Trắc nghiệm Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo) - Sinh 12
Đề bài
Hai loài cá rất giống nhau cùng sống trong một hồ nước chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, một loài màu xám, mặc dù sống chung trong một khu vực nhưng chúng luôn chỉ giao phối với những cá thể cùng màu với mình. Người ta cho rằng hai loài này đã được tiến hóa từ một loài ban đầu theo cách...?
-
A.
Cách li tập tính
-
B.
Cách li sinh thái
-
C.
Cách li địa lí
-
D.
Lai xa và đa bội hóa
Hai loài khác nhau được hình thành từ một loài ban đầu bằng cách li tập tính sẽ có đặc điểm nào khác nhau?
-
A.
Tập tính
-
B.
Ổ sinh thái
-
C.
Hình thái
-
D.
Khu phân bố
Một loài có quần thể phân bố rải rác từ chân núi lên đỉnh núi, lâu dần đã hình thành nên hai loài khác nhau và cách li sinh sản với nhau. Hai loài này đã được hình thành bằng?
-
A.
Cách li tập tính
-
B.
Cách li sinh thái
-
C.
Cách li địa lí
-
D.
Lai xa và đa bội hóa
Cho các đặc điểm:
1. Diễn ra trong một thời gian dài.
2. Hình thành loài mới một cách nhanh chóng.
3. Trải qua các dạng trung gian chuyển tiếp.
4. Thường xảy ra ở các loài thực vật.
5. Có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên và các nhân tố tiến hóa khác.
Những đặc điểm về sự hình thành loài bằng cách li sinh thái là:
-
A.
(1), (3), (4).
-
B.
(1), (3), (5).
-
C.
(2), (3), (5).
-
D.
(2), (3), (4).
Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng
-
A.
Thực vật
-
B.
Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa
-
C.
Động vật
-
D.
Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển
Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở:
-
A.
Thực vật
-
B.
Động vật
-
C.
Động vật ít di động
-
D.
Động vật kí sinh
Tiến hành phép lai xa giữa hai loài thực vật họ hàng gần, bộ NST giống nhau về số lượng 2n = 18. Thỉnh thoảng thu được những con lai hữu thụ. Giải thích nào sau đây là hợp lý trong trường hợp này?
-
A.
Số lượng bộ NST của hai loài là giống nhau nên tổng hợp lại bộ NST chẵn, có thể phân chia trong giảm phân bình thường và tạo giao tử bình thường.
-
B.
Vì đây là hai loài họ hàng gần, cấu trúc của hầu hết NST có sự giống nhau nên hiện tượng tiếp hợp trao đổi đoạn vẫn có thể xảy ra và sự hình thành giao tử ở con lai xảy ra bình thường.
-
C.
Trong quá trình lai xa, rối loạn giảm phân dẫn tới hình thành các giao tử lưỡng bội. Sự kết hợp của các giao tử này tạo thành dạng song nhị bội có khả năng sinh sản bình thường.
-
D.
Cấu trúc và số lượng NST giống nhau sẽ dẫn đến khả năng giảm phân bình thường và sinh giao tử hữu thụ.
Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST nhỏ. Cơ chế nào đã dẫn đến sự hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52?
-
A.
Con đường lai xa và đa bội hoá.
-
B.
Con đường sinh thái.
-
C.
Con đường địa lí.
-
D.
Con đường cách li tập tính.
Lai cải bắp với cải củ, được con lai thường bất thụ. Theo lí thuyết, để tạo con lai hữu thụ thường dùng bao nhiêu biện pháp trong số những biện pháp sau:
(1) Tạo cây cải củ và cải bắp tứ bội (4n) bằng cônxisin, rồi cho chúng giao phấn với nhau.
(2) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn của loài cây này trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây, sau đó cho giao phấn với nhau.
(3) Xử lý trực tiếp hạt lai bất thụ với cônxisin để thu được hạt dị đa bội rồi cho nảy mầm thành cây.
(4) Nuôi cấy mô của cây lai bất thụ rồi xử lý 5BU để tạo cây dị đa bội phát triển thành cây.
Số phát biểu đúng là:
-
A.
3
-
B.
2
-
C.
1
-
D.
4
Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất:
-
A.
Lai xa và đa bội hóa
-
B.
Cách li địa lí
-
C.
Cách li tập tính
-
D.
Cách li sinh thái
Sự hình thành loài mới ở động vật rất ít thấy ở quá trình hình thành loài theo con đường:
-
A.
Địa lí
-
B.
Sinh thái
-
C.
Lai xa và đa bội hoá
-
D.
Tất cả đều đúng
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
-
B.
Quá trình hình thành loài mới thường gắn liền với sự hình thành quần thể thích nghi.
-
C.
Sự lai xa và đa bội hóa luôn dẫn tới sự hình thành loài mới.
-
D.
Sự cách li địa lí gắn liền với sự hình thành loài mới.
Một học sinh khi quan sát sơ đồ bên dưới đã rút ra một số nhận xét như sau :
1. Loài 2 không bị đột biến số lượng trong quá trình phát sinh các giao tử
2. Có thể đã xảy ra hai lần không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phát sinh giao tử
3. Cá thể 3 mang đặc điểm của cả hai loài 1 và 2 nhưng thường bất thụ
4. Cá thể 4 có khả năng sinh sản hữu tính bình thường và được xem là loài mới
5. Cá thể 4 có kiểu gen đồng hợp về tất cả cặp gen
Số nhận xét chính xác là:
-
A.
2
-
B.
4
-
C.
3
-
D.
5
Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành quần thể mới nhờ nhân tố tiến hóa. Hãy cho biết quần thể được khôi phục có bao nhiêu đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau đây?
(1) Gồm các cá thể cùng loài với quần thể ban đầu.
(2) Có tần số kiểu gen, tần số alen giống với quần thể ban đầu.
(3) Có độ đa dạng di truyền thấp hơn quần thể ban đầu.
(4) Có nhiều cá thể thích nghi hơn so với quần thể ban đầu.
-
A.
3
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
4
Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206
Các động vật khác loài, sống trong cùng 1 môi trường, có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau. Đây là biểu hiện của dạng cách li:
-
A.
cơ học.
-
B.
sau hợp tử.
-
C.
nơi ở.
-
D.
tập tính.
Lời giải và đáp án
Hai loài cá rất giống nhau cùng sống trong một hồ nước chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, một loài màu xám, mặc dù sống chung trong một khu vực nhưng chúng luôn chỉ giao phối với những cá thể cùng màu với mình. Người ta cho rằng hai loài này đã được tiến hóa từ một loài ban đầu theo cách...?
-
A.
Cách li tập tính
-
B.
Cách li sinh thái
-
C.
Cách li địa lí
-
D.
Lai xa và đa bội hóa
Đáp án : A
Đây là ví dụ về hình thành loài mới bằng cách li tập tính.
Hai loài khác nhau được hình thành từ một loài ban đầu bằng cách li tập tính sẽ có đặc điểm nào khác nhau?
-
A.
Tập tính
-
B.
Ổ sinh thái
-
C.
Hình thái
-
D.
Khu phân bố
Đáp án : A
Hai loài hình thành bằng cách li tập tính sẽ khác nhau về tập tính.
Một loài có quần thể phân bố rải rác từ chân núi lên đỉnh núi, lâu dần đã hình thành nên hai loài khác nhau và cách li sinh sản với nhau. Hai loài này đã được hình thành bằng?
-
A.
Cách li tập tính
-
B.
Cách li sinh thái
-
C.
Cách li địa lí
-
D.
Lai xa và đa bội hóa
Đáp án : B
Đây là ví dụ về hình thành loài mới bằng cách li sinh thái.
Cho các đặc điểm:
1. Diễn ra trong một thời gian dài.
2. Hình thành loài mới một cách nhanh chóng.
3. Trải qua các dạng trung gian chuyển tiếp.
4. Thường xảy ra ở các loài thực vật.
5. Có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên và các nhân tố tiến hóa khác.
Những đặc điểm về sự hình thành loài bằng cách li sinh thái là:
-
A.
(1), (3), (4).
-
B.
(1), (3), (5).
-
C.
(2), (3), (5).
-
D.
(2), (3), (4).
Đáp án : B
Các đặc điểm về sự hình thành loài bằng cách ly sinh thái là: (1),(3),(5)
Ý (2) sai vì hình thành loài một cách từ từ, ý (4) sai, vì thường xảy ra ở cả thực vật và động vật ít di chuyển
Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng
-
A.
Thực vật
-
B.
Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa
-
C.
Động vật
-
D.
Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển
Đáp án : D
Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển
Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở:
-
A.
Thực vật
-
B.
Động vật
-
C.
Động vật ít di động
-
D.
Động vật kí sinh
Đáp án : A
Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường thấy ở thực vật.
Vì ở thực vật có khả năng tự thụ phấn, sinh sản sinh dưỡng), ít xảy ra ờ động vật vì: hệ thần kinh của động vật phát triển, cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp, đa bội hóa thường gây nên rối loạn về giới tính.
Tiến hành phép lai xa giữa hai loài thực vật họ hàng gần, bộ NST giống nhau về số lượng 2n = 18. Thỉnh thoảng thu được những con lai hữu thụ. Giải thích nào sau đây là hợp lý trong trường hợp này?
-
A.
Số lượng bộ NST của hai loài là giống nhau nên tổng hợp lại bộ NST chẵn, có thể phân chia trong giảm phân bình thường và tạo giao tử bình thường.
-
B.
Vì đây là hai loài họ hàng gần, cấu trúc của hầu hết NST có sự giống nhau nên hiện tượng tiếp hợp trao đổi đoạn vẫn có thể xảy ra và sự hình thành giao tử ở con lai xảy ra bình thường.
-
C.
Trong quá trình lai xa, rối loạn giảm phân dẫn tới hình thành các giao tử lưỡng bội. Sự kết hợp của các giao tử này tạo thành dạng song nhị bội có khả năng sinh sản bình thường.
-
D.
Cấu trúc và số lượng NST giống nhau sẽ dẫn đến khả năng giảm phân bình thường và sinh giao tử hữu thụ.
Đáp án : C
Con lai giữa hai loài chỉ hữu thụ khi chúng có các cặp NST tương đồng để có thể giảm phân bình thường.
Giải thích hợp lý nhất là C
A chưa đúng ở chỗ bộ NST tổng hợp lại là bộ NST song dị bội mới có khả năng tạo giao tử bình thường còn giao tử của thể dị bội không có khả năng giảm phân
B sai, mặc dù cấu trúc NST của 2 loài có những nét tương đồng nhưng vẫn không thể nào mà xảy ra trao đổi chéo vì đây là bộ NST đơn bội của hai loài, không có cặp tương đồng nên không thể giảm phân hình thành các giao tử bình thường
D sai, đã là 2 loài thì trong cấu trúc NST sẽ có sự sai khác nhất định
Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST nhỏ. Cơ chế nào đã dẫn đến sự hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52?
-
A.
Con đường lai xa và đa bội hoá.
-
B.
Con đường sinh thái.
-
C.
Con đường địa lí.
-
D.
Con đường cách li tập tính.
Đáp án : A
Loài bống trồng ở Mĩ có bộ NST bằng bộ NST của 2 loài bông ở châu Âu và bông hoang dại ở Mĩ cộng lại.
Loài bông trồng ở Mĩ là loại bông song dị bội. Cơ chế để hình thành là con đường lai xa và đa bội hóa
Loài bông châu Âu : 2nA = 26
Loài bông hoang dại Mĩ : 2na = 26
Lai xa: 2nA × 2na
→ F1 : nA + na
Đa bội hóa → 2nA + 2na = 52
Lai cải bắp với cải củ, được con lai thường bất thụ. Theo lí thuyết, để tạo con lai hữu thụ thường dùng bao nhiêu biện pháp trong số những biện pháp sau:
(1) Tạo cây cải củ và cải bắp tứ bội (4n) bằng cônxisin, rồi cho chúng giao phấn với nhau.
(2) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn của loài cây này trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây, sau đó cho giao phấn với nhau.
(3) Xử lý trực tiếp hạt lai bất thụ với cônxisin để thu được hạt dị đa bội rồi cho nảy mầm thành cây.
(4) Nuôi cấy mô của cây lai bất thụ rồi xử lý 5BU để tạo cây dị đa bội phát triển thành cây.
Số phát biểu đúng là:
-
A.
3
-
B.
2
-
C.
1
-
D.
4
Đáp án : B
Con lai trong phép lai xa thường bất thụ vì mang bộ NST đơn bội của hai loài, để con lai này hữu thụ, cần làm cho chúng có bộ NST lưỡng bội, tứ bội...
Các phát biểu đúng là: (1) (3)
2 sai, nuôi cấy hạt phấn, noãn của 2 loài, cho phát triển thành cây sẽ là các cây lưỡng bội đồng hợp tất cả các gen: 2na và 2nb cho giao phấn với nhau vẫn tạo ra cây bất thụ na + nb
4 sai, 5BU là tác nhân làm thay thế cặp nu A-T băng G-X, không có tác dụng làm đa bội hóa cây
Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất:
-
A.
Lai xa và đa bội hóa
-
B.
Cách li địa lí
-
C.
Cách li tập tính
-
D.
Cách li sinh thái
Đáp án : A
Phương thức này có thể hình thành được loài mới trong vòng vài thế hệ, không trải qua các dạng trung gian.
Quá trình hình thành loài thông qua con đường cách li địa lý, cách li tập tính , cách li sinh thái thường trải qua nhiều giai đoạn trung gian nên xảy ra rất chậm
Quá trình hình thành loài theo con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh nhất vì nó trực tiếp làm biến đổi vật chất di truyền của cá thể một cách nhanh chóng
Sự hình thành loài mới ở động vật rất ít thấy ở quá trình hình thành loài theo con đường:
-
A.
Địa lí
-
B.
Sinh thái
-
C.
Lai xa và đa bội hoá
-
D.
Tất cả đều đúng
Đáp án : C
Động vật có bộ máy di truyền và các cơ chế sinh sản phức tạp, ít biến động. Sự thay đổi mạnh mẽ về di truyền có thể khiến động vật bị chết.
Ở động vật rất ít thấy lai xa và đa bội hóa
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?
-
A.
Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
-
B.
Quá trình hình thành loài mới thường gắn liền với sự hình thành quần thể thích nghi.
-
C.
Sự lai xa và đa bội hóa luôn dẫn tới sự hình thành loài mới.
-
D.
Sự cách li địa lí gắn liền với sự hình thành loài mới.
Đáp án : B
Hình thành loài là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc
A sai, sự hình thành loài mới cần có sự tham gia của các đột biến phát sinh
C sai, con lai trong phép lai xa và đa bội hóa, nêu như không có khả năng thích nghi và sinh sản ra các thế hệ sau thì không thể hình thành loài mới được
D sai, cách li địa lí chỉ là yếu tố thuận lợi cho việc hình thành loài mới, không phải 100% các quần thể bị cách li địa lý sẽ hình thành loài mới
Một học sinh khi quan sát sơ đồ bên dưới đã rút ra một số nhận xét như sau :
1. Loài 2 không bị đột biến số lượng trong quá trình phát sinh các giao tử
2. Có thể đã xảy ra hai lần không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phát sinh giao tử
3. Cá thể 3 mang đặc điểm của cả hai loài 1 và 2 nhưng thường bất thụ
4. Cá thể 4 có khả năng sinh sản hữu tính bình thường và được xem là loài mới
5. Cá thể 4 có kiểu gen đồng hợp về tất cả cặp gen
Số nhận xét chính xác là:
-
A.
2
-
B.
4
-
C.
3
-
D.
5
Đáp án : C
- Xác định bộ NST của các cá thể trong sơ đồ
- Xác định tính đúng sai của các nhận xét
Các nhận xét chính xác là : 1, 2, 3.
4 sai, do cá thể 4 mặc dù có khả năng sinh sản nhưng chưa được xem là loài mới, vì dù theo bất cứ con đường nào, loài luôn xuất hiện với ít nhất là 1 quần thể, một vài cá thể không thể được xem là loài mới.
5 sai, cá thể 4 không phải được tạo ra từ phương pháp lai xa và đa bội hóa → cá thể 4 không phải có kiểu gen đồng hợp.
Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành quần thể mới nhờ nhân tố tiến hóa. Hãy cho biết quần thể được khôi phục có bao nhiêu đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau đây?
(1) Gồm các cá thể cùng loài với quần thể ban đầu.
(2) Có tần số kiểu gen, tần số alen giống với quần thể ban đầu.
(3) Có độ đa dạng di truyền thấp hơn quần thể ban đầu.
(4) Có nhiều cá thể thích nghi hơn so với quần thể ban đầu.
-
A.
3
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
4
Đáp án : C
Quần thể mới được khôi phục từ một nhóm cá thể thuộc quần thể ban đầu trong điều kiện sống khó khăn.
Quần thể khôi phục có các đặc điểm đúng là (1), (3).
1 đúng, với sự tác động của yếu tố ngẫu nhiên chỉ mới tạo ra sự khác biệt về tần số alen nên đây vẫn là các cá thể cùng loài.
2 sai, quần thể mới có kiểu gen và tần số alen khác quần thể ban đầu do chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên.
3 đúng Do số lượng cá thể trong quần thể sống sót có số lượng rất ít → giao phối gần nên di truyền trong quần thể kém đa dạng hơn.
4 sai vì điều kiện sống đã biến đổi nên trong mỗi môi trường sống đều có sự tác động của CLTN để hình thành nên quần thể thích nghi tương ứng, không thể khẳng định quần thể được khôi phục có nhiều cá thể thích nghi hơn so với quần thể ban đầu.
Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206
Các động vật khác loài, sống trong cùng 1 môi trường, có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau. Đây là biểu hiện của dạng cách li:
-
A.
cơ học.
-
B.
sau hợp tử.
-
C.
nơi ở.
-
D.
tập tính.
Đáp án : A
Dựa vào lí thuyết về các cơ chế cách li 2 loài.
Các động vật khác loài, sống trong cùng 1 môi trường, có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau. Đây là biểu hiện của dạng cách li cơ học.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Tiến hóa lớn Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 6 - Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 29. Quá trình hình thành loài Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 28. Loài Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức lý thuyết về các nhân tố tiến hóa Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 25. Học thuyết tiến hoá của Lamac và học thuyết Đacuyn Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 24. Các bằng chứng tiến hóa Sinh 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Ôn tập chương 8, 9, 10 - Sinh thái học - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 46. Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển - Sinh 12
- Trắc nghiệm Bài 43. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái - Sinh 12