ - Sinh 8