Trắc nghiệm Bài 11. Tiến hoá của hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động - Sinh 8

Đề bài

Câu 1 :

Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

  • A.

    Số lượng xương ức

  • B.

    Hướng phát triển của lồng ngực

  • C.

    Sự phân chia các khoang thân

  • D.

    Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Câu 2 :

Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác?

  • A.

    Xương cột sống hình cung

  • B.

    Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên

  • C.

    Bàn chân phẳng

  • D.

    Xương đùi bé

Câu 3 :

Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xuơng thú thể hiện chủ yếu ở những điểm nào?

  • A.

    Sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới.

  • B.

    Cột sống và lồng ngực,

  • C.

    Hộp sọ và cách đính hộp sọ vào cột sống.

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Câu 4 :

Sinh học 8 Bài 11: Tiến hoá của hệ vận động và Vệ sinh hệ vận động

Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ?

  • A.

    Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động

  • B.

    Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não

  • C.

    Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não

  • D.

    Sống trên mặt đất và quá trình lao động

Câu 5 :

Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú ?

  • A.

    Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.

  • B.

    Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.

  • C.

    Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.

  • D.

    Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 6 :

Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

  • A.

    Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.

  • B.

    Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.

  • C.

    Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

  • D.

    Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 7 :

Đặc điểm cấu tạo các xương chi trên khớp động và linh hoạt, đặc biệt là các xương ngón tay để thích nghi với

  • A.
    Để chi trên cử động được theo nhiều hướng và bàn tay có thể cầm nắm, chế tạo công cụ lao động và thực hiện động tác lao động
  • B.
    Để định hướng trong lao động và phát triển nhận thức tốt hơn
  • C.
    Để chịu đựng trọng lượng của các nội quan và của cơ thể
  • D.
    Để dễ di chuyển và giảm bớt chấn động có thể gây ra tổn thương khi vận động.
Câu 8 :

Đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với động vật (ở lớp Thú) là gì?

  • A.

    Cơ mông ít phát triển.

  • B.

    Cơ bắp chân phát triển.

  • C.

    Cơ vận động ngón tay ít phát triển.

  • D.

    Tay có ít cơ phân hoá.

Câu 9 :

Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng

  • A.

    nuốt.

  • B.

    viết.

  • C.

    nói. 

  • D.

    nhai.

Câu 10 :

Bộ phận nào dưới đây của con người có sự phân hóa cơ rõ rệt hơn hẳn so với thú ?

1. Mặt

2. Bàn tay (tương ứng với bàn chân trước của thú)

3. Đùi

4. Thắt lưng

  • A.

    1, 2

  • B.

    1, 4

  • C.

    1, 2, 3, 4

  • D.

    2, 3, 4

Câu 11 :

Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?

  • A.

    Ngón út 

  • B.

    Ngón giữa

  • C.

    Ngón cái      

  • D.

    Ngón trỏ

Câu 12 :

Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào?

  • A.

    Ngồi học không đúng tư thế

  • B.

    Đi dày, guốc cao gót

  • C.

    Thức ăn thiếu canxi

  • D.

    Thức ăn thiếu vitamin A, C, D

Câu 13 :

Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì ?

  • A.

    Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo.

  • B.

    Mang vác về một bên liên tục.

  • C.

    Mang vác quá sức chịu đựng của cơ thể.

  • D.

    Cả A, B và c.

Câu 14 :

Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

  • A.

    Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống

  • B.

    Lao động vừa sức

  • C.

    Rèn luyện thân thể thường xuyên

  • D.

    Tất cả các phương án còn lại

Câu 15 :

Thiếu Vitamin D sẽ gây bệnh:

  • A.
    tê phù
  • B.
    thiếu máu
  • C.
    còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn
  • D.
    khô giác mạc ở mắt.
Câu 16 :

Khi sơ cứu cho người bị gãy xương cần chú ý

  • A.
    Cả 3 phương án dưới đây
  • B.
    Không được nắn bóp bừa bãi, dùng nẹp băng cố định chỗ gãy  
  • C.
    Chườm nước đá lạnh cho đỡ đau 
  • D.
    Rửa sạch vết thương, dùng băng buộc chặt chỗ gãy

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

  • A.

    Số lượng xương ức

  • B.

    Hướng phát triển của lồng ngực

  • C.

    Sự phân chia các khoang thân

  • D.

    Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở hướng phát triển của lồng ngực

Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú:

+ Hộp sọ phát triển

+ Cột sống cong ở 4 chỗ

+ Lồng ngực nở rộng sang 2 bên

+ Xương chậu mở, xương đùi lớn

+ Bàn chân hình vòm

+ Xương gót lớn, phát triển về phía sau

Câu 2 :

Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác?

  • A.

    Xương cột sống hình cung

  • B.

    Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên

  • C.

    Bàn chân phẳng

  • D.

    Xương đùi bé

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lồng ngực ở người phát triển rộng ra hai bên

Giải phẫu xương lồng ngực - Bluecare Blog

Câu 3 :

Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xuơng thú thể hiện chủ yếu ở những điểm nào?

  • A.

    Sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới.

  • B.

    Cột sống và lồng ngực,

  • C.

    Hộp sọ và cách đính hộp sọ vào cột sống.

  • D.

    Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xuơng thú thể hiện chủ yếu ở:

- Sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới.

- Cột sống và lồng ngực,

- Hộp sọ và cách đính hộp sọ vào cột sống.

Câu 4 :

Sinh học 8 Bài 11: Tiến hoá của hệ vận động và Vệ sinh hệ vận động

Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ?

  • A.

    Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động

  • B.

    Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não

  • C.

    Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não

  • D.

    Sống trên mặt đất và quá trình lao động

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân là tư thế đứng thẳng và quá trình lao động.

Câu 5 :

Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú ?

  • A.

    Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.

  • B.

    Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.

  • C.

    Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.

  • D.

    Tất cả các phương án đưa ra.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.

Câu 6 :

Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

  • A.

    Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.

  • B.

    Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.

  • C.

    Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

  • D.

    Tất cả các phương án đưa ra.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bàn chân hình vòm ở người giúp phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

Câu 7 :

Đặc điểm cấu tạo các xương chi trên khớp động và linh hoạt, đặc biệt là các xương ngón tay để thích nghi với

  • A.
    Để chi trên cử động được theo nhiều hướng và bàn tay có thể cầm nắm, chế tạo công cụ lao động và thực hiện động tác lao động
  • B.
    Để định hướng trong lao động và phát triển nhận thức tốt hơn
  • C.
    Để chịu đựng trọng lượng của các nội quan và của cơ thể
  • D.
    Để dễ di chuyển và giảm bớt chấn động có thể gây ra tổn thương khi vận động.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm cấu tạo các xương chi trên khớp động và linh hoạt, đặc biệt là các xương ngón tay để thích nghi với: cử động được theo nhiều hướng và bàn tay có thể cầm nắm, chế tạo công cụ lao động và thực hiện động tác lao động.

Câu 8 :

Đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với động vật (ở lớp Thú) là gì?

  • A.

    Cơ mông ít phát triển.

  • B.

    Cơ bắp chân phát triển.

  • C.

    Cơ vận động ngón tay ít phát triển.

  • D.

    Tay có ít cơ phân hoá.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cơ bắp chân người phát triển hơn so với thú, phục vụ cho tư thế đứng thẳng và di chuyển bằng hai chân.

Câu 9 :

Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng

  • A.

    nuốt.

  • B.

    viết.

  • C.

    nói. 

  • D.

    nhai.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng nói.

Câu 10 :

Bộ phận nào dưới đây của con người có sự phân hóa cơ rõ rệt hơn hẳn so với thú ?

1. Mặt

2. Bàn tay (tương ứng với bàn chân trước của thú)

3. Đùi

4. Thắt lưng

  • A.

    1, 2

  • B.

    1, 4

  • C.

    1, 2, 3, 4

  • D.

    2, 3, 4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mặt và bàn tay của con người có sự phân hóa cơ rõ rệt hơn hẳn so với thú.

Câu 11 :

Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?

  • A.

    Ngón út 

  • B.

    Ngón giữa

  • C.

    Ngón cái      

  • D.

    Ngón trỏ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong bàn tay người, ngón cái có khả năng cử động linh hoạt nhất

Câu 12 :

Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào?

  • A.

    Ngồi học không đúng tư thế

  • B.

    Đi dày, guốc cao gót

  • C.

    Thức ăn thiếu canxi

  • D.

    Thức ăn thiếu vitamin A, C, D

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tật cong vẹo cột sống chủ yếu do ngồi học không đúng tư thế.

Câu 13 :

Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì ?

  • A.

    Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo.

  • B.

    Mang vác về một bên liên tục.

  • C.

    Mang vác quá sức chịu đựng của cơ thể.

  • D.

    Cả A, B và c.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để chống vẹo cột sống, khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo.

Câu 14 :

Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

  • A.

    Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống

  • B.

    Lao động vừa sức

  • C.

    Rèn luyện thân thể thường xuyên

  • D.

    Tất cả các phương án còn lại

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống, lao động vừa sức, rèn luyện thân thể thường xuyên.

Câu 15 :

Thiếu Vitamin D sẽ gây bệnh:

  • A.
    tê phù
  • B.
    thiếu máu
  • C.
    còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn
  • D.
    khô giác mạc ở mắt.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thiếu Vitamin D sẽ gây bệnh còi xương trẻ và loãng xương ở người lớn vì vitamin D cần cho sự trao đổi canxi và phospho.

Câu 16 :

Khi sơ cứu cho người bị gãy xương cần chú ý

  • A.
    Cả 3 phương án dưới đây
  • B.
    Không được nắn bóp bừa bãi, dùng nẹp băng cố định chỗ gãy  
  • C.
    Chườm nước đá lạnh cho đỡ đau 
  • D.
    Rửa sạch vết thương, dùng băng buộc chặt chỗ gãy

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gãy xương có thể hở hoặc không hở vết thương, xương gãy thường nhọn có thể gây tổn thương các mô xung quanh.

Lời giải chi tiết :

Khi sơ cứu cho người bị gãy xương cần chú ý không được nắn bóp bừa bãi, dùng nẹp băng cố định chỗ gãy.